Nội dung chính
  • 1) Sỏi amidan có nguy hiểm không?
  •  2) Top 6+ phương pháp lấy sỏi an toàn hiệu quả ngay tại nhà
Nội dung chính
  • 1) Sỏi amidan có nguy hiểm không?
  •  2) Top 6+ phương pháp lấy sỏi an toàn hiệu quả ngay tại nhà
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Sỏi amidan có mặt trong hầu họng làm người mắc bệnh cảm thấy khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Viên sỏi có kích thước càng to thì sự bất tiện tăng lên gấp bội. Khi ấy, bạn phải đến khoa Tai Mũi Họng để thăm khám và can thiệp. Đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ khoảng bằng hạt đậu nành thì phương pháp trị sỏi tại nhà sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí đi lại. Cùng iSofHcare tìm hiểu 6 phương pháp trị sỏi đơn giản hiệu quả ngay tại nhà.
Nội dung chính
  • 1) Sỏi amidan có nguy hiểm không?
  •  2) Top 6+ phương pháp lấy sỏi an toàn hiệu quả ngay tại nhà

1) Sỏi amidan có nguy hiểm không?

Amidan nằm thuộc tổ chức hạch lympho lớn nhất cơ thể nằm ở hầu họng. Amidan hay còn gọi là amidan khẩu cái đảm nhận chức năng tạo ra những đáp ứng miễn dịch tế bào bảo vệ cơ thể.

Các mảnh vụn thức ăn, bong tróc tế bào chết hay nước bọt tích tụ trong các hốc amidan lâu ngày bị khoáng hóa hình thành nên sỏi amidan. Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể có một hay nhiều sỏi trên bề mặt amidan với kích thước từ hạt gạo đến quả nho.

Các triệu chứng điển hình ở người bị sỏi amidan là:

  • Hôi miệng

  • Đau họng, khan tiếng

  • Khó nuốt

  • Sưng amidan

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

 2) Top 6+ phương pháp lấy sỏi an toàn hiệu quả ngay tại nhà

Sỏi amidan là một trong những bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng rất dễ mắc phải. Nó không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng làm người bệnh cảm thấy cực kỳ khó chịu do các triệu chứng nó gây ra. Nhất là hôi miệng. Loại trừ sỏi là cách duy nhất cắt đứt nguồn cơn gây hôi miệng làm người mắc bệnh mất tự tin.

Đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ khoảng bằng hạt đậu nành, bạn có thể thực hiện theo 6 cách đơn giản nhưng hiệu quả thì không hề giản đơn:

a. Súc miệng với nước muối sinh lí pha loãng

Đây là cách dễ dàng thực hiện và thực hiện nhanh chóng nhất trong các phương pháp trị sỏi amidan tại nhà. Trong muối có ion clo với tính sát khuẩn cao giúp làm sạch cổ họng, làm sạch khoang miệng do đó loại bỏ được môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra nước muối còn có tác dụng nới lỏng sỏi, đánh bật viên sỏi amidan.

Nên súc miệng mỗi ngày hai lần, vào buổi tối sau khi vệ sinh răng miệng và buổi sáng sau khi thức dậy.   

Cách thực hiện:

  • Ngậm một ngụm nước muối sau khi được hòa loãng, súc miệng để nước muối len lỏi đến từng hốc nhỏ trong miệng.

  • Ngửa cổ ra sau để nước muối tập trung về sọng.

  • Nên súc trong vòng 30 giây và ngậm từ 1-2 phút

b. Lấy sỏi bằng giấm táo

Súc miệng bằng giấm táo là phương pháp đơn giản để phá vỡ các cấu trúc bên trong viên sỏi, từ đó có thể làm tan sỏi dễ dàng.

Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn sàng 1 chai giấm táo mua tại cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị và làm theo hướng dẫn:

  • Pha một thìa giấm táo đã với một cốc nước ấm khoảng 200ml. Súc miệng mạnh trong vòng 30 giây, lặp lại 2-3 lần/ ngày.

  • Tuy nhiên, giấm có tính axit yếu có thể tiềm ẩn nguy cơ sâu răng. Vì thế bạn nên tráng sạch khoang miệng bằng nước ấm sau khi súc nước giấm táo.

c. Loại trừ sỏi với một cốc nước cam/chanh mỗi ngày.

Cam/chanh là thức uống giàu vitamin C được nhiều người yêu thích bởi những lợi ích mà nó mang lại. Vitamin C có trong cam/chanh giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể nhất là trong trường hợp cần phục hồi thể lực và giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, cam/chanh có tính acid, giúp bào mòn lớp canxi bao bọc viên sỏi tích tụ tại các hốc amidan. Kích thước của sỏi amidan sẽ giảm dần theo thời gian.

Cam/chanh rất tốt để trị sỏi nhưng tính acid của nó ảnh hưởng đến dịch vị dạ dày. Do đó, không nên lạm dụng quá nhiều, 1 cốc nước chanh mỗi ngày là hợp lý. Và lưu ý không nên dùng chung với đá lạnh, nó khiến tình trạng đau họng trở nên trầm trọng hơn.

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

d. Trị sỏi bằng dứa( thơm)

Dứa là loại quả giàu vitamin C, chất khoáng, chất xơ và protein… Dứa không chỉ biết đến như là một loại trái cây bổ ngọt mát mà còn được sử dụng như “thần dược” để đánh bay sỏi amidan ngay tại nhà.

Trong dứa có các thành phần chống oxy hóa cao có khả năng làm giảm kích thước của sỏi amidan, làm lành các tổn thương do tình trạng viêm nhiễm gây ra.

Bạn có thể ép một cốc nước dứa không đá và dùng đều đặn mỗi ngày. Hoặc có thể chế biến thành những món ăn sắc sảo, mặn mà để dùng chung với cơm…

e. Bằng máy tăm nước áp suất thấp

Đây là dụng cụ đắc lực để làm sạch các mảnh vụn bám ở các hốc amidan. Ngoài ra máy tăm nước áp suất thấp còn giúp nới lỏng sỏi và đánh bật chúng ra khỏi amidan một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, phương pháp trị sỏi tại nhà này không áp dụng cho trẻ em vì có nguy cơ bị sặc cao do sỏi dễ rơi xuống đường hô hấp bên dưới hầu họng.

Cách thực hiện:

Bạn cần đứng trước gương, hướng đầu phun nước vào vị trí amidan ở 2 bên thành họng. Theo dõi viên sỏi để tránh lọt về phía sau cổ họng gây sặc.

f. Bằng tăm bông

Một phương pháp thường xuyên được thực hiện để lấy sỏi nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn nên làm theo đúng các bước trong chỉ dẫn sau:

  • Rửa 2 tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

  • Chuẩn bị một tăm bông còn mới, đảm bảo vô trùng.

  • Đưa tăm bông về phía sỏi, nhẹ nhàng quét lấy sỏi

  • Tránh chạm vào phần giữa họng vì có thể gây nên phản xạ nôn

  • Nếu có máu chảy ra thì phải dừng quếch tăm bông ngay và vệ sinh hầu họng bằng nước muối hòa loãng. Vì nếu dịch mủ trong sỏi tiếp xúc với máu, vết thương… thì rất dễ bị nhiễm trùng. 

 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/05/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Sỏi amidan là một trong những nguyên nhân hôi miệng khó chữa mà không phải ai cũng biết. Đây cũng là một tình trạng được xem xét chỉ định cắt amidan nếu mắc...

01/06/2021

4433 Lượt xem

5 Phút đọc

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Sỏi amidan là một bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng gặp khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nhiều người mắc bệnh hoặc có người thân trong gia đình bị...

31/05/2021

3084 Lượt xem

5 Phút đọc

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Sỏi amidan có mặt trong hầu họng làm người mắc bệnh cảm thấy khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Viên sỏi có kích thước càng to thì sự bất tiện...

31/05/2021

3050 Lượt xem

5 Phút đọc

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng điển hình khi người bệnh bị sỏi amidan. Hôi miệng đem lại rất nhiều phiền toái và làm giảm phong độ, phong thái tự tin ...

31/05/2021

3076 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG