Nội dung chính
  • 1) Đôi nét về sỏi amidan
  • 2) Những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi
  • 3) Vì sao sỏi amidan lại gây nên tình trạng hôi miệng?
  • 4) Mẹo giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do sỏi ngay tại nhà
Nội dung chính
  • 1) Đôi nét về sỏi amidan
  • 2) Những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi
  • 3) Vì sao sỏi amidan lại gây nên tình trạng hôi miệng?
  • 4) Mẹo giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do sỏi ngay tại nhà
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng điển hình khi người bệnh bị sỏi amidan. Hôi miệng đem lại rất nhiều phiền toái và làm giảm phong độ, phong thái tự tin của người bệnh nhất là trong giao tiếp và quan hệ vợ chồng. Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng: Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng? Làm thế nào để cải thiện tình trạng trên? Cùng iSofHcare tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung chính
  • 1) Đôi nét về sỏi amidan
  • 2) Những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi
  • 3) Vì sao sỏi amidan lại gây nên tình trạng hôi miệng?
  • 4) Mẹo giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do sỏi ngay tại nhà

 

1) Đôi nét về sỏi amidan

Sỏi amidan hay còn gọi là u bã đậu xuất hiện ở amidan khẩu cái với trọng lượng từ 0,3-42g. Kích thước có thể bé bằng hạt đậu và to bằng một quả nho. Những khối sưng màu trắng đục hay màu vàng trên bề mặt của amidan bên trong khối sưng chứa đầy vi khuẩn, dịch và mủ.

Sỏi được hình thành do đâu? Là do hiện tượng khoáng hóa các mảnh thức ăn bị nhét lại trong cấu trúc của amidan. Thức ăn tiếp xúc với amidan trước khi được nuốt xuống hầu. Amidan được cấu tạo gồm nhiều hốc nhỏ, chỗ lồi, chỗ lõm tạo điều kiện cho các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt lại. Chỗ bị nhét thường khó vệ sinh, do đó là điểm đến hấp dẫn của nhiều loài vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào thông qua thức ăn không hợp vệ sinh hoặc tay bẩn…

Có nhiều loại vi khuẩn đến cư trú ở amidan như:

  • Haemophilus influenzae

  • Moraxella catarrhalis

  • Phế cầu

  • Tụ cầu, liên cầu tan máu nhóm A.

                               Hình ảnh sỏi có màu trắng trên bề mặt amidan

2) Những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi

Sỏi amidan có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ khi trẻ  lên 3 tuổi đến lúc người trưởng thành. Và sỏi có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu người bệnh nằm trong nhóm nguy cơ sau:

a. Viêm mũi xoang mạn tính

Ở người bị viêm mũi xoang lâu ngày, amidan thường xuyên phơi nhiễm với vi khuẩn do dịch chảy ra từ xoang mũi xuống hầu họng. Dịch lắng đọng ở các hốc nhỏ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

b. Viêm amidan mãn tính

Amidan bị tấn công thường xuyên bởi tác nhân gây bệnh xâm nhập và sự chống trả trong một thời gian dài khiến amidan lâm vào tình trạng quá phát. Amidan tăng kích thước, sưng to lên làm thức ăn dễ mắc hơn. Bên cạnh đó, khi bị viêm nhiễm mạn tính amidan trở thành ổ chứa, là nhà của vi khuẩn. Điều này là góp phần tạo nên sỏi.

c. Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Đây cũng là một phần nguyên do làm tăng tỉ lệ lắng đọng tạo thành sỏi.

Chúng ta thường bỏ qua bước chải mặt lưỡi khi vệ sinh răng miệng. Các mảng trắng bám trên lưỡi sẽ làm cho khoang miệng không được sạch. Ngoài ra, thức ăn bị nhét trong các hốc nhỏ của amidan rất khó phát hiện và bàn chải thông thường không thể tiếp cận được. Chính hai nguyên nhân trên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tạo thành sỏi. 

                  Viêm amidan mạn tính làm tăng nguy cơ bị sỏi amidan

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3) Vì sao sỏi amidan lại gây nên tình trạng hôi miệng?

Giữa hàng loạt các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, cảm giác khó chịu vướng víu, đau tai… thì hôi miệng nổi bật lên là triệu chứng hay gặp nhất của sỏi amidan.

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Có 2 nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp ở người bị sỏi amidan:

a. Vi khuẩn đến amidan phát triển và sản sinh ra hợp chất lưu huỳnh

Vi khuẩn lấy chất dinh dưỡng bằng cách phân giải protein trong thức ăn thừa và giải phóng ra sản phẩm là những hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng. Chính hợp chất này làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. 

b. Vệ sinh khoang miệng một cách qua loa

Tình trạng đau hầu họng, khó há miệng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh.

                                               Hôi miệng do sỏi amidan

 

4) Mẹo giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do sỏi ngay tại nhà

Hôi miệng gây nên nhiều tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.  Người bị hôi miệng mất tự tin, ngại giao tiếp và cảm thấy lo lắng bối rối khi tiếp xúc với người xung quanh.

Muốn chấm dứt tình trạng hôi miệng thì phải giải  quyết được nguyên nhân gốc gây ra. Trong trường hợp này, loại trừ sỏi là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ chưa cần phải can thiệp điều trị,  bạn có thể thực hiện những phương pháp sau cải thiện tình trạng hôi miệng:

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm giảm khô miệng và đẩy lùi một phần khí tạo mùi hôi. Ngoài ra, uống nước cũng giúp tán sỏi, giảm kích thước viên sỏi do đó làm giảm lượng vi khuẩn khu trú.

Uống một cốc nước cam mỗi ngày: Nước cam là thức uống giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chống chọi và tiêu diệt vi khuẩn.

Súc miệng bằng nước muối sinh lí hoặc nước súc miệng: Súc miệng bằng nước súc miệng hàng ngày sẽ giúp nới lỏng sỏi amidan và giảm lượng vi khuẩn có trong khoang miệng. Lượng vi khuẩn được giảm xuống thì tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện.

Chải mặt lưỡi: Nhớ chải mặt lưỡi để giữ khoang miệng sạch sẽ hơn.

Nhai kẹo cao su hoặc dùng dung dịch xịt thơm miệng: Đây chỉ là cách chữa hôi miệng tạm thời, không cắt được nguồn gốc hôi miệng.

 Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

                           Chải mắt lưỡi trong vệ sinh răng miệng

Hôi miệng là một triệu chứng thường gặp ở người bị sỏi amidan. Tuy nhiên hôi miệng không phải chỉ do sỏi gây ra mà còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Do đó, người bệnh cần theo dõi những triệu chứng đi kèm để có hướng kịp thời xử lý.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết thắc mắc hoặc liên hệ đặt lịch khám, vui lòng gọi theo hotline của IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tư vấn.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/05/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Viêm amidan là một bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng thường xuyên mắc bệnh nhất. Có rất nhiều yếu tố thuận lợi...

01/06/2021

2004 Lượt xem

6 Phút đọc

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Sỏi amidan là một trong những nguyên nhân hôi miệng khó chữa mà không phải ai cũng biết. Đây cũng là một tình trạng được xem xét chỉ định cắt amidan nếu mắc...

01/06/2021

4393 Lượt xem

5 Phút đọc

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Sỏi amidan là một bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng gặp khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nhiều người mắc bệnh hoặc có người thân trong gia đình bị...

31/05/2021

3056 Lượt xem

5 Phút đọc

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Sỏi amidan có mặt trong hầu họng làm người mắc bệnh cảm thấy khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Viên sỏi có kích thước càng to thì sự bất tiện...

31/05/2021

3031 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG