Nội dung chính
  • 1. Vài nét về bệnh vảy nến ở mặt
  • 2. Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
Nội dung chính
  • 1. Vài nét về bệnh vảy nến ở mặt
  • 2. Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến ở mặt là bệnh lý mãn tính gây tổn thương da nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý của bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả bệnh nhân cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Qua bài viết này, ISOFHCARE xin nhắc nhở bạn một vài lưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến ở mặt. Cùng theo dõi bài viết ngay nhé!
Nội dung chính
  • 1. Vài nét về bệnh vảy nến ở mặt
  • 2. Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

1. Vài nét về bệnh vảy nến ở mặt

Triệu chứng điển hình của bệnh là da tấy đỏ, bong tróc vảy trắng liên tục, gây ngứa dữ dội. Tùy thuốc các vị trí khác nhau ở mặt mà có những điểm khác biệt:

- Vùng mắt: Khi bệnh khởi phát, các triệu chứng xuất hiện ở vùng da xung quanh mắt, mí mắt với những mảng sần đỏ, viêm ngứa, phủ vảy li ti. Vì vùng da  mắt rất mỏng và nhạy cảm nó có thể gây sưng và ảnh hưởng tới việc đóng mở mắt nếu bệnh kéo dài.

- Miệng: Vảy ở mặt có thể xuất hiện ở vị trí môi, quanh miệng với lớp màu xám, trắng. Đôi khi còn xuất hiện ở niêm mạc má, lưỡi dưới dạng đốm loét,... Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống.

- Tai: Những mảng tấy đỏ, bong tróc vảy ở vành tai, có khi vào sâu trong ống tai khiến người bệnh khó chịu.

- Da đầu: Vùng chân tóc có thể xuất hiện đường viền phủ vảy trắng bạc hoặc da đầu có nguy cơ tróc vảy, sưng ngứa gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa, những biểu hiện này còn gây cho bệnh nhân tâm lý tự ti khi giao tiếp.

Vậy nguyên nhân nào gây nên căn bệnh “xấu xí” này? Vảy nến là một bệnh lý tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch bên trong cơ thể bị rối loạn. Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên vảy nến da mặt. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, ví dụ như:

- Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn,...

- Cơ thể thiếu hụt vitamin D.

- Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

- Thừa cân béo phì.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây.

- Tiền sử nhiễm trùng da.

- Căng thẳng, stress kéo dài.

- Sử dụng các loại thuốc kích thích, hóa chất như thuốc nhuộm tóc, thuốc kích mọc tóc,...

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

Có rất nhiều người có quan điểm sai lầm, cho rằng chỉ cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ là đủ. Tuy nhiên, cần có sự kết hợp nhiều phương pháp chữa trị thì mới đạt hiệu quả tối đa.

a. Người mắc vảy nến ở mặt nên ăn gì?

Người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với vẩy nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa. Chế độ ăn hợp lý có hiệu quả giảm nhẹ các dấu hiệu bệnh. Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân vảy nến ở mặt nên bổ sung:

Nên ăn cá trong quá trình điều trị vảy nến

- Cá biển: Cá hồi, cá thu, cá basa,... có chứa nhiều omega-3, một chất có tác dụng ức chế các chất gây viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3, 5. Nên bổ sung 150g cá biển mỗi ngày trong một thời gian dài để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

- Rau củ quả chứa nhiều beta-caroten: Bơ, cà rốt, xoài, bí đỏ,... có chứa nhiều beta-caroten có khả năng bảo vệ cấu trúc da.

- Vừng đen: Với nhiều thành phần dầu béo có cấu trúc tương tự omega-3, hơn nữa vừng đen còn chứa một lượng vitamin E lớn rất cần thiết cho lớp sợi liên kết dưới da.

- Bông cải xanh: Một thực phẩm giàu acid folic, có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp kháng thể.

- Ngao sò: Kẽm là khoáng chất vô cùng cần thiết cho da và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu như không bị dị ứng hải sản thì ngao sò là một nguồn dinh dưỡng tốt cho người bệnh vẩy nến.

- Hoa quả: Trong hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.

b. Những thứ người bị vảy nến ở mặt nên tránh

Người bị vảy nến ở mặt nên cẩn trọng với những thực phẩm sau:

- Các món ăn lạ dễ gây dị ứng như: Đậu phộng, cà chua, hải sản,...

- Ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp,...

- Chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá,...

- Tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm,...

- Mỹ phẩm: nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc…

- Động vật có lông, phấn hoa,...

- Những hành động gây tổn hại đến da: Gãi, kỳ cọ, chà xát.

- Tắm nướng nóng hoặc nước quá lạnh.

c. Dưỡng ẩm cho da

Việc cấp ẩm cho da sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Tuy nhiên đối với làn da nhạy cảm, những bệnh nhân vảy nến ở mặt cần thận trọng trong việc lựa chọn mỹ phẩm. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Một số sản phẩm dưỡng ẩm cho da nhạy cảm:

Dưỡng ẩm cho da trong quá trình điều trị vảy nến

- Cetaphil moisturizing lotion: Có lẽ Cetaphil không còn xa lạ gì với chị em phụ nữ, nhất là những người sở hữu làn da nhạy cảm. Cetaphil đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về tính chất dịu nhẹ, hệ thống dưỡng ẩm vượt trội giúp cung cấp độ ẩm cho da, an toàn và không gây kích ứng khi sử dụng. Đây có thể là lựa chọn tuyệt vời đối với làn da vảy nến.

- CeraVe Facial Moisturizing Lotion PM: Chất kem khá lỏng có thể thẩm thấu nhanh qua lớp biểu bì mà không hề gây ra cảm giác bí bách hay bết dính. Vì thế, người bị vảy nến ở mặt không cần lo lắng cảm giác khó chịu hay bỏng rát khi dưỡng ẩm.

Vảy nến ở mặt luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây là căn bệnh mãn tính và khó chữa trị vì thế bệnh nhân cần kiên trì chăm sóc và điều trị. Mong rằng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Vảy nến thể mảng là thể vảy nến phổ biến nhất trên lâm sàng, chiếm đến 80% các trường hợp. Các triệu chứng của bệnh không những làm mất thẩm mỹ mà còn khiến...

19/07/2021

1471 Lượt xem

6 Phút đọc

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn do rối loạn trung gian miễn dịch, không chỉ ảnh hưởng tại da mà còn ảnh hưởng toàn thân. Điều trị dứt điểm luôn là một vấn đề...

19/07/2021

4822 Lượt xem

6 Phút đọc

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến ở mặt là bệnh lý mãn tính gây tổn thương da nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý của bệnh...

19/07/2021

1075 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp gây nên tình trạng lõm móng, móng chuyển sang màu vàng đục. Hơn nữa bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ tới tính...

19/07/2021

2218 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG