Nội dung chính
  • 1.Viêm amidan hốc mủ 1 bên là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên
  • 3. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ 1 bên
  • 4. Những biến chứng có thể gặp phải
  • 5. Cách điều trị viêm amidan hốc mủ 1 bên
Nội dung chính
  • 1.Viêm amidan hốc mủ 1 bên là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên
  • 3. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ 1 bên
  • 4. Những biến chứng có thể gặp phải
  • 5. Cách điều trị viêm amidan hốc mủ 1 bên
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ 1 bên là một căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Amidan có thể sưng bên phải hoặc bên trái. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thậm chí tới tính mạng người bệnh. Do đó khi có bất kỳ biểu hiện của bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên hãy tới ngay các cơ sở y tế uy tín để hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị của bệnh.
Nội dung chính
  • 1.Viêm amidan hốc mủ 1 bên là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên
  • 3. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ 1 bên
  • 4. Những biến chứng có thể gặp phải
  • 5. Cách điều trị viêm amidan hốc mủ 1 bên

1.Viêm amidan hốc mủ 1 bên là bệnh gì?

Amidan là những tế bào lympho sản sinh kháng thể IgG cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể. có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra amidan còn có vị trí nằm ở ngã tư khí quản và thực quản do đó thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, bụi bẩn. Do có cấu tạo hốc nên bụi bẩn và thức ăn dễ bám và đọng lại trong những hốc này. Tại đây vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển, lâu ngày gây ra tình trạng viêm nhiễm và hình thành nên các khối mủ. 

Thông thường tình trạng viêm amidan sẽ xảy ra ở cả hai bên, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gặp viêm amidan hốc mủ 1 bên có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên

Bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên là một bệnh lý phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong số những nguyên nhân khiều người gặp phải có thể kể đến như:

a. Do vi khuẩn, virus tấn công

Nguyên nhân số 1 gây nên bệnh viêm amidan 1 bên, có thể nhắc tới là sự tác động của vi khuẩn và virus. Vi khuẩn được hình thành trong vòm họng do thức ăn còn tồn đọng, sau khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn mà vùng tai mũi họng không được vệ sinh đúng cách. Chính những nguyên nhân này đã tạo môi trường thúc đẩy vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây ra hiện tượng sưng, đau rát vùng amidan.

b. Thay đổi thời tiết

Khi thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích nghi kịp sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mỗi người. Hệ quả làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên.c. Các bệnh về tai mũi họng

c. Các bệnh về tai mũi họng

Tai, mũi, họng là những cơ quan quan trọng của cơ thể con người thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Khi bộ phận này có sự hiện diện của vi khuẩn, virus sẽ gây viêm nhiễm thì kéo theo tổ chức vùng họng sẽ bị viêm. Vùng họng bị viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên.

d. Lối sống không lành mạnh

Một số thói quen sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, ăn uống không khoa học, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,… hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào các tổ chức amidan. Về lâu dài các vi khuẩn này phát triển mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ 1 bên

Dấu hiệu nhận biết của bệnh còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Do đó mỗi người sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Đau rát vùng cổ họng: Khi vi khuẩn trú ngụ trong cổ họng gây cảm giác ngứa ngáy, khi nuốt nước bọt sẽ có cảm giác đau rát. Lúc này để bớt cảm thấy khó chịu người bệnh thường hay khạc nhổ. Tuy nhiên càng khạc nhổ thì sẽ càng khiến amidan bị tổn thương hơn.

Xuất hiện ổ mủ: Amidan bị viêm nhiễm lâu ngày hình thành nên các ổ mủ giống bã đậu. Ban đầu các ổ mủ có màu trắng sau đó chuyển sang màu xanh và kèm theo mùi hôi, hơi thở có mùi khó chịu.

Có đờm: khi viêm amidan hốc mủ 1 bên trong cổ họng luôn có dịch đờm. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hay khạc nhổ để dịch đờm ra ngoài.

Sốt, cơ thể mệt mỏi: viêm amidan khiến cơ thể mệt mỏi, gặp khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn. Thậm chí sốt cao lên tới 40 độ C.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

4. Những biến chứng có thể gặp phải

Nhiều người chủ quan cho rằng bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên sẽ tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên trên thực tế nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng tại chỗ: khi amidan bị viêm nhiễm sưng to khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhai và nuốt, kể cả nuốt nước bọt. Sau khoảng 4 – 7 ngày tình trạng viêm nhiễm lan rộng và bắt đầu xuất hiện thêm các ổ mủ. Lúc này người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau họng, giọng nói bị thay đổi hoặc mất giọng.

Biến chứng lan ra các vùng xung quanh: tình trạng viêm có thể lan rộng ra các vùng lân cận như tai, mũi,… Từ đó ảnh hưởng tới hệ hô hấp, dẫn tới một số bệnh lý liên quan như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản,…

Biến chứng toàn thân: trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng người viêm amidan hốc mủ 1 bên có thể bị phù tay chân, mặt. Nghiêm trọng hơn có thể gặp một số biến chứng như viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim,… Khi amidan sưng to gây chèn ép vào hệ hô hấp, áp lực lên phổi người bệnh sẽ cảm thấy khó thở hoặc ngưng thở tạm thời vô cùng nguy hiểm.

5. Cách điều trị viêm amidan hốc mủ 1 bên

Để tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạn cần phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ của bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị dưới đây:

a. Phương pháp dân gian

Súc miệng bằng nước muối: nước muối có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn hiệu quả. Người viêm amidan hốc mủ 1 bên nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày để diệt các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm tình trạng viêm, sưng, hôi miệng.

Mật ong kết hợp gừng: mật ong được biết đến với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Gừng tươi là thành phần phổ biến có trong các bài thuốc chữa các bệnh về đường hô hấp. Do đó nhiều người thường chưng cách thủy mật ong với vài lát gừng thái mỏng để uống. Mỗi người uống từ 2– 3 lần để giảm bớt tình trạng viêm, sưng tấy.

b. Sử dụng thuốc

Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh bằng cách ức chế quá trình phát triển, gây bệnh của chúng.

Thuốc giảm viêm: thuốc giảm viêm có tác dụng giảm tình trạng viêm, sưng amidan. Đồng thời còn làm dịu cơn đau rát ở vùng họng.

Lưu ý: người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào người bệnh nên gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng.

c. Cắt amidan

Trong trường hợp người bệnh đã sử dụng thuốc để điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm thì có thể xem xét đến việc có nên cắt amidan hay không. Phương pháp này chỉ được tiến hành cho những trường hợp bệnh nhân viêm amidan hốc mủ 1 bên tái lại nhiều lần, người bệnh có nguy cơ xảy ra các biến chứng: suy tim, viêm cầu thận,… 

Việc cắt bỏ amidan là việc quan trọng vì có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những rủi ro như dễ bị viêm nhiễm, cơ thể suy yếu,… Do vậy trước khi cắt amidan cần gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Viêm amidan hốc mủ 1 bên có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó khi phát hiện có những dấu hiệu của bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hỗ trợ giảm bớt tình trạng viêm nhiễm amidan hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm amidan hốc mủ 1 bên hãy nhấc máy và liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 02/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan mủ là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng đau rát họng, xuất hiện mủ trắng, cổ ứ...

02/06/2021

2517 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm amidan mãn tính và những điều bạn cần biết

Viêm amidan mãn tính và những điều bạn cần biết

Viêm amidan được chia thành viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính. Khác với viêm amidan cấp có thể điều trị nội khoa khỏi bằng kháng sinh, viêm amidan mãn...

02/06/2021

2511 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm amidan hốc mủ 1 bên là một căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Amidan có thể sưng bên phải hoặc bên trái. Bệnh nếu không được điều...

02/06/2021

9955 Lượt xem

6 Phút đọc

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Viêm amidan là một bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng thường xuyên mắc bệnh nhất. Có rất nhiều yếu tố thuận lợi...

01/06/2021

2022 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG