Nội dung chính
  • 1. Viêm Amidan mủ là gì? 
  • 2. Viêm Amidan mủ có nguy hiểm không?
  • 3. Viêm Amidan mủ có tự khỏi không? 
Nội dung chính
  • 1. Viêm Amidan mủ là gì? 
  • 2. Viêm Amidan mủ có nguy hiểm không?
  • 3. Viêm Amidan mủ có tự khỏi không? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan mủ là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng đau rát họng, xuất hiện mủ trắng, cổ ứ đờm,.... gây bất tiện trong việc ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt hằng ngày. Liệu các triệu chứng khó chịu trên có thể tự hết không? Viêm Amidan mủ có tự khỏi không? Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Viêm Amidan mủ là gì? 
  • 2. Viêm Amidan mủ có nguy hiểm không?
  • 3. Viêm Amidan mủ có tự khỏi không? 

1. Viêm Amidan mủ là gì? 

Viêm Amidan mủ là tình trạng xuất hiện các hốc mủ trắng bám ở Amidan. Đây chính là một dạng của viêm Amidan mãn tính. Trong sinh hoạt, cổ họng của bạn thường phải cọ xát với thức ăn, đặc biệt là đồ cay nóng. Lúc này, các vi khuẩn dễ dàng tích tụ và gây viêm tại đó. Bạch cầu nhận được tín hiệu viêm sẽ tụ lại để tiêu diệt vi khuẩn. Mủ trắng thực chất chính là xác bạch cầu đã tập trung để diệt viêm. 

 

Khi bị viêm Amidan, người bệnh sẽ thấy các biểu hiện như đau rát cổ họng, đặc biệt khi ăn uống. Cơ thể cũng theo đó mà mệt mỏi, có thể sốt. Đến giai đoạn mủ, những dấu hiệu bạn dễ nhận thấy là cổ ứ đờm, hơi thở hôi. Đặc biệt khi há miệng ra, bạn có thể thấy mủ trắng bám ở quanh Amidan. 

Mọi đối tượng để có khả năng bị viêm Amidan mủ. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ và thường xuyên mắc nhất. Nguyên do là trẻ có sức đề kháng kém, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.  

2. Viêm Amidan mủ có nguy hiểm không?

Trên thực tế, viêm Amidan mủ rất nguy hiểm. Nếu để lâu thì người bệnh rất có khả năng mắc các biến chứng như:

a. Biến chứng gần

Viêm Amidan có mủ rất có khả năng bội nhiễm thành áp xe Amidan khiến người bệnh không thể ăn uống, nói chuyện. Tình trạng sẽ trở nên cực kỳ nặng và có thể nguy hiểm nếu khối áp xe vỡ. 

Hơn nữa, Amidan là vùng nối thông với răng miệng, khí quản, thực quản và mũi của chúng ta. Sau tạo mủ, tình trạng viêm tại Amidan rất có thể lan ra các vùng xung quanh. Các bệnh có khả năng mắc phải như viêm chân răng, viêm xoang, viêm họng,.... 

b. Biến chứng xa

Không chỉ lan ra các vùng lân cận mà viêm Amidan mủ còn có thể ảnh hưởng đến toàn thân. Viêm Amidan sưng quá to sẽ chèn đường thở và cản trở hô hấp, thậm chí là nhiễm khuẩn vào máu. Từ đó sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xấu như viêm cầu thận, suy tim, suy thận,... Đây đều là những biến chứng nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân. Mọi người không nên chủ quan với viêm Amidan, đặc biệt khi bệnh đã đến giai đoạn mưng mủ. 

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3. Viêm Amidan mủ có tự khỏi không? 

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không? Câu trả lời là: Không. Với những biến chứng đã được liệt kê ở trên thì viêm Amidan có mủ không thể tự khỏi. Chúng ta cần sớm chữa trị trước khi bệnh kịp gây ra những hậu quả khôn lường. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm Amidan mủ phổ biến hiện nay:

a. Áp dụng phương pháp dân gian

Các bài thuốc dân gian đều khá dễ tìm và dễ thực hiện. Một số bài thuốc có thể áp dụng như:

Nước muối: Muối là chất có khả năng kháng khuẩn tốt, giúp làm sạch khoang miệng và cổ họng. Sử dụng nước muối hằng ngày có thể hỗ trợ điều trị viêm mủ tại Amidan.

Đường phèn kết hợp húng chanh: Đây là bộ đôi vàng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Để trị viêm Amidan mủ, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh, rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho chung với đường phèn, đun cách thủy 20 phút. Hãy chắt lấy nước uống và dùng đều đặn từ 5-7 ngày. Bạn sẽ thấy các triệu chứng đau rát, sưng mủ giảm dần. 

Phương pháp dân gian gần gũi, thông dụng là thế nhưng vẫn có những ưu - nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Lành tính, dễ kiếm, dễ thực hiện.

  • Nhược điểm: Không thể trị bệnh dứt điểm mà chỉ làm giảm triệu chứng của bệnh. 

b. Sử dụng thuốc Tây y

Để điều trị viêm Amidan mủ bằng thuốc, bạn sẽ dùng chủ yếu là những nhóm thuốc sau: 

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định hàng đầu để trị viêm do thuốc có công dụng chính là diệt khuẩn.

  • Thuốc giảm đau, giảm viêm: Nhóm thuốc này giúp bạn xoa dịu, giảm bớt các triệu chứng do viêm mủ tại Amidan gây ra. 

Bạn không nên tự ý mua thuốc mà nên đến bệnh viện để được khám bệnh và kê đơn thuốc. Tuy đây là cách chữa trị cực kỳ phổ biến hiện nay nhưng nó vẫn có những ưu - nhược điểm riêng:

  • Ưu điểm: Giúp bạn cải thiện tình trạng một cách nhanh chóng. Hơn nữa, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh. 

  • Nhược điểm: Thuốc có nhiều tác dụng phụ, nếu dùng không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. 

c. Áp dụng phương pháp ngoại khoa

Ngoài điều trị nội khoa, rất nhiều bệnh nhân viêm Amidan mủ đã chọn phương pháp ngoại khoa bằng cách phẫu thuật cắt Amidan. Tuy nhiên, mỗi bộ phận trên cơ thể đều có những chức năng riêng nên chuyên gia khuyên người bệnh không nên cắt Amidan. Việc cắt Amidan có thể gây ra nhiều biến chứng. Người bệnh nên nghe tư vấn của bác sĩ và cân nhắc kỹ trước khi quyết định làm phẫu thuật. 

Những đối tượng thực sự cần cắt Amidan là: 

  • Những người viêm nhiễm quá nặng, áp xe, điều trị Nội nhiều ngày vẫn không khỏi. 

  • Bệnh nhân thấy khó thở, có nguy cơ biến chứng suy tim, viêm cầu thận,... 

Những đối tượng viêm Amidan mủ không được cắt Amidan như:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

  • Người bị bệnh đông máu.

 

 

Phương pháp cắt Amidan bị viêm mủ có những ưu -  nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, hồi phục nhanh, không gây đau.

  • Nhược điểm: Chi phí điều trị cao. Đồng thời, bệnh nhân có khả năng bị biến chứng sau mổ: nhiễm trùng vết thương, mất giọng,....

Bệnh viêm Amidan mủ không thể tự khỏi. Bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, trước khi để tình trạng trở nên nghiêm trọng, bạn nên trang bị những kiến thức để phòng bệnh thật tốt. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm các thông tin về viêm Amidan, các cách phòng tránh và liên hệ đặt lịch với bác sĩ tốt nhất. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 


 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 02/06/2021 - Cập nhật 10/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan mủ là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng đau rát họng, xuất hiện mủ trắng, cổ ứ...

02/06/2021

2517 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm amidan mãn tính và những điều bạn cần biết

Viêm amidan mãn tính và những điều bạn cần biết

Viêm amidan được chia thành viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính. Khác với viêm amidan cấp có thể điều trị nội khoa khỏi bằng kháng sinh, viêm amidan mãn...

02/06/2021

2511 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm amidan hốc mủ 1 bên là một căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Amidan có thể sưng bên phải hoặc bên trái. Bệnh nếu không được điều...

02/06/2021

9956 Lượt xem

6 Phút đọc

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Viêm amidan là một bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng thường xuyên mắc bệnh nhất. Có rất nhiều yếu tố thuận lợi...

01/06/2021

2022 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG