Nội dung chính
  • 1) Sỏi amidan là gì?
  • 2) Nguyên nhân tạo sỏi amidan
  • 3) Sỏi amidan có nguy hiểm không?
  • 4) Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?
Nội dung chính
  • 1) Sỏi amidan là gì?
  • 2) Nguyên nhân tạo sỏi amidan
  • 3) Sỏi amidan có nguy hiểm không?
  • 4) Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Sỏi amidan là một trong những nguyên nhân hôi miệng khó chữa mà không phải ai cũng biết. Đây cũng là một tình trạng được xem xét chỉ định cắt amidan nếu mắc phải. Việc phải điều trị bằng phẫu thuật khiến không ít người lo ngại. Hãy cùng iSofHcare trả lời câu hỏi "bị sỏi amidan có nên cắt amidan không" qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1) Sỏi amidan là gì?
  • 2) Nguyên nhân tạo sỏi amidan
  • 3) Sỏi amidan có nguy hiểm không?
  • 4) Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

1) Sỏi amidan là gì?

Sỏi amidan, hay còn gọi là bã đậu amidan, là những khối màu trắng hoặc vàng nằm trong các hốc của amidan khẩu cái. Cấu trúc bề mặt amidan không trơn láng mà gồ ghề, có nhiều rãnh và hốc nhỏ. Vì thế, thức ăn và chất bẩn dễ lắng đọng, mắc kẹt tại đây. Theo thời gian, các chất này calci hóa và tạo thành sỏi amidan.

Khi bị sỏi amidan, tùy vào kích thước của nó mà sỏi amidan có gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh không. Những trường hợp sỏi kích thước nhỏ, thậm chí người bệnh còn không nhận biết được ngoại trừ cảm thấy hơi thở nặng mùi. Một số trường hợp sỏi kích thước lớn có thể gây đau, khó nuốt hoặc nuốt vướng cho người bệnh.

2) Nguyên nhân tạo sỏi amidan

Sỏi amidan được hình thành do sự lắng đọng và calci hóa các chất dịch và thức ăn dư thừa mắc kẹt ở amidan. Vì thế, những nguyên nhân làm tăng chất lắng đọng, vi khuẩn hoặc làm dễ quá trình calci hóa chính là điều yếu tố nguy cơ của việc bị sỏi amidan. Có một số nguyên nhân thường gặp sau:

- Viêm amidan mãn tính: Ở thể quá phát, amidan sưng to cản trở đường đi của thức ăn khiến nhiều cặn thức ăn dễ dàng bám lại. Theo thời gian, dần dần hình thành sỏi amidan. Mặt khác, ở thể xơ teo, bề mặt amidan sần sùi với những dải xơ trắng. Cấu trúc này càng tạo điều kiện và môi trường cho thức ăn, vi khuẩn trú ngụ tạo thành sỏi.

- Viêm mũi xoang mãn tính: Khi bị viêm mũi xoang mãn tính, các chất dịch từ các xoang liên tục chảy xuống mũi họng. Với cấu trúc nhiều hốc rãnh của amidan, nó dễ dàng đọng lại và tích tụ ở đó. Lâu dần khi tiếp xúc với vi khuẩn, nó cũng calci hóa và thành sỏi.

- Vệ sinh răng miệng kém: Ý thức và thói quen vệ sinh răng miệng không tốt khiến khoang miệng chứa đầy vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi amidan. Trong môi trường đó, những thức ăn bám vào các hốc không những không được vệ sinh đi, mà còn liên tục tiếp xúc với số lượng lớn vi khuẩn trong khoang miệng.

- Chế độ ăn: Một số người có chế độ ăn chứa rất nhiều thực phẩm giàu calci như hải sản, sữa,… Calci này càng thúc đẩy nhanh quá trình tạo sỏi từ những chất bám trong hố amidan. Không những thế, sỏi amidan còn được hình thành với số lượng nhiều hơn.

- Cơ địa: Một số người có cơ địa dễ hình thành sỏi. Ở cơ thể họ, các chất rất dễ lắng đọng và khoáng hóa. Sỏi amidan cũng là một trong số đó.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3) Sỏi amidan có nguy hiểm không?

Nhắc đến sỏi, nhiều người không tránh khỏi việc cảm thấy lo ngại. Câu hỏi thường thấy là "Liệu sỏi amidan có nguy hiểm không?". Mặc dù các triệu chứng sỏi amidan gây ra khá khó chịu nhưng hầu như chúng không quá nguy hiểm. Tùy vào kích thước mà những ảnh hưởng của nó lên sinh hoạt hàng ngày khác nhau:

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

- Hôi miệng: Đây là triệu chứng thường gặp nhất và cũng gây khó chịu nhất cho người bị sỏi amidan. Chính các chất lưu huỳnh dễ bay hơi đã tạo ra mùi hôi trong miệng. Amidan có liên hệ chặt chẽ với các chất này vì tại nó có sự hiện diện của lượng lớn vi khuẩn kỵ khí như Eubacterium, Fusobacterium, Porphyromonas,… Sỏi amidan như là kết quả của sự tập trung mảng bám và những vi khuẩn này.

- Đau họng: Nếu kích thước nhỏ thì người bị sỏi amidan thường không có cảm giác gì. Tuy nhiên, nếu kích thước lớn, nó có thể gây ra cảm giác đau đớn vô cùng khó chịu. Đặc biệt là khi uống nước và khi nuốt, vì amidan nằm ngày trên ngã tư đường ăn – đường thở.

- Khó nuốt: Khi kích thước sỏi lớn, nó có thể khiến amidan sưng to theo làm cản trở đường ăn và đường thở. Người bệnh cảm thấy bị vướng khi nuốt thức ăn. Đôi khi, nó còn khiến họ bị sặc nếu amidan phì đại quá nhiều.

- Đau tai: Nghe có vẻ không hợp lý nhưng thực tế, vị trí amidan có liên quan đến một số thần kinh của tai. Khi sỏi amidan quá to nó thể chèn ép hoặc ảnh hưởng đến những thần kinh này gây đau tai, ù tai,…

4) Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Một số trường hợp bị sỏi amidan dẫn đến phải cắt amidan khiến nhiều người lo lắng. Rất nhiều người khi thăm khám đặt câu hỏi cho bác sĩ rằng: Bị sỏi amidan có phải cắt amidan không? Và có nên cắt amidan không?

Câu trả lời là không phải tất cả các trường hợp bị sỏi amidan đều phải cắt amidan. Cắt amidan chỉ được xem xét để điều trị chứng hôi miệng ở những bệnh nhân có sỏi amidan ác tính. Hoặc có các triệu chứng dai dẳng mặc dù đã điều trị bảo tồn bằng cách gắp sỏi, vệ sinh các hốc amidan sạch sẽ.

Mặt khác, sỏi amidan còn được điều trị triệt để bằng cắt amidan trong trường hợp nguyên nhân của sỏi là viêm amidan mãn tính. Vì vốn dĩ, viêm amidan mãn tính đã là một chỉ định để cắt amidan rồi. Trường hợp này áp dụng phẫu thuật giúp điều trị triệt để cả hai bệnh lý này cùng lúc với nhau.

Trong những trường hợp bị sỏi amidan với kích thước nhỏ, phẫu thuật không thực sự cần thiết. Sỏi nhỏ thường ít gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh ngoại trừ mùi hôi. Các bác sĩ vẫn ưu tiên các phương pháp không xâm nhập trước để điều trị cho người bệnh. Ví dụ như gắp sỏi bằng dụng cụ, bằng lazer kết hợp với kháng sinh và súc miệng, vệ sinh amidan sạch sẽ.

Mong rằng với những thông tin từ bài viết trên, bạn đã có thể trả lời câu hỏi "Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?". Sỏi amidan không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu mắc phải, bạn không nên chủ quan mà hãy điều trị trong thời gian sớm. Để kéo dài mà không điều trị đúng cách, nó có thể tiến triển nặng hơn thành những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sỏi amidan, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tư vấn một cách tận tình nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 


 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có những loại nào?

Viêm tai giữa có những loại nào?

Tai là cơ quan thính giác, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh và truyền tín hiệu về não bộ. Các bệnh lý ở tai rất phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa. Một...

30/06/2021

12247 Lượt xem

5 Phút đọc

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai...

25/06/2021

16164 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh có nguy cơ mắc cao do vùng tai ngoài tiếp xúc nhiều với môi trường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Có khá ít người hiểu về bệnh và biết được ...

23/06/2021

6395 Lượt xem

5 Phút đọc

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Rất nhiều bố mẹ khi thấy tai em bé chảy mủ thì rất lo lắng, hoảng sợ. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ chảy mủ tai? iSofHcare sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm...

23/06/2021

13321 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG