Nội dung chính
  • 1. Giai đoạn khởi phát
  • 2. Giai đoạn toàn phát
  • 3. Giai đoạn cuối
  • 4. Điều trị lao các khớp khác
Nội dung chính
  • 1. Giai đoạn khởi phát
  • 2. Giai đoạn toàn phát
  • 3. Giai đoạn cuối
  • 4. Điều trị lao các khớp khác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Lao các khớp khác: một trong những thể bệnh hay gặp của lao xương khớp

Lao các khớp khác là một trong hai thể bệnh hay xuất hiện của bệnh lý lao xương khớp. Phần lớn chỉ bị một khớp, hay gặp nhất là khớp háng, cũng giống như lao cột sống, lao các khớp khác cũng diễn ra qua ba giai đoạn.
Nội dung chính
  • 1. Giai đoạn khởi phát
  • 2. Giai đoạn toàn phát
  • 3. Giai đoạn cuối
  • 4. Điều trị lao các khớp khác

1. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát

- Triệu chứng lâm sàng

  • Khớp sưng to, đau, hạn chế vận động, biến dạng chi và teo cơ. 
  • Thường nổi hạch ở gốc chi. 
  • Gầy sút cân và sốt không rõ rệt.

- Cận lâm sàng

  • Sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim, bằng phẫu thuật để xét nghiệm tế bào, mô bệnh học, thấy tổn thương lao điển hình. Đây là xét nghiệm rất có giá trị chẩn đoán sớm lao các khớp bắt đầu từ màng hoạt dịch khi hình ảnh XQuang chưa có thay đổi.
  • Chọc lấy dịch khớp tìm vi khuẩn lao bằng các phương pháp khác nhau.
  • Sinh thiết hạch gốc chi.
  • XQuang
  • Phản ứng Mantoux dương tính, dương tính mạnh.
  • Tốc độ máu lắng cao.

2. Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này tổn thương lan rộng, mức độ phá hủy nhiều, phần đầu xương, sụn khớp và bao khớp đều có tổn thương lao.

Dấu hiệu chung:

Bệnh nhân sốt thường xuyên, kéo dài mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút nhiều, da xanh. Tổn thương ở khớp nông thấy sưng khá to hạn chế vận động, đau, da bên ngoài thấy nổi tĩnh mạch, sờ thấy hơi nóng hơn khớp đối diện, bao khớp dày lên. Có thể thấy lỗ rò chảy dịch hoặc chất bã đậu kéo dài nhiều tháng. Cơ của đoạn chi liên quan teo rõ rệt, nổi hạch vùng gốc chi.

- Cận lâm sàng

  • Sinh thiết bao hoạt dịch hoặc hạch gốc chi thấy tổn thương lao.
  • Xét nghiệm dịch khớp tìm vi khuẩn lao.
  • Tốc độ lắng tăng cao.
  • XQuang

- Biểu hiện từng khớp

  • Khớp háng: Bệnh nhân đau, đi đứng hạn chế nhiều, các cơ ở đùi và mông teo rõ rệt, hạch nổi ở bẹn.
  • Khớp gối: Sưng to nhiều, hạn chế vận động, đau và nóng, khám thấy da vùng khớp gối nổi nhiều tĩnh mạch, có thể thấy lỗ rò, bao khớp dày, ổ khớp có nhiều dịch, động tác gấp duỗi hạn chế. 
  • Khớp cổ chân: Sưng to ở bốn vị trí trước và sau của hai mắt cá, bàn chân ở tư thế hơi duỗi, vận động hạn chế. Thường thấy áp xe ở sau mắt cá ngoài.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Giai đoạn cuối

Nếu được điều trị, đúng nguyên tắc bệnh đỡ nhanh, các triệu chứng giảm dần và khỏi bệnh, bệnh nhân có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Ngược lại, nếu không được điều trị đặc hiệu, chỉ cố định đơn thuần, sau khi bị bệnh 2-3 năm tổn thương lao ngừng phát triển, áp xe lạnh xẹp bớt, đầu xương vôi hóa dần trở lại, phần xương và sụn bị viêm được bao bọc bởi một vòng xơ, khớp bị dính một phần hay toàn bộ, bao khớp bị xơ hóa nhiều hay ít. Khớp giảm sưng, nóng, các túi áp xe lạnh thu nhỏ lại dần, các lỗ dò có thể khỏi để lại sẹo xấu, bệnh nhân chỉ đau khi vận động nhiều. Vận động bị hạn chế nhiều hay ít, các dấu hiệu toàn thân tốt lên và rõ rệt, tăng cân, không sốt. Nếu điều trị không tốt có thể biến chứng lao lan sang các bộ phận khác hoặc dò mủ kéo dài kèm theo nhiễm khuẩn phụ.

4. Điều trị lao các khớp khác

Điều trị lao các khớp khác

- Điều trị nội khoa: Đối với lao xương, khớp điều trị nội khoa là chủ yếu, điều trị sớm, đúng nguyên tắc từ đầu. Phối hợp 4 đến 5 loại thuốc chống lao giai đoạn điều trị tấn công. Điều trị phối hợp các thuốc chữa triệu chứng, chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng.

- Cố định và vận động

  • Trước đây: Điều trị lao xương khớp chủ yếu là cố định, chờ đợi cho bệnh nhân tiến tới giai đoạn ổn định một cách tự nhiên, vì vậy cố định thường phải để rất lâu, hàng năm và cố định bằng bó bột. Phần lớn bệnh nhân sau khi khỏi bệnh thường bị teo cơ và cứng khớp rất trầm trọng.
  • Quan niệm hiện nay có nhiều thay đổi: Cố định trong suốt thời gian bệnh tiến triển, nhưng không hoàn toàn và không liên tục, tốt nhất là sử dụng giường bột và máng bột, có thể nằm trên nền phẳng cưng để bệnh nhân thay đổi tư thế nhiều lần trong ngày, tránh được các hiện tượng co cứng hoặc teo cơ. Trừ trường hợp nặng, tổn thương ở cột sống cổ cần phải cố định bằng bột để tránh tai biến ép tủy. Những trường hợp tổn thương nhẹ được chẩn đoán sớm, chỉ cần nằm nhiều tránh vận động và gắng sức là đủ, không cần cố định bằng bột.

- Điều trị ngoại khoa

  • Mổ sớm sau điều trị nội khoa tích cực từ 1 đến 3 tháng. Sau mổ điều trị tiếp 6 đến 9 tháng.
  • Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà phương pháp mổ sẽ làm là cắt bỏ bao hoạt dịch, lấy ổ áp xe lạnh, lấy xương bị hoạt tử, cắt đầu xương, làm cứng khớp, cố định cột sống. Sau khi mổ nên cố định 1 đến 3 tháng sau mới cho vận động trở lại.

- Lao các khớp khác trong bệnh lý lao xương khớp nếu chẩn đoán sớm, điều trị đúng thường kết quả tốt. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn có thể tử vong hoặc bị biến chứng, di chứng nặng nếu phát hiện muộn và điều trị sai.

- Hạn chế các điều kiện dễ mắc lao đặc biệt là chẩn đoán sớm và điều trị đúng các trường hợp nặng mắc lao tiên phát đặc biệt là các thể lao khác là biện pháp có hiệu quả phòng mắc lao.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/11/2021 - Cập nhật 22/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1290 Lượt xem

4 Phút đọc

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Trẻ em là nhóm đối tượng khó chẩn đoán bệnh lao hơn rất nhiều so với người lớn. Bệnh lao gặp ở trẻ cũng dễ dàng có những triệu chứng gây nhầm lẫn với một số...

28/11/2021

359 Lượt xem

4 Phút đọc

Lao tiết niệu sinh dục: Các thể lâm sàng? Tiến triển, biến...

Lao tiết niệu sinh dục: Các thể lâm sàng? Tiến triển, biến...

Lao hệ tiết niệu, sinh dục có thể được kể đến là thể lao ngoài phổi thường gặp. Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh để lại có thể dẫn đến tình trạng vô sinh. Tiên ...

23/11/2021

504 Lượt xem

4 Phút đọc

Lao tiết niệu, sinh dục: thể lao ngoài phổi thường gặp...

Lao tiết niệu, sinh dục: thể lao ngoài phổi thường gặp...

Lao tiết niệu, sinh dục: thể lao ngoài phổi thường gặp. Việc chẩn đoán sớm lao tiết niệu, sinh dục thường khó, dễ nhầm với các bệnh lý khác của hệ tiết niệu,...

23/11/2021

467 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG