Nội dung chính
  • 1) Tổng quan về sỏi amidan
  • 2) Dấu hiệu cảnh báo bị sỏi amidan
  • 3) Biến chứng thường gặp của sỏi amidan
  • 4) Điều trị sỏi amidan như thế nào?
  • 5) Dự phòng sỏi amidan ở đối tượng có nguy cơ cao
Nội dung chính
  • 1) Tổng quan về sỏi amidan
  • 2) Dấu hiệu cảnh báo bị sỏi amidan
  • 3) Biến chứng thường gặp của sỏi amidan
  • 4) Điều trị sỏi amidan như thế nào?
  • 5) Dự phòng sỏi amidan ở đối tượng có nguy cơ cao
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Sỏi amidan là một bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng gặp khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nhiều người mắc bệnh hoặc có người thân trong gia đình bị sỏi amidan thường lo lắng và không biết: Liệu sỏi amidan có nguy hiểm không? Thấu hiểu điều đó, iSofHcare xin gửi đến bạn đọc câu trả lời hoàn chỉnh qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1) Tổng quan về sỏi amidan
  • 2) Dấu hiệu cảnh báo bị sỏi amidan
  • 3) Biến chứng thường gặp của sỏi amidan
  • 4) Điều trị sỏi amidan như thế nào?
  • 5) Dự phòng sỏi amidan ở đối tượng có nguy cơ cao

1) Tổng quan về sỏi amidan

Amidan (hay còn gọi là amidan khẩu cái) là một tổ chức hạch lympho ở vùng hầu họng nằm 2 bên thành họng, phía sau lưỡi.  Đây là amidan duy nhất có thể quan sát được bằng mắt thường khi rọi đèn vào hầu họng. Nhiệm vụ của amidan là bảo vệ cơ thể, là một trong những hàng rào cửa ngõ đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Sỏi amidan hình thành thành theo cơ chế mảng bám và vi khuẩn. Cấu trúc của amidan gồm nhiều hốc nhỏ, lồi lõm không đều nên thức ăn khi nuốt xuống hầu họng rất dễ bị đọng lại và khó vệ sinh. Thức ăn tích tụ là điểm đến hấp dẫn các loài vi khuẩn, chúng đến đây làm tổ và phát triển sinh ra những chất cặn bã góp phần tạo nên u bã đậu gọi là sỏi amidan. Sỏi có kích thước khoảng bằng hạt gạo đến hạt lạc.

Sỏi amidan hình thành kèm theo những khối màu trắng hoặc vàng có chứa mủ, kích thước bé tí bằng hạt gạo hoặc to như hạt đậu nành.

                  Sỏi amidan có màu trắng trên bề mặt amidan khẩu cái

2) Dấu hiệu cảnh báo bị sỏi amidan

Người bệnh hiếm khi phát hiện sự có mặt của sỏi amidan khi nó còn nhỏ hoặc nằm sâu dưới nếp của amidan. Nhưng những triệu chứng gợi ý dưới đây sẽ giúp chúng ta suy ngẫm và kiểm tra lại hầu họng một cách kỹ lưỡng hơn.

a. Hơi thở có mùi hôi

Đây là một triệu chứng điển hình nhất của sỏi amidan. Trong quá trình phát triển của vi khuẩn tại amidan, chúng thải ra những sản phẩm là hợp chất của lưu huỳnh, hợp chất này có mùi hôi thối đặc trưng. Điều đó khiến hơi thở của người bệnh nặng mùi hơn.

b. Khó nuốt

Khó nuốt thức ăn thấy rõ khi kích thước của viên sỏi phát triển to lên và lấn sang vùng họng.

c. Đau họng

Đau họng thường đi kèm với khó nuốt tại vị trí có sỏi lắng đọng.

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

d. Đau tai, ù tai

Đau tai là một triệu chứng toàn thân hay gặp của sỏi amidan. Sỏi to gây chèn ép thần kinh chi phối cảm giác cho tai, gây nên tình trạng đau nhức, ù tai.

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

e. Amidan sưng to

Amidan tăng kích thước với những đốm trắng hoặc vàng trên bề mặt gợi ý chẩn đoán sỏi amidan.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3) Biến chứng thường gặp của sỏi amidan

Sỏi amidan được biết đến là bệnh phổ biến ở đường hầu họng với ít nguy cơ biến chứng và phần lớn không  gây nguy hiểm cho người bệnh. Song, nó vẫn tồn tại những nguy cơ nhất định nếu chúng ta chủ quan, lơ là.

a. Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên

Viêm nhiễm đường hô hấp trên do sự phát triển lan tràn của vi khuẩn ra hầu họng gây ra bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường miệng như:

  • Hút thuốc lá

  • Tiếp xúc với chất ô nhiễm bên ngoài môi trường

  • Không vệ sinh đúng cách

b. Áp xe amidan

Sỏi có kích thước lớn có thể bị vỡ và kèm theo phá vỡ các cấu trúc amidan bình thường lân cận. Vi khuẩn, dịch, mủ trong sỏi amidan lan ra vùng hầu họng và  gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

4) Điều trị sỏi amidan như thế nào?

a. Sỏi có kích thước nhỏ

Điều trị sỏi amidan dựa theo kích thước của viên sỏi.

Nếu sỏi có kích thước nhỏ cỡ bằng hạt đậu hay lạc thì các phương pháp trị sỏi tại nhà rất hữu hiệu. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng trước đó bạn đã đi khám và nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ Tai Mũi Họng.

Các phương pháp điều trị sỏi amidan tại nhà bao gồm: 

  • Dùng tăm bông

  • Máy tăm nước áp suất thấp

  • Một số mẹo trị sỏi dân gian như: Nước chanh, giấm táo, dứa...

b. Sỏi lớn

Trường hợp viên sỏi lớn kích thước như quả nho thì phải đến bệnh viện để can thiệp và điều trị. Sỏi được loại bỏ bằng những phương pháp y học như:

  • Điều trị nội khoa làm tan sỏi bằng thuốc kháng sinh

  • Phương pháp laser: Đây là phương pháp loại bỏ sỏi nhanh chóng và ít gây thương tổn cho amidan bằng chùm tia carbon dioxide.

  • Cắt amidan: Là phương pháp can thiệp ngoại khoa được thường được thực hiện nhất ở người bệnh bị sỏi amidan.

Quá trình phẫu thuật không để lại nguy hiểm và biến chứng gì nếu được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín và bác sĩ lành nghề.

                           Cắt amidan bằng phương pháp laser

5) Dự phòng sỏi amidan ở đối tượng có nguy cơ cao

Ở những đối tượng hay tái đi tái lại sỏi amidan hoặc bị viêm xoang mãn tính, viêm amidan mãn tính, hay người có cơ địa dị ứng… Cần áp dụng những biện pháp dự phòng sau đây để hạn chế đến mức thấp nhất sự hình thành sỏi amidan:

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lí hòa loãng mỗi tối trước khi đi ngủ

  • Chế độ ăn: Hạn chế ăn một số loại thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản,…

  • Hạn chế hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia

  • Nên đến cơ sở uy tín thăm khám ngay nếu như có những triệu chứng bất thường

 Sỏi amidan là bệnh tương đối đơn giản, có thể trị khỏi mà không để lại bất kỳ tai biến nào trên cơ thể người bệnh. Nhưng đó là trong trường hợp người mắc bệnh được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời. 

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc hoặc cần cung cấp thông tin đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kết nối với các bác sĩ tốt nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/05/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Sỏi amidan là một trong những nguyên nhân hôi miệng khó chữa mà không phải ai cũng biết. Đây cũng là một tình trạng được xem xét chỉ định cắt amidan nếu mắc...

01/06/2021

4432 Lượt xem

5 Phút đọc

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Sỏi amidan là một bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng gặp khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nhiều người mắc bệnh hoặc có người thân trong gia đình bị...

31/05/2021

3083 Lượt xem

5 Phút đọc

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Sỏi amidan có mặt trong hầu họng làm người mắc bệnh cảm thấy khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Viên sỏi có kích thước càng to thì sự bất tiện...

31/05/2021

3049 Lượt xem

5 Phút đọc

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng điển hình khi người bệnh bị sỏi amidan. Hôi miệng đem lại rất nhiều phiền toái và làm giảm phong độ, phong thái tự tin ...

31/05/2021

3074 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG