Nội dung chính
  • 1. Viêm amidan mãn tính là gì?
  • 2. Các thể của viêm amidan mạn tính
  • 3. Những đối tượng nào thường bị viêm amidan mãn tính?
  • 4. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính
Nội dung chính
  • 1. Viêm amidan mãn tính là gì?
  • 2. Các thể của viêm amidan mạn tính
  • 3. Những đối tượng nào thường bị viêm amidan mãn tính?
  • 4. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm amidan mãn tính và những điều bạn cần biết

Viêm amidan được chia thành viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính. Khác với viêm amidan cấp có thể điều trị nội khoa khỏi bằng kháng sinh, viêm amidan mãn tính lại là lý do thường gặp nhất để cắt amidan ở người lớn. Vì thế, việc hiểu rõ và nhận biết được bệnh lý này vô cùng quan trọng. Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu những điều cần biết về viêm amidan mãn tính qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Viêm amidan mãn tính là gì?
  • 2. Các thể của viêm amidan mạn tính
  • 3. Những đối tượng nào thường bị viêm amidan mãn tính?
  • 4. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính

1. Viêm amidan mãn tính là gì?

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại amidan có thể do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Viêm amidan mãn tính là hiện tượng viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan kéo dài trong ít nhất ba tháng. Người bị viêm amidan mãn tính thường thuyên giảm khi điều trị kháng sinh nhưng các triệu chứng lại tái phát ngay sau khi ngừng thuốc.

Các triệu chứng của viêm amidan mãn tính thường không rầm rộ và cấp tính, vì thế mà nó thường bị xem nhẹ. Nhưng chính sự chủ quan này đã khiến bệnh không được điều trị kịp thời, trở thành ổ chứa vi khuẩn dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề về sau. Viêm amidan mãn tính là một trong những chỉ định hàng đầu của cắt amidan.

2. Các thể của viêm amidan mạn tính

Tùy vào phản ứng miễn dịch của cơ thể mà khi bị viêm, amidan có thể to ra hoặc teo nhỏ đi. Dựa vào hai hình thái này, người ta chia viêm amidan mãn tính thành hai thể: Thể quá phát và thể xơ teo.

a. Thể quá phát

Thể này thường gặp ở trẻ em. Hai amidan sưng to lên như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng. Chúng vượt qua cả trụ trước (nếp lưỡi – khẩu cái) và trụ sau (nếp họng), có khi che khuất cả hầu họng. Vì thế người bệnh có thể khò khè, ngủ ngáy hoặc khó nuốt,… Ở thể này, đôi khi trong các hốc có ít mủ trắng.

Người ta chia mức độ quá phát của amidan mỗi bên thành 4 độ. Bằng cách lấy mốc là khoảng cách từ bờ tự do trụ trước cho đến đường giữa.

- Độ 1: Amidan vượt quá trụ trước cho đến ¼ trong.

- Độ 2: Amidan vượt quá ¼ trong cho đến ½.

- Độ 3: Amidan vượt quá ½ cho đến ¾.

- Độ 4: Amidan vượt quá ¾ khoảng cách từ trụ trước đến đường giữa.

b. Thể xơ teo

Thể xơ teo thường gặp ở người lớn tuổi. Việc viêm đi viêm lại nhiều lần làm amidan bị xơ và teo đi. Khi khám sẽ thấy amidan nhỏ, bề mặt không trơn láng mà gồ ghề, sần sùi, chằng chịt những xơ trắng ở trên đó. Amidan mất tính mềm mại mà trở nên rắn chắc. Hai trụ trước và trụ sau dày, đỏ sẫm.

Chính hình thái gồ ghề nhiều hốc như này khiến vi khuẩn dễ ẩn nấp làm các hốc amidan trở thành nơi chứa đựng vi khuẩn. Khi khám, nhìn trên bề mặt amidan có nhiều chấm mủ nhỏ, ấn vào có thể thấy mủ phòi ra từ các hốc này. Amidan thể xơ teo thường nguy hiểm hơn vì "lò vi khuẩn" này dễ gây nên nhiều biến chứng khác.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3. Những đối tượng nào thường bị viêm amidan mãn tính?

Không phải ai bị viêm amidan cũng trở thành viêm amidan mãn tính. Để tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần cần phải có yếu tố tạo điều kiện thuận lợi. Một số yếu tố sau khiến một người dễ bị viêm amidan mãn tính hơn:

a. Không tuân thủ điều trị

Điều trị kháng sinh theo nguyên tắc gần như là một chỉ định bắt buộc đối với viêm amidan cấp. Sau khi điều trị, các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm. Người bệnh thường chủ quan tưởng đã khỏi bệnh hoàn toàn và ngừng thuốc trong khi vẫn chưa đủ liều. Đây chính là lý do dẫn đến viêm amidan mãn tính. Đặc biệt là đối với một số vi khuẩn như liên cầu A thì điều trị kháng sinh cần phải kéo dài 7 – 10 ngày trong khi chỉ cần 2 -3 ngày các triệu chứng gần như đã cải thiện hoàn toàn.

b. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là khi thức ăn và dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Nếu cơ thắt thực quản không hoạt động tốt, dịch vị có thể lên đến tận thanh quản. Lúc này nó bào mòn và gây viêm vùng hầu họng. Amidan cũng bị ảnh hưởng trực tiếp khi tình trạng này diễn ra. Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng mãn tính nên việc trào ngược thường xuyên dễ dẫn đến viêm amidan mãn.

c. Suy giảm miễn dịch

Viêm amidan mãn tính thường gặp ở nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường, đặc biệt như người già và trẻ nhỏ hoặc những người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch như HIV, tiểu đường, gầy yếu. Những người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao bị viêm amidan mãn tính.

d. Môi trường ô nhiễm

Môi trường khói bụi ô nhiễm hoặc khói thuốc lá tạo điều kiện thuận lợi cho các viêm nhiễm không chỉ ở amidan mà cả hầu họng và đường hô hấp. Với số lượng vi khuẩn lớn thì việc dễ mắc bệnh cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, cho dù đã điều trị khỏi thì nhiễm lại tái phát nhiều lần do môi trường sống cũng dễ dẫn đến viêm amidan mạn hơn.

4. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính

Triệu chứng của viêm amidan mãn tính không rầm rộ và gây đau nhiều như viêm amidan cấp nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ trong sinh hoạt hàng ngày thì vẫn có rất nhiều dấu hiệu để phát hiện ra viêm amidan mãn tính. Sau đây là một số triệu chứng của viêm amidan mãn tính:

- Cảm giác ngứa, vướng và rát trong họng.

- Khi nuốt cảm thấy vướng, đôi khi phải khạc nhổ vì amidan xuất tiết dịch.

- Thở có mùi hôi do các hốc amidan chứa đầy mủ và vi khuẩn.

- Ho khan từng cơn, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới thức giấc.

- Giọng nói bị khàn, thay đổi so với trước đây.

- Thở khò khè, đêm ngủ ngáy trong trường hợp amidan quá phát.

- Nếu amidan phì đại quá to có thể gây tắc nghẽn làm người bệnh khó nuốt, khó thở. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

- Triệu chứng toàn thân thường nghèo nàn, trừ khi có những đợt tái phát cấp tính. Người bệnh có thể gầy yếu, da xanh hoặc hay ốm vặt.

Tóm lại, viêm amidan mãn tính không chỉ là một bệnh lý viêm nhiễm đơn thuần mà còn rất nhiều vấn đề liên quan đến nó. Đừng vì triệu chứng nhẹ nhàng mà chủ quan lơ là. Nếu không điều trị mà để kéo dài, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh lý này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về viêm amidan mãn tính, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 02/06/2021 - Cập nhật 10/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan mủ là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng đau rát họng, xuất hiện mủ trắng, cổ ứ...

02/06/2021

2474 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm amidan mãn tính và những điều bạn cần biết

Viêm amidan mãn tính và những điều bạn cần biết

Viêm amidan được chia thành viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính. Khác với viêm amidan cấp có thể điều trị nội khoa khỏi bằng kháng sinh, viêm amidan mãn...

02/06/2021

2481 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm amidan hốc mủ 1 bên là một căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Amidan có thể sưng bên phải hoặc bên trái. Bệnh nếu không được điều...

02/06/2021

9793 Lượt xem

6 Phút đọc

Mùa hè, kẻ thù khó tránh của viêm xoang

Mùa hè, kẻ thù khó tránh của viêm xoang

Mọi người đã ngửi thấy thoang thoảng đâu đây “mùi mùa hè” chưa? Đối với rất nhiều người, thứ gợi nhớ về mùa hè không phải là hoa phượng đỏ cũng chẳng phải...

22/04/2021

2767 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG