Nội dung chính
  • 1. Vảy nến thể mảng là gì?
  • 2. Phân mức độ nặng của vảy nến thể mảng
  • 3. Điều trị vảy nến thể mảng như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Vảy nến thể mảng là gì?
  • 2. Phân mức độ nặng của vảy nến thể mảng
  • 3. Điều trị vảy nến thể mảng như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Vảy nến thể mảng là thể vảy nến phổ biến nhất trên lâm sàng, chiếm đến 80% các trường hợp. Các triệu chứng của bệnh không những làm mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc. Vậy phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng? Hãy cùng ISOFHCARE giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Vảy nến thể mảng là gì?
  • 2. Phân mức độ nặng của vảy nến thể mảng
  • 3. Điều trị vảy nến thể mảng như thế nào?

1. Vảy nến thể mảng là gì?

Vảy nến là một bệnh da liễu tự miễn, đặc trưng bởi sự rối loạn quá trình keratin hóa sản xuất tế bào mới liên tục, tạo vảy trên da. Các tế bào cũ chưa kịp chết đi thì các tế bào mới đã sinh ra tạo thành các mảng da dày. Người bệnh xuất hiện các mảng đỏ da kèm theo có nhiều vảy màu trắng, khi cạo bong ra như vụn phấn, xuất hiện ở các vùng tỳ đè.

Vảy nến có nhiều thể khác nhau: Vảy nến thể mảng, vảy nến thể giọt, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, vảy nến khớp. Trong đó, vảy nến thể mảng là thể vảy nến phổ biến nhất, chiếm đến 80% các trường hợp. Bệnh mạn tính và có nhiều đợt bùng phát theo thời gian.

Đặc trưng của vảy nến thể mảng là các mảng hồng ban ranh giới rõ lan rộng khắp cơ thể. Trên hồng ban là mảng dày da nổi lên, có nhiều lớp vảy trắng bạc bao phủ. Tổn thương da thường đối xứng và phân bố ở các vùng tỳ đè như đầu, khuỷu tay, lưng, đầu gối,… Đôi khi, vảy nến thể mảng có thể phối hợp với các thể vảy nến khác trên lâm sàng.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Phân mức độ nặng của vảy nến thể mảng

 Mức độ nặng của bệnh cũng ảnh hưởng đến cách tiếp cận điều trị vảy nến thể mảng. Dựa theo mục đích lập kế hoạch điều trị, bệnh nhân có thể được chia thành các mức độ nặng:

- Tổn thương da ít: Khi diện tích da tổn thương nhỏ hơn 10% diện tích da cơ thể. Tình trạng này cũng tương ứng với mức độ nhẹ.

- Tổn thương lan rộng: Tương ứng với vảy nến trung bình đến nặng. Diện tích da tổn thương chiếm từ 10% diện tích da cơ thể trở lên.

Trong đó, toàn bộ lòng bàn tay, bao gồm cả các ngón tay của một bàn tay tương ứng với 1% diện tích da cơ thể. Ngoài ra, vảy nến thể mảng có kèm theo tổn thương khớp cũng được xếp vào mức độ nặng. Lúc này người bệnh cần xem xét điều trị hệ thống có kèm theo liệu pháp ánh sáng hoặc không.

Mức độ nặng của vảy nến thể mảng

3. Điều trị vảy nến thể mảng như thế nào?

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp để điều trị triệt để vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng. Ta chỉ có thể điều trị tổn thương da và các tình trạng khác trên từng bệnh nhân. Điều quan trọng là phải tối ưu hóa phác đồ điều trị cho riêng từng người và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc.

a. Điều trị bằng thuốc

Đối với hầu hết bệnh nhân, điều đầu tiên cần làm là lựa chọn giữa liệu pháp tại chỗ và liệu pháp toàn thân. Liệu pháp tại chỗ có thể giúp giảm triệu chứng và có thể giảm thiểu liều thuốc toàn thân cần thiết. Vảy nến thể mảng nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bôi, trong khi mức độ từ trung bình đến nặng có thể cần liệu pháp ánh sáng hoặc điều trị toàn thân.

Những bệnh nhân có trên 10% diện tích da cơ thể bị ảnh hưởng thường được ưu tiên liệu pháp quang trị liệu hoặc liệu pháp toàn thân, vì việc áp dụng thuốc bôi tại chỗ cho một vùng diện tích lớn thường không thực tế. Việc điều trị thuốc bôi khi diện tích tổn thương lan rộng thường thất bại, không những tăng thêm chi phí mà còn làm bệnh nhân mất niềm tin vào bác sĩ.

Tuy nhiên, thuốc bôi ngoài da là một thuốc hỗ trợ hữu ích cho các tổn thương khu trú, kháng thuốc ở những bệnh nhân đang được điều trị chiếu đèn hoặc thuốc toàn thân. Những liệu pháp toàn thân có rất nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả tốt nhưng chi phí lại là một vấn đề cần cân nhắc khi sử dụng biện pháp này.

Thuốc bôi ngoài da

Các thuốc bôi ngoài da bao gồm dẫn xuất vitamin D, corticoid bôi, thuốc có chứa thành phần Retinoid,… Dẫn xuất vitamin D là lựa chọn đầu tay trong điều trị, nó ngăn cản tăng sinh thượng bì, làm giảm quá trình sừng hóa ở bệnh nhân vảy nến thể mảng. Tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý liều lượng cách bôi vì nếu quá liều tối đa 100g/ tuần có thể gây ngộ độc canxi cho người bệnh.

Thuốc corticoid bôi cũng thường được sử dụng nhờ khả năng kháng viêm và ức chế miễn dịch tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên dừng thuốc đột ngột và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra còn có thuốc chứa thành phần Retinoid (tỷ lệ kích ứng cao nên ít sử dụng) và kem urea, kem chứa salicylic nhằm làm mềm da.

Thuốc hệ thống tác dụng toàn thân

Thuốc uống hệ thống được xem xét sử dụng khi người bệnh có diện tích da tổn thương rộng hoặc có vảy nến khớp kèm theo. Liệu pháp toàn thân bao gồm Methotrexate, Retinoid, Cylosporin hoặc các thuốc sinh học. Các tác nhân sinh học thường được sử dụng trong điều trị vảy nến thể mảng là adalimumab, etanercept,infliximab,…Điều trị bằng thuốc

 

Sự cải thiện các triệu chứng thường xảy ra trong vòng vài tuần. Những bệnh nhân bị vảy nến thể mảng nặng sẽ cần bác sĩ da liễu chăm sóc đặc biệt. Trong khi sử dụng các thuốc uống tác dụng toàn thân, người bệnh vẫn cần điều trị hỗ trợ bằng thuốc bôi hoặc khi cần thiết có thể sử dụng kết hợp liệu pháp ánh sáng.

b. Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng

Chiếu tia cực tím (UV) từ lâu đã được công nhận là có lợi cho việc kiểm soát các tổn thương da do vảy nến. Tia UV có tác dụng chống tăng sinh, làm chậm quá trình sừng hóa và chống viêm. Tuy nhiên, khi lựa chọn liệu pháp ánh sáng cần phải xem xét đến khả năng tia cực tím có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ ung thư da.

Liệu pháp ánh sáng bao gồm tia cực tím B (UVB) phổ hẹp, tia UVB phổ rộng và psoralen uống hoặc tắm cộng với quang trị liệu tia cực tím A (PUVA). Liệu pháp ánh sáng thường được thực hiện ba lần mỗi tuần trong giai đoạn điều trị, khi có cải thiện, tần suất có thể giảm xuống thấp nhất để duy trì. Quá trình này cần được giám sát bởi bác sĩ da liễu có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.

c. Điều trị lối sống

Bên cạnh điều trị thuốc và vật lý, việc kiểm soát lối sống là vô cùng quan trọng. Điều này giúp hạn chế được các đợt tái phát và bùng phát vảy nến thể mảng thường xuyên. Tâm lý và lối sống, sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Trầm cảm, lo lắng, rượu bia, thuốc lá, béo phì,… sẽ khiến các đợt bùng phát xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, người bệnh vảy nến thể mảng cần thực hiện những điều sau:

- Kiểm soát lại lối sống, thay đổi chế độ ăn khoa học.

- Tập thể dục thường xuyên, giảm cân nếu béo phì.

- Tạo tâm lý thoải mái, giảm stress căng thẳng.

- Không sử dụng các thuốc kích thích như rượu bia, thuốc lá.

- Không nên cào gãi trên da vì sẽ hình thành vảy nến mới trên vùng da đó.

- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa để tránh gây kích ứng cho da.

Tóm lại, vảy nến thể mảng mãn tính là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh da liễu. Có nhiều phương pháp điều trị được sử dụng hiện nay, tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà ta có biện pháp điều trị phù hợp. Khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh vảy nến thể mảng cũng như định hướng được cần phải điều trị như thế nào khi mắc bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý này, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Vảy nến thể mảng là thể vảy nến phổ biến nhất trên lâm sàng, chiếm đến 80% các trường hợp. Các triệu chứng của bệnh không những làm mất thẩm mỹ mà còn khiến...

19/07/2021

1455 Lượt xem

6 Phút đọc

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn do rối loạn trung gian miễn dịch, không chỉ ảnh hưởng tại da mà còn ảnh hưởng toàn thân. Điều trị dứt điểm luôn là một vấn đề...

19/07/2021

4807 Lượt xem

6 Phút đọc

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến ở mặt là bệnh lý mãn tính gây tổn thương da nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý của bệnh...

19/07/2021

1066 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp gây nên tình trạng lõm móng, móng chuyển sang màu vàng đục. Hơn nữa bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ tới tính...

19/07/2021

2206 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG