Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
  • 2. Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp gối
  • 3. Điều trị thoái hóa khớp gối
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
  • 2. Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp gối
  • 3. Điều trị thoái hóa khớp gối
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để kiểm soát triệu chứng, hạn chế cơn đau và tránh các biến chứng nặng.
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
  • 2. Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp gối
  • 3. Điều trị thoái hóa khớp gối

1. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa Cơ Xương Khớp. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định:

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế.

a. Chẩn đoán thông qua khám lâm sàng

Bác sĩ tiến hành hỏi bệnh và thăm khám trên vùng khớp gối bằng cách ấn vào khớp gối có cảm giác đau, sưng, quan sát khớp gối.

  • Đau khớp gối: Mới đầu chỉ đau âm ỉ và thỉnh thoảng mới bị. Dần dần, khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ trở nên nặng hơn và xuất hiện liên tục. Cơn đau sẽ nặng thêm khi thời tiết thay đổi (lạnh giá, áp suất không khí giảm). Lúc này, người bệnh chỉ cần một cử động nhỏ cũng khiến bệnh đau khớp gối khó chịu cả ngày.
  • Cứng khớp: Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, thời gian thường từ 30 phút. Nếu bệnh nặng thêm, tình trạng cứng khớp sẽ kéo dài.
  • Đầu gối bị biến dạng có gai xương, lệch trục khớp hay thoát vị màng hoạt dịch.
  • Mỗi khi cử động khớp sẽ có tiếng lục khục.
  • Tràn dịch khớp gối.

c. Chẩn đoán thông qua cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh lý thoái hóa khớp:

Chụp X Quang: X Quang cho phép phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai ở thân xương và xương bánh chè, tăng đậm độ xương dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân khoeo sau.

Siêu âm khớp: Siêu âm khớp giúp bác sĩ phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đánh giá độ dày sụn khớp.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, bác sĩ có thể phát hiện ra các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

Nội soi khớp: Nội soi có thể quan sát  trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ tổn thương thoái hóa sụn khớp, phân biệt rõ ràng với các bệnh lý về khớp khác.

Xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh hóa, dịch khớp để kiểm tra bạch cầu, độ nhớt,…

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

1900 3367

2. Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp gối

  • Giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng của khớp gối
  • Cần hạn chế thấp nhất những tác dụng phụ của thuốc lên bệnh nhân
  • Lưu ý vấn đề tương tác thuốc, đặc biệt trong điều trị kết hợp với nhiều bệnh ở người lớn tuổi.
  • Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc khi chưa được sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế và phòng biến dạng khớp
  • Trong từng giai đoạn bệnh, trường hợp bệnh mà sẽ có phác đồ điều trị thích hợp
  • Cần kết hợp giữa việc điều trị với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp
  • Điều trị bảo tồn là giải pháp ưu tiên
  • Phẫu thuật thay khớp gối chỉ tiến hành khi điều trị nội khoa không hiệu quả và trong những trường hợp thật sự cần thiết.

Đau khớp gối

Đau khớp gối.

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, nhất là khi nguyên nhân gây ra bệnh thuộc nhóm nguyên nhân nguyên phát. Các giải pháp điều trị hiện nay đều tập trung vào khắc phục triệu chứng, hạn chế và phòng ngừa tình trạng lão hóa tiến triển theo chiều hướng xấu.

3. Điều trị thoái hóa khớp gối

a. Điều trị không dùng thuốc

Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, việc giảm cân sẽ làm giảm áp lực lên đầu gối do cơ thể nặng nề gây nên.

Tập luyện các bài tập: Bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên về các bài tập tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối và các bài tập giúp khớp gối linh hoạt, chuyển động trơn tru hơn. Bạn nên thực hiện đều đặn theo lời khuyên của bác sĩ để có sức khỏe tốt nhất.

Thực hiện các bài tập giảm đau khớp gối.

Thực hiện các bài tập giảm đau khớp gối.

Vật lý trị liệu giảm đau: Hiện nay có hai loại phương pháp vật lý trị liệu là chủ động và thụ động. Với phương pháp thụ động, bác sĩ sẽ là người thực hiện và có một số công cụ hỗ trợ. Còn với phương pháp chủ động thì người bệnh có thể tự làm tại nhà.

Sửa tư thế người cho đúng: Người bệnh cần lưu ý các tư thế tốt cho khớp gối. Không nên ngồi xổm, ngồi bó chân và hạn chế leo cầu thang để không gây áp lực lên đầu gối.

b. Điều trị dùng thuốc

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc tuy có tác dụng giảm đau nhưng để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như tổn thương gan, dạ dày, thận hoặc gây chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần dùng theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ xương khớp. Với những loại thuốc đông y, nên tìm chọn các cơ sở y tế chuyên về y học cổ truyền, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thuốc chống viêm giảm đau: Thuốc Acetaminophen (Tydol) là thuốc được dùng cho trường hợp thoái hóa khớp gối từ nhẹ đến trung bình.

Thuốc chống viêm không steroid: Nếu Acetaminophen không làm giảm đau thì người bệnh có thể dùng Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin).

Thuốc bôi ngoài da: Dùng các loại gel như Voltaren Emulgel bôi tại khớp gối 2 -3 lần/ngày có tác dụng giảm đau tại chỗ nhanh.

Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm tiến triển bệnh.

Thuốc tiêm vào khớp: Corticosteroid, Acid Hyaluronic giúp bôi trơn, giảm sưng đau và cứng ở khớp gối.

Đắp thuốc: Các nguyên liệu tự nhiên như lá ngải cứu, lá lốt, lá xương sông,… băm nhuyễn rồi đắp lên đầu gối, ngày thay thuốc 1 lần.

c. Tiêm nội khớp

Tiêm steroid: Với những trường hợp người bệnh đau nhức khớp gối nghiêm trọng do thoái hóa, bác sĩ có thể chỉ định tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm viêm, giảm đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, giải pháp này không phải là giải pháp lâu dài vì steroid có thể góp phần bào mòn lớp sụn ở khớp gối.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP: PRP trong điều trị chấn thương là một chế phẩm máu có hàm lượng tiểu cầu cao 2 – 8 lần so với lượng tiểu cầu trong máu bình thường. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối thoái hóa có thể kích thích quá trình chữa lành thương tổn tại đây. Từ đó đem lại hiệu quả giảm đau, hỗ trợ cải thiện chức năng hoạt động của khớp gối.

d. Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa chỉ được dùng khi các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả. Phẫu thuật ngoại khoa cũng chứa đựng nhiều rủi ro như biến dạng khớp, ảnh hưởng sức khỏe hay thời gian phục hồi lâu nhưng bệnh vẫn có thể tái diễn.

Một số loại phẫu thuật thoái hóa khớp gối thường được áp dụng có thể kể đến như:

e. Phẫu thuật nội soi khớp gối: 

Nội soi khớp gối là kỹ thuật ngoại khoa hiện đại, là bước tiến đột phá trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình. Khác với phẫu thuật mở truyền thống, phẫu thuật nội soi khớp gối chỉ cần “mở đường” bằng một vết rạch nhỏ để đưa dụng cụ nội soi vào vùng tổn thương và tiến hành chữa trị với những hình ảnh bên trong khớp được cung cấp rõ ràng bằng cách thiết bị chuyên dụng.

Diện tích xâm lấn do phẫu thuật nội soi và tỷ lệ tổn hai mô xung quanh giảm đáng kể, giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật. Đồng thời, phương pháp này cũng khiến bệnh nhân bớt đau hơn, hạn chế mất máu quá nhiều.

Ngoài áp dụng trong thoái hóa khớp gối, mổ nội soi còn được áp dụng trong các trường hợp đứt, rách dây chằng, rách sụn chêm, viêm màng hoạt dịch khớp gối…

f. Phẫu thuật thay khớp gối:

Phẫu thuật thay khớp gối nhằm loại bỏ những phần bị hư tổn ở khớp do thoái hóa, tái tạo bề mặt khớp gối bằng khớp nhân tạo làm từ kim loại và các vật liệu sinh học có chức năng tương tự khớp khỏe mạnh. Thay thế khớp sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể.

g. Phẫu thuật đục xương chỉnh trục:

Phương pháp phẫu thuật này có tác dụng thay đổi trục sinh lý của chân bằng cách thêm vào hoặc loại bỏ một mảnh xương hình chêm ở xương chày hoặc xương đùi. Từ đó thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp, hỗ trợ ngăn chặn, làm chậm quá trình tổn thương khớp gối do thoái hóa.

Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp: Bệnh chỉ ảnh hưởng đến một bên xương của khớp, người bệnh dưới 60 tuổi và không béo phì, hay khớp thoái hóa chủ yếu do hoạt động quá mức hoặc đứng lâu trong thời gian dài…

Trên đây là một số thông tin về chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/10/2021 - Cập nhật 03/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phức tạp, diễn tiến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi bệnh trở nặng thường gây ra nhiều đau đớn và các biến chứng nguy hiểm, ảnh ...

26/10/2021

684 Lượt xem

5 Phút đọc

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cần được chẩn đoán và điều...

26/10/2021

545 Lượt xem

7 Phút đọc

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Khớp gối nằm ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khi vận động, khớp được trượt trên bề mặt...

25/10/2021

586 Lượt xem

5 Phút đọc

7 biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp gối hiệu quả

7 biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp gối hiệu quả

Trước đây, thoái hóa khớp gối được xem là căn bệnh của người cao tuổi, là dấu hiệu của sự lão hóa khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Tuy nhiên, các...

15/10/2021

1281 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG