Nội dung chính
  • 1) Sơ lược giải phẫu amidan
  • 2) Vì sao lại viêm amidan?
  • 3) Vì sao trẻ hay bị viêm amidan?
  • 4) Khi trẻ thường xuyên bị viêm amidan cần làm gì?
Nội dung chính
  • 1) Sơ lược giải phẫu amidan
  • 2) Vì sao lại viêm amidan?
  • 3) Vì sao trẻ hay bị viêm amidan?
  • 4) Khi trẻ thường xuyên bị viêm amidan cần làm gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Viêm amidan là một bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng thường xuyên mắc bệnh nhất. Có rất nhiều yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ dàng mắc phải căn bệnh này. Nếu không tìm ra và điều trị dứt điểm hoặc tìm cách phòng tránh thì bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu lý do vì sao tình trạng trẻ bị viêm amidan lại thường gặp đến thế qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1) Sơ lược giải phẫu amidan
  • 2) Vì sao lại viêm amidan?
  • 3) Vì sao trẻ hay bị viêm amidan?
  • 4) Khi trẻ thường xuyên bị viêm amidan cần làm gì?

 

1) Sơ lược giải phẫu amidan

Amidan là một hệ thống các hạch bạch huyết nằm ở vùng họng. Nó nằm ở bên dưới lớp niêm mạc biểu mô hô hấp vùng họng mũi và họng miệng, có chức năng ngăn cản các tác nhân gây hại đi qua con đường này. Các hạch bạch huyết tập trung thành một vòng tròn ở mặt trước họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer. Vòng bạch huyết Waldeyer gồm có:

- Amidan vòm (hay còn gọi là VA): Nằm ở thành sau trên của vòm họng.

- Amidan vòi: Ở quanh lỗ vòi Eustache.

- Amidan khẩu cái: Nằm ở thành bên của họng miệng, còn gọi tắt là amidan.

- Amidan đáy lưỡi: Ở 1/3 sau của lưỡi, thuộc vùng họng miệng.

Khi có tác nhân nhiễm khuẩn xâm nhập vào, amidan sẽ bảo vệ cơ thể thông qua hệ thống miễn dịch tại chỗ. Nó tạo ra miễn dịch tế bào nhờ các lympho T và miễn dịch dịch thể nhờ các lympho B. Mặc dù định nghĩa amidan bao gồm nhiều hạch bạch huyết khác nhau nhưng trên thực tế, amidan là từ gọi tắt khi người ta muốn đề cập đến amidan khẩu cái. Nếu amidan khẩu cái của trẻ bị viêm nhiễm, người ta nói trẻ bị viêm amidan.

2) Vì sao lại viêm amidan?

Khi trẻ lọt lòng, miễn dịch của trẻ chỉ có được từ mẹ qua nhau thai. Miễn dịch này sẽ giảm dần rồi mất hẳn sau 6 tháng tuổi. Nhờ vào quá trình tiếp xúc với các kháng nguyên bên ngoài môi trường, trẻ mới phát triển về hệ thống đề kháng miễn dịch. Vòng Waldeyer của họng là một trong những nơi tiếp xúc với kháng nguyên bên ngoài nhiều nhất.

Sự tấn công của các kháng nguyên mới như virus, vi khuẩn làm gia tăng thể tích các cơ quan bạch huyết. Hiện tượng viêm và nhiễm trùng gần như là bắt buộc trong quá trình đạt đến sự trưởng thành miễn dịch ở trẻ em. Chính vì thế, viêm amidan không biến chứng là một quá trình có lợi cho cơ thể. Chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng. Khi số lượng vi khuẩn hoặc virus xâm nhập quá nhiều khiến amidan không thể chống cự được, trẻ bị viêm amidan.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3) Vì sao trẻ hay bị viêm amidan?

Trẻ em chính là đối tượng thường xuyên bị viêm amidan nhất. Vậy lý do nào khiến trẻ dễ dàng mắc phải tình trạng này hơn so với người lớn? Theo nghiên cứu, người ta đã chỉ ra một số nguyên do sau:

a. Thời kỳ thiếu hụt miễn dịch của trẻ

Như đã đề cập, miễn dịch dịch thể mà trẻ hấp thu từ mẹ sẽ giảm dần và biến mất sau 6 tháng tuổi. Từ tháng thứ 6 trở đi, khi tiếp xúc với các kháng nguyên bên ngoài, cơ thể trẻ sẽ sản xuất các globulin miễn dịch như IgM, IgG để tự tạo thành hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Tỷ lệ các chất này sẽ đạt đến giá trị bình thường ở 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, phải đến 9 tuổi thì trẻ mới có được sự trưởng thành miễn dịch như người lớn. Do đó, trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ có nhiều đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là bị viêm amidan. Sự viêm nhiễm sẽ xuất hiện đặc biệt nhiều trong giai đoạn từ 6 – 18 tháng tuổi. Đây còn gọi là thời kỳ thiếu hụt miễn dịch sinh lý ở trẻ.

b. Tạng bạch huyết

Ở một số trẻ, tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Vì thế, chúng có nhiều hạch ở cổ và ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bị viêm amidan.

c. Cấu trúc và vị trí của amidan

Cấu trúc của amidan có nhiều khe, hốc, đây là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng cư trú và phát triển. Hơn nữa, amidan còn nằm ngay ở ngã tư đường ăn – đường thở, là "cửa ngõ" cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào. Chính vì thế, số lượng vi khuẩn và virus nó tiếp xúc cực kỳ lớn, dễ dàng bị viêm.

d. Nhiễm khuẩn từ cơ quan lân cận

Viêm amidan không chỉ là khi vi khuẩn tấn công trực tiếp vào amidan mà còn có thể do bị lây nhiễm từ những nhiễm khuẩn đường hô hấp trên khác như viêm họng, cúm, sởi,… Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, vì thế dễ dàng mắc các bệnh lý trên.

e. Vệ sinh răng miệng kém

Ở lứa tuổi nhỏ, ý thức vệ sinh răng miệng của một số trẻ vẫn còn chưa tốt. Cùng với đó là sự "hảo" đồ ngọt và ăn vặt. Điều này tạo điều kiện cho một số lượng lớn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Nếu ba mẹ lơ là, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sẽ rất dễ khiến trẻ bị viêm amidan.

f. Không điều trị triệt để

Đây là một lí do ba mẹ thường mắc phải nhưng lại không mấy người hay biết. Đặc biệt là trong trường hợp trẻ bị viêm amidan do liên cầu beta tan máu nhóm A. Nhóm vi khuẩn này đáp ứng với rất nhiều loại kháng sinh và không khó để điều trị. 

Tuy nhiên, nó có một đặc điểm là các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau 2 – 3 ngày. Nhưng để diệt hết được vi khuẩn lại cần phải điều trị kháng sinh kéo dài tận 7 – 10 ngày. Trên thực tế hay gặp tình huống ba mẹ cho con ngừng thuốc khi nghĩ rằng con mình đã khỏi bệnh.

4) Khi trẻ thường xuyên bị viêm amidan cần làm gì?

Khi trẻ thường xuyên bị viêm amidan cần làm gì?

Trẻ thường xuyên bị viêm amidan, ba mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ. Mặc dù viêm amidan cấp ít nguy hiểm nhưng cũng có thể tình trạng của trẻ thuộc về viêm amidan mãn tính nặng nề hơn. Cần đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được các bác sĩ thăm khám toàn diện. Sau khi chẩn đoán xác định và định hướng được nguyên nhân, họ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho con của bạn.

Viêm amidan ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân. Có những điều không thay đổi được như sự hoàn thiện miễn dịch, cơ địa miễn dịch, hoặc cấu trúc amidan. Tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác ta có thể tác động để giảm nguy cơ bị viêm amidan cho trẻ:

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh cho trẻ ngay từ nhỏ.

- Giữ ấm cho trẻ. tránh để trẻ bị cảm lạnh, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa.

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế khói bụi và thuốc lá.

- Điều trị đủ liệu trình cho trẻ khi trẻ bị viêm amidan cấp để tránh tái phát nhiều lần về sau.

- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao.

Qua bài viết trên, mong rằng IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp được cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về viêm amidan ở trẻ. Đồng thời, IVIE - Bác sĩ ơi hy vọng giúp bạn hiểu thêm những nguyên khiến trẻ hay bị viêm amidan. Từ đó có những biện pháp thích hợp để hạn chế tình trạng này cho trẻ. Nếu cần từ vấn gì về viêm amidan ở trẻ, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan mủ là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng đau rát họng, xuất hiện mủ trắng, cổ ứ...

02/06/2021

2513 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm amidan hốc mủ 1 bên là một căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Amidan có thể sưng bên phải hoặc bên trái. Bệnh nếu không được điều...

02/06/2021

9939 Lượt xem

6 Phút đọc

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Viêm amidan là một bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng thường xuyên mắc bệnh nhất. Có rất nhiều yếu tố thuận lợi...

01/06/2021

2017 Lượt xem

6 Phút đọc

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng điển hình khi người bệnh bị sỏi amidan. Hôi miệng đem lại rất nhiều phiền toái và làm giảm phong độ, phong thái tự tin ...

31/05/2021

3069 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG