Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là gì?
  • 2. Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
  • 2. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày
  • 3. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối trong chế độ sinh hoạt
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là gì?
  • 2. Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
  • 2. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày
  • 3. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối trong chế độ sinh hoạt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phức tạp, diễn tiến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi bệnh trở nặng thường gây ra nhiều đau đớn và các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy thoái hóa khớp gối có những biến chứng gì? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý và các biến chứng của thoái hóa khớp gối? Hãy cùng ISOFHCARE tìm kiếm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là gì?
  • 2. Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
  • 2. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày
  • 3. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối trong chế độ sinh hoạt

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa hoặc tổn thương ở mức độ nặng nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Đầu tiên là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương. Cuối cùng là dẫn đến biến dạng khớp – gọi là hư khớp.

2. Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối nếu tiến triển kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Đi lại khó khăn, khả năng vận động suy giảm
  • Khớp gối biến dạng, chi dưới cong vẹo vào trong hoặc ra ngoài.
  • Bệnh nhân bị cứng khớp, teo cơ
  • Chứng vôi hóa sụn khớp
  • Thậm chí là tàn phế, bại liệt.

Không những vậy, thoái hóa khớp gối còn ảnh hưởng nhiều đến tinh thần với đời sống hàng ngày của người bệnh:

  • Năng suất làm việc giảm: Các cơn đau nhức khó chịu cản trở khả năng làm việc khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt, lao động.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khớp gối sưng tấy, đau nhức khiến người bệnh không thể ngủ ngon. Mất ngủ liên tục làm người bệnh luôn mệt mỏi và nặng nề.
  • Tăng cân: Khớp gối đau và cứng, hạn chế việc đi lại và di chuyển nhiều. Người bệnh dễ tăng cân không lành mạnh. Việc tăng cân ở người bệnh xương khớp càng khiến cho bệnh lý thêm tồi tệ hơn.
  • Các bệnh lý khác: Ngoài ra, thoái hóa khớp gối cũng là tác nhân gây nên những bệnh lý khác như gout, tim mạch, đái tháo đường…

Thoái hóa khớp dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

2. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày

a. Người thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể

  • Nguồn cung đạm nên ưu tiên các loại cá nước lạnh như: cá hồi, cá chép, cá tầm,…
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá thu, cá hồi, hàu, hạt chia,  quả óc chó, đậu nành,…
  • Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung lượng canxi thích hợp, tốt cho xương. Canxi có nhiều trong hải sản, xương ống, sữa, sườn bò,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D đi kèm nhóm thực phẩm chứa canxi để tăng khả năng hấp thụ khoáng chất này cho cơ thể. Nhóm thực phẩm giàu omega 3 cũng đồng thời chứa nhiều vitamin D. Hay có thể bổ sung vitamin D trong nấm, lòng đỏ trứng,…
  • Bổ sung các loại chất béo lành mạnh như bơ thực vật, dầu dừa, dầu oliu, các loại hạt… Các chất có trong bơ, đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen – thành phần protein chính có trong sụn, gân, xương.
  • Nên cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

b. Người thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?

  • Chủ ý không để cơ thể thừa cân, béo phì nhằm hạn chế gia tăng áp lực lên khớp gối, giảm nguy cơ bị bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Kiêng các thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate (bánh quy, bánh ngọt…) làm cản trở việc hấp thu canxi, gây tổn thương cho các protein trong cơ thể và gây viêm khiến tình trạng xương khớp tồi tệ hơn.
  • Kiêng ăn mặn khiến xương giòn và dễ gãy, đồng thời làm tăng tình trạng viêm, dẫn đến đau đớn nhiều hơn.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt dê…) khi vào cơ thể tiêu hóa sẽ sản xuất acid. Lượng acid này cần một lượng lớn canxi để trung hòa, nếu không cung cấp đầy đủ canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ hệ xương để tiêu hóa thực phẩm. Như vậy đối với người bệnh, quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn.
  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào hay các loại thức ăn nhanh làm gia tăng tình trạng viêm khớp, gây tăng cân.
  • Hạn chế uống rượu bia và không sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá…

Hạn chế uống rượu bia

Hạn chế uống rượu bia.

3. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối trong chế độ sinh hoạt

  • Cần luyện tập thể dục, thể thao vừa sức mỗi ngày. Chú ý thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối.
  • Tránh lao động nặng quá sức.
  • Thực hành tư thế sinh hoạt và làm việc khoa học.
  • Những người lao động thường xuyên phải ngồi hoặc đứng lâu một chỗ nên đi lại vận động thường xuyên sau khoảng 2 giờ làm việc.
  • Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày vào sáng và chiều tối, giúp cơ bắp thư giãn và tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần hoặc khi khớp gối có các triệu chứng đau nhức kéo dài không khỏi.

Tập luyện các bài tập yoga giảm thoái hóa khớp gối.

Tập luyện các bài tập yoga giảm thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp gối là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế nếu người bệnh chủ quan trong phát hiện và điều trị bệnh. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở khớp gối, người bệnh cần đi khám với bác sĩ cơ xương khớp để được hướng dẫn điều trị tốt nhất. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý thoái hóa khớp gối. IVIE - Bác sĩ ơi liên kết với các bệnh viện, cơ sở y tế khắp cả nước, giúp cho việc thăm khám và đặt lịch trở nên dễ dàng hơn. Mọi thắc mắc cần tư vấn, đặt lịch khám, vui lòng liên hệ hotline hoặc tái APP IVIE - Bác sĩ ơi để được hướng dẫn sử dụng. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/10/2021 - Cập nhật 27/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phức tạp, diễn tiến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi bệnh trở nặng thường gây ra nhiều đau đớn và các biến chứng nguy hiểm, ảnh ...

26/10/2021

687 Lượt xem

5 Phút đọc

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cần được chẩn đoán và điều...

26/10/2021

549 Lượt xem

7 Phút đọc

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Khớp gối nằm ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khi vận động, khớp được trượt trên bề mặt...

25/10/2021

588 Lượt xem

5 Phút đọc

7 biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp gối hiệu quả

7 biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp gối hiệu quả

Trước đây, thoái hóa khớp gối được xem là căn bệnh của người cao tuổi, là dấu hiệu của sự lão hóa khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Tuy nhiên, các...

15/10/2021

1285 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG