Nội dung chính
  • 1. Lao hạch ngoại biên
  • 2. Lao hệ thần kinh trung ương
  • 3. Lao xương khớp 
Nội dung chính
  • 1. Lao hạch ngoại biên
  • 2. Lao hệ thần kinh trung ương
  • 3. Lao xương khớp 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Trẻ em là nhóm đối tượng khó chẩn đoán bệnh lao hơn rất nhiều so với người lớn. Bệnh lao gặp ở trẻ cũng dễ dàng có những triệu chứng gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ bao gồm: lao hạch ngoại biên, lao hệ thần kinh trung ương và lao xương khớp nhé!
Nội dung chính
  • 1. Lao hạch ngoại biên
  • 2. Lao hệ thần kinh trung ương
  • 3. Lao xương khớp 

1. Lao hạch ngoại biên

Lao hạch ngoại biên

Là thể bệnh gặp nhiều nhất (hơn 50%) trong các thể lao ngoài lồng ngực.

- Đặc điểm của hạch lao: Hạch xuất hiện tự nhiên (trẻ không rõ hạch có từ lúc nào). 

Vị trí thường là các hạch ở cổ (nhóm hạch dọc cơ ức đòn chũm bị nhiều nhất). Các hạch ở nách, bẹn cũng có thể bị bệnh. Trẻ kèm nhiễm HIV/AIDS thì hạch có thể ở mọi vị trí. Hạch có kích thước trung bình từ 2 đến 4cm đường kính, mặt nhẵn, không đau, di động dưới da. Nếu trẻ đến khám muộn hạch đã nhuyễn hóa, hạch dính vào nhau, vùng da có hạch đỏ (hạch sắp dò). Khi hạch dò, miệng lỗ dò bờ không đều, sẹo nhăn dúm.

- Các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Phản ứng da với tuberculin thường dương tính.
  • Kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao tại tổn thương (qua chọc hút hạch) hoặc chất bã đậu (chất dò của hạch) tỷ lệ dương tính thấp.
  • Chẩn đoán xác định bằng tế bào học hoặc mô bệnh học khi chọc dò, sinh thiết hạch.

2. Lao hệ thần kinh trung ương

- Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ (hơn 50% trẻ dưới 2 tuổi). Vị trí bị bệnh: 95% là ở lao màng não, u lao ở não: 5%, áp xe não do lao dưới 1%.

- Lao màng não

Lâm sàng lao màng não được chia thành ba giai đoạn:

Lao hệ thần kinh trung ương

  • Giai đoạn I: Các triệu chứng toàn thân là chủ yếu: sốt, gầy sút, quấy khóc, ăn kém, có thể có nôn, buồn nôn, tinh thần tỉnh táo.
  • Giai đoạn II: Có triệu chứng về màng não: tam chứng màng não (đau đầu, nôn, táo bón), cổ cứng, Kernig (+), vạch màng não (+), trẻ lúc tỉnh lúc mê, có thể có liệt các dây thần kinh sọ não.
  • Giai đoạn III: Trẻ hôn mê, có thể liệt nửa người, rối loạn cơ tròn. + 

Cận lâm sàng

  • Dịch não tủy: Áp lực tăng, màu vàng chanh, Protein tăng (phản ứng Pandy (+), đường, muối có thể giảm, tế bào lympho tăng. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao trong dịch não tủy (soi kính trực tiếp, nuôi cây) dương tính 20 – 45%.
  • Xquang phổi: Có thể có tổn thương lao (hay gặp thể lao kê).
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Hình ảnh giãn não thất, có thể có khối u lao (đường kính trung bình 1-5cm).
  • Phản ứng Mantoux: Có thể âm tính.
  • Xét nghiệm máu: Hồng cầu, huyết sắc tố giảm khi trẻ suy kiệt.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Lao xương khớp 

Biểu hiện ở người bệnh trên lâm sàng

Tổn thương hay gặp là lao cột sống, khớp háng, khớp gối. 

- Lao cột sống

Có bốn triệu chứng hay gặp trong lao cột sống:

  • Đau ở vị trí tổn thương: Trẻ nhỏ biểu hiện quấy khóc.
  • Hạn chế vận động cột sống: Hạn chế các động tác cúi, xoay người, xoay cổ...  tùy vị trí bệnh.
  • Biến dạng cột sống (chẩn đoán muộn): Hay gặp là gì.
  • Bệnh diễn biến âm ỉ, kéo dài: Không có biểu hiện sưng, nóng tại cột sống (trừ khi có áp xe lạnh sắp dò, bội nhiễm).

- Lao khớp háng, khớp gối

  • Có bốn triệu chứng hay gặp như lao cột sống: Triệu chứng biến dạng khớp kèm teo cơ ở đùi hay cẳng chân.
  • Tổn thương thường ở một bên khớp.

Cận lâm sàng

Cận lâm sàng

- Tìm vi khuẩn lao ở dịch dò từ ổ áp xe lạnh, hoặc dịch chọc hút ổ áp xe lạnh tỷ lệ dương tính thấp.

- Sinh thiết đốt sống tổn thương để chẩn đoán mô bệnh học: chỉ thực hiện được ở các cơ sở chuyên sâu, cần đảm bảo vô khuẩn.

- Chẩn đoán hình ảnh: Xquang thẳng, nghiêng, cộng hưởng từ:

  • Đối với lao cột sống: tổn thương hay gặp là hai đốt sống, tổn thương cả thân đốt sống và đĩa đệm, hình ảnh mất xương, mảnh xương chết, hang ở trong xương, áp xe lạnh…
  • Đối với lao khớp háng, khớp gối: Hình mờ khe khớp, mặt khớp nham nhở, hẹp khe khớp, chỏm xương đùi bị phá hủy, dính, biến dạng khớp...

Quá trình thăm khám và lấy bệnh phẩm xét nghiệm phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh lao là vô cùng khó khăn. Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

Một số lưu ý đối với các bậc phụ huynh:

  • Nên đưa trẻ tiêm phòng lao bằng vaccin BCG ngay sau sinh theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Tránh xa trẻ khỏi những nguồn lây dễ mắc lao, phát hiện và điều trị sớm những thành viên trong gia đình nếu phát hiện bị lao để phòng tránh việc lây nhiễm cho trẻ.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất để trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất.
  • Đảm bảo một môi trường sống lành mạnh.
  • Cách ly trẻ trong trường hợp gia đình có người bị lao, tránh tiếp xúc thường xuyên, gần gũi.
  • Đặc biệt trong trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc lao thì phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị theo phác đồ của chương trình phòng chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2021 - Cập nhật 03/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Trẻ em là nhóm đối tượng khó chẩn đoán bệnh lao hơn rất nhiều so với người lớn. Bệnh lao gặp ở trẻ cũng dễ dàng có những triệu chứng gây nhầm lẫn với một số...

28/11/2021

374 Lượt xem

4 Phút đọc

Lao hạch bạch huyết: thể lao ngoài phổi đang có xu hướng...

Lao hạch bạch huyết: thể lao ngoài phổi đang có xu hướng...

Khi nhắc đến bệnh lao người ta thường nghĩ đến bệnh hô hấp thường xuyên xuất hiện ở phổi nhưng không chỉ vậy mà lao còn xuất hiện ở nhiều cơ quan, bộ phận khác ...

27/11/2021

937 Lượt xem

5 Phút đọc

Lao các khớp khác: một trong những thể bệnh hay gặp của lao ...

Lao các khớp khác: một trong những thể bệnh hay gặp của lao ...

Lao các khớp khác là một trong hai thể bệnh hay xuất hiện của bệnh lý lao xương khớp. Phần lớn chỉ bị một khớp, hay gặp nhất là khớp háng, cũng giống như lao...

22/11/2021

648 Lượt xem

4 Phút đọc

Lao cột sống- thể lao xương khớp thường gặp

Lao cột sống- thể lao xương khớp thường gặp

Lao cột sống là thể bệnh hay xuất hiện, chiếm 60% đến 70% ở lao xương khớp. Đối tượng mắc bệnh hiện nay thường ở đột tuổi từ 16 đến 45 tuổi. Lao cột sống có 3...

22/11/2021

1042 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG