Nội dung chính
  • 1. 5+ cách chữa bệnh vảy nến móng tay đơn giản, hiệu quả
  • 2. Phòng bệnh vảy nến móng tay
Nội dung chính
  • 1. 5+ cách chữa bệnh vảy nến móng tay đơn giản, hiệu quả
  • 2. Phòng bệnh vảy nến móng tay
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp gây nên tình trạng lõm móng, móng chuyển sang màu vàng đục. Hơn nữa bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ và khiến nhiều người cảm thấy tự ti, mặc cảm. Đừng bỏ qua 5+ cách điều trị vảy nến móng tay mà ISOFHCARE chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. 5+ cách chữa bệnh vảy nến móng tay đơn giản, hiệu quả
  • 2. Phòng bệnh vảy nến móng tay

1. 5+ cách chữa bệnh vảy nến móng tay đơn giản, hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bạn hoàn toàn có thể tự chữa vảy nến móng tay tại nhà nhờ những phương pháp sau:

a. Sử dụng nha đam (lô hội)

Nha đam (lô hội) được sử dụng nhiều trong chăm sóc và cải thiện làn da, được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Với đặc tính dưỡng ẩm, làm dịu da, nha đam còn được tận dụng để kiểm soát các bệnh về da liễu như vảy nến móng tay, viêm da cơ địa, á sừng,… Bởi trong nha đam có chứa hàm lượng nước dồi dào có thể giảm nhanh tình trạng bong da do vảy nến. Đồng thời nha đam còn cung cấp hàm lượng khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa thiết yếu.

Điều trị bằng nha đam

Cách thực hiện: Nha đam gọt bỏ vỏ, lấy gel và bôi gel lên móng tay bị tổn thương. Để trong khoảng 30 phút rồi rửa bằng nước sạch. Bạn có thể bôi gel nha đam lên móng tay và để qua đêm, tuy nhiên hãy nhớ rửa sạch vào buổi sáng hôm sau.

b. Sử dụng kem chứa vitamin D

Vitamin D có đặc tính chống viêm và giúp tăng công dụng chữa lành móng khi chúng bị tổn thương. Đây cũng là lý do tại sao các loại kem có chứa vitamin D lại luôn là sự lựa chọn tốt để điều trị bệnh vảy nến móng tay.

Cách thực hiện: Bạn hãy thoa kem hoặc thuốc mỡ có chứa vitamin D lên móng trong 5 phút và nên áp dụng 2-3 lần/ngày.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

c. Sử dụng bột yến mạch

Bột yến mạch có nhiều lợi ích giải độc và giúp điều trị các thương tổn về da hiệu quả. Hoạt chất avenanthramide là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa ngứa, giảm kích ứng. Vì vậy việc áp dụng bột yến mạch trong điều trị vảy nến móng tay có thể làm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó avenanthramide còn hỗ trợ tái tạo, phục hồi các mô da hư tổn, tăng sinh tế bào sừng.

Sử dụng bột yến mạch điều trị vảy nến móng tay

Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 2 muỗng cafe bột yến mạch và 1 cốc nước ấm. Cho bột yến mạch và cốc nước ấm vào một cái bát trộn đều. Sau đó ngâm cả bàn tay vào hỗn hợp trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch tay.

d. Dầu Arnica

Dầu arnica có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Do đó nó giúp ngăn tình trạng vảy nến móng tay trở nên trầm trọng hơn do hậu quả của việc nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.

Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 1 chén dầu oliu, 2 chén dầu arnica. Trộn dầu oliu và dầu arnica vào một cái bát và để nơi kín ánh sáng khoảng 7-10 ngày. Sau đó lọc hỗn hợp và thoa lên móng tay bị vảy nến. Kiên trì áp dụng bạn sẽ thấy móng tay cải thiện trông thấy.

e. Dung dịch muối

Sử dụng muối cũng là cách điều trị bệnh vảy nến móng tay đơn giản và dễ áp dụng tại nhà. Muối có tính giải độc, kháng viêm, sát trùng. Do đó sử dụng muối sẽ giảm mức độ ngứa và viêm đỏ.

Cách thực hiện: Bạn đổ đầy 1.5-2 lít nước ấm hòa tan 2 muỗng cafe muối. Ngâm móng tay vào hỗn hợp khoảng 20-30 phút. Sau đó rửa sạch móng tay bằng nước sạch và lau khô, dưỡng ẩm bằng kem chứa vitamin D.

f. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa được biết đến là chất giữ ẩm lý tưởng. Dầu dừa chứa hàm lượng axit panmitic, axit lauric,… có tác dụng kháng viêm, giúp ngăn ngừa nấm phát triển trên móng tay.

Cách thực hiện: Thoa chút dầu dừa lên móng tay, áp dụng 2-3 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

g. Sử dụng dầu tràm trà

Nhiễm nấm là một trong những biến chứng thường gặp gây nên bệnh vảy nến móng tay. Do có tính chất diệt khuẩn rất mạnh dầu tràm trà có công dụng chống lại những vi sinh vật và nấm gây bệnh ở móng tay hiệu quả.

Sử dụng dầu tràm trà để điều trị vảy nến móng tay

Cách thực hiện:

Cách 1: Nhỏ 4-5 giọt dầu tràm trà vào một chiếc bát với nước ấm. Ngâm móng tay vào trong dung dịch trong khoảng 15-20 phút, sau đó lau khô. Bạn nên áp dụng 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách 2: Hòa 1 muỗng dầu dừa với khoảng 4-5 giọt dầu tràm trà. Dùng bông gòn nhúng vào hỗn hợp này và bôi lên móng, để nguyên trong khoảng 10 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Lau khô móng và dùng kem dưỡng ẩm, áp dụng 2-3 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

h. Sử dụng giấm táo

Giấm táo rất tốt cho những người bị vảy nến bởi nó giúp cân bằng nồng độ pH tự nhiên cho da và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm. Hơn nữa giấm táo còn kiểm soát những biến chứng của vảy nến móng tay một cách hiệu quả, an toàn.

Cách thực hiện:

Cách 1: Pha 1 muỗng cafe giấm táo vào cốc nước và uống 2 lần mỗi ngày.

Cách 2: Pha 1 phần giấm táo, 3 phần nước ấm sau đó ngâm móng tay vào dung dịch này khoảng 10-15 phút, rồi sau khô.

2. Phòng bệnh vảy nến móng tay

Để phòng bệnh vảy nến móng tay việc chăm sóc tại nhà để ngăn ngừa bệnh tái phát là vô cùng quan trọng. Cụ thể:

- Cắt móng tay để không dính bất cứ thứ gì vào các kẽ móng tay.

- Không nên làm sạch móng tay bằng cách sử dụng bàn chải móng hoặc những vật nhọn chà lên móng để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm gây bệnh.

- Bảo vệ móng khỏi những tổn thương bằng cách đeo găng tay cotton mỗi khi làm việc nhà như rửa bát, chén, giặt đồ, tiếp xúc với những chất độc hại.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm móng tay, đây là biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt móng tay.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu chất chống oxy hóa, kẽm, folate,… thúc đẩy sản sinh tế bào da mới khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Tạo tâm lý thoải mái, tốt nhất nên có kế hoạch cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về cách điều trị bệnh vảy nến móng tay cũng như cách phòng bệnh. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, tăng cường vận động hàng ngày. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và giải đáp sớm nhất bạn nhé.        

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

                                                                                       

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Vảy nến thể mảng là thể vảy nến phổ biến nhất trên lâm sàng, chiếm đến 80% các trường hợp. Các triệu chứng của bệnh không những làm mất thẩm mỹ mà còn khiến...

19/07/2021

1471 Lượt xem

6 Phút đọc

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn do rối loạn trung gian miễn dịch, không chỉ ảnh hưởng tại da mà còn ảnh hưởng toàn thân. Điều trị dứt điểm luôn là một vấn đề...

19/07/2021

4821 Lượt xem

6 Phút đọc

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến ở mặt là bệnh lý mãn tính gây tổn thương da nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý của bệnh...

19/07/2021

1075 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp gây nên tình trạng lõm móng, móng chuyển sang màu vàng đục. Hơn nữa bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ tới tính...

19/07/2021

2217 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG