Nội dung chính
  • 1. Chuẩn bị trước ghép thận
  • 2. Thời điểm tiến hành ghép thận
  • 3. Các biến chứng có thể gặp của ghép thận
  • 4. Điều trị sau ghép thận
Nội dung chính
  • 1. Chuẩn bị trước ghép thận
  • 2. Thời điểm tiến hành ghép thận
  • 3. Các biến chứng có thể gặp của ghép thận
  • 4. Điều trị sau ghép thận
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu
Ghép thận là phương pháp điều trị hiện đại và đang ngày một phát triển dành cho bệnh nhân có bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Phương pháp này mang đến sự thoải mái hơn cho người bệnh so với các phương pháp điều trị thay thế truyền thống như lọc máu chu kỳ hay lọc màng bụng.
Nội dung chính
  • 1. Chuẩn bị trước ghép thận
  • 2. Thời điểm tiến hành ghép thận
  • 3. Các biến chứng có thể gặp của ghép thận
  • 4. Điều trị sau ghép thận

Việc tiến hành phẫu thuật ghép thận cần có được sự kết nối và trao đổi thường xuyên giữa người bệnh (người nhận thận), người hiến và nhân viên y tế để có được hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin mà người bệnh cần nắm được trước khi tiến hành phẫu thuật đặc biệt này.

1. Chuẩn bị trước ghép thận

Để có thể ghép thận, cả người hiến và nhận thận đều cần phải trải qua một đợt khám sàng lọc tổng thể nhằm mục đích phát hiện các bất thường trên cơ thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thành công của việc ghép thận.

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Các xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan B, C; đánh giá chức năng tim mạch, hô hấp,…đều sẽ được tiến hành để đảm bảo không bỏ sót bất kì bệnh lý đáng lo ngại nào ở cả người hiến và nhận thận. Nếu phát hiện có bất thường, người nhận thận có thể được yêu cầu điều trị để giải quyết vấn đề đó trước khi phẫu thuật cấy ghép diễn ra.  

2. Thời điểm tiến hành ghép thận

Bệnh nhân có bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thể lựa chọn ghép thận chủ động trước hoặc tiến hành ghép thận sau khi đã điều trị thay thế bằng các phương pháp khác. Điều quan trọng không phải vấn đề sớm hay muộn mà cốt lõi hơn là thời điểm nào người bệnh đạt được trạng thái “ổn định” nhất về mặt sức khỏe, có người hiến thận phù hợp và đầy đủ khả năng trải qua được một ca phẫu thuật.

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Cần nhắc lại, ghép thận là một phẫu thuật cấy ghép cần sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chứ không phải mang tính chất “cấp cứu” cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu tiến hành ghép thận khi toàn trạng cơ thể chưa được ổn định, các bệnh lý kèm theo chưa được kiểm soát tốt thì nguy cơ phẫu thuật thất bại hoặc thải ghép sau này là rất cao. 

3. Các biến chứng có thể gặp của ghép thận

Tuy là một phương pháp hiện đại, xong cũng giống như các phương pháp khác, ghép thận cũng có một số biến chứng có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Các biến chứng này bao gồm cả các vấn đề ngoại khoa (sau mổ) và nội khoa (điều trị chống thải ghép) như:

  • Chảy máu sau mổ
  • Tụ dịch quanh thận ghép
  • Rò nước tiểu
  • Các tình trạng thải ghép: tối cấp, cấp tính, mạn tính, gây suy giảm chức năng thận ghép. Một số trường hợp thải ghép tối cấp phải tiến hành cắt thận ghép để tránh ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
  • Bệnh thận cũ (của người bệnh) tái phát trên thận ghép 
  • Nhiễm vi sinh vật và tình trạng nhiễm trùng sau ghép: viêm phổi do PCP, viêm phổi do CMV, nhiễm BK virus, nhiễm Parvovirus B19…
  • Đái tháo đường thứ phát sau ghép do sử dụng các thuốc chống thải ghép gây tăng đường huyết… 

Việc theo dõi định kỳ và phát hiện sớm các biến chứng này giúp điều trị kịp thời và cải thiện tiên lượng lâu dài của bệnh nhân ghép thận.

4. Điều trị sau ghép thận

Khác với các phẫu thuật khác, điều trị sau ghép thận không đơn thuần chỉ là đánh giá sau mổ, mà quan trọng hơn là quá trình theo dõi dài hơi về sau nhằm mục đích duy trì chức năng của thận ghép trên cơ thể người nhận. Tuy không phải phụ thuộc vào lọc máu nữa nhưng bệnh nhân vẫn cần duy trì điều trị các thuốc chống thải ghép thường xuyên và định kỳ tái khám để chỉnh liều các loại thuốc này.

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Thuốc chống thải ghép là con dao hai lưỡi, một mặt giúp bảo vệ thận ghép, mặt khác lại gây suy giảm chức năng miễn dịch, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn, và nếu mắc thì tiên lượng cũng nặng hơn người bình thường. Việc sử dụng kéo dài hằng năm các loại thuốc này cũng có thể gây ra một số biến chứng khác như tiêu chảy kéo dài, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa… Chính bởi điều này mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, phải tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, cũng như thăm khám đúng hẹn nhằm phát hiện sớm biến chứng và điều trị kịp thời.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/11/2021 - Cập nhật 23/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Ghép thận là phương pháp điều trị hiện đại và đang ngày một phát triển dành cho bệnh nhân có bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Phương pháp này mang đến sự...

23/11/2021

1592 Lượt xem

3 Phút đọc

5 câu hỏi thường gặp về phẫu thuật ghép thận cho bệnh nhân...

5 câu hỏi thường gặp về phẫu thuật ghép thận cho bệnh nhân...

Đối với người bệnh mắc suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận đem lại nhiều ưu thế so với hai phương pháp truyền thống là...

16/11/2021

5099 Lượt xem

4 Phút đọc

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Là một trong ba phương pháp điều trị thay thế cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối, ghép thận giờ đây đã không còn là một biện pháp quá xa vời đối với người...

16/11/2021

1349 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG