Nội dung chính
  • 1. Lịch sử ra đời của phương pháp ghép thận
  • 2. Những lợi ích của phương pháp ghép thận 
  • 3. Cần chuẩn bị gì khi có ý định ghép thận?
  • 4. Những lưu ý cơ bản đối với bệnh nhân sau khi ghép thận
Nội dung chính
  • 1. Lịch sử ra đời của phương pháp ghép thận
  • 2. Những lợi ích của phương pháp ghép thận 
  • 3. Cần chuẩn bị gì khi có ý định ghép thận?
  • 4. Những lưu ý cơ bản đối với bệnh nhân sau khi ghép thận
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Thận Tiết niệu,Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp
Là một trong ba phương pháp điều trị thay thế cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối, ghép thận giờ đây đã không còn là một biện pháp quá xa vời đối với người bệnh tại Việt Nam. So với thận nhân tạo chu kỳ và lọc màng bụng, ghép thận mang lại cuộc sống gần như “người bình thường” hơn cho bệnh nhân, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống một cách ngoạn mục. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cơ bản nhất về phương pháp điều trị thay thế thận suy này đến bạn đọc.
Nội dung chính
  • 1. Lịch sử ra đời của phương pháp ghép thận
  • 2. Những lợi ích của phương pháp ghép thận 
  • 3. Cần chuẩn bị gì khi có ý định ghép thận?
  • 4. Những lưu ý cơ bản đối với bệnh nhân sau khi ghép thận

1. Lịch sử ra đời của phương pháp ghép thận

Ghép thận là phẫu thuật cho – nhận tạng giữa hai người sống được thực hiện đầu tiên trên thế giới, mở ra một kỉ nguyên mới về điều trị thay thế các tạng suy. Năm 1954, Ronald Lee Herrick đã hiến một quả thận cho người anh em sinh đôi của mình; đồng thời, vị bác sĩ thực hiện ca ghép này (Joseph Murray) cũng đã giành được giải thưởng Nobel về y học năm 1990 cho những đóng góp của mình trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng.

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối

Kể từ đó đến nay, dưới ánh sáng của khoa học, hàng trăm triệu ca ghép thận đã được thực hiện, mang lại hy vọng và cơ hội sống mới dành cho các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Tại Việt Nam, ca phẫu thuật ghép thận (và cũng là ghép tạng đầu tiên) được thực hiện tại bệnh viện Quân Y 103 vào năm 1992. Tính đến thời điểm này, hơn 1500 ca ghép thận đã được thực hiện tại nhiều trung tâm phẫu thuật khác nhau của cả nước như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 103, bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện Chợ Rẫy… Kỹ thuật ghép thận liên tục được cập nhật và chuyển giao để ngày càng nhiều bệnh nhân được tiếp cận với phương pháp điều trị tiên tiến này.

2. Những lợi ích của phương pháp ghép thận 

Hiểu một cách đơn giản, ghép thận là phẫu thuật chuyển 1 quả thận từ người khỏe mạnh sang cơ thể của một bệnh nhân có bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Việc này được thực hiện sau một quá trình sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo thận của người cho “phù hợp nhất” và tồn tại được trên cơ thể người nhận. Phẫu thuật có thể được thực hiện từ người cho có cùng huyết thống với bệnh nhân hoặc không cùng huyết thống; đôi khi, phẫu thuật cấy ghép cũng được tiến hành với người hiến tặng đã rơi vào tình trạng “chết não”. 

Những lợi ích của phương pháp ghép thận 

Sau khi tiến hành ghép thận, người bệnh suy thận giai đoạn cuối sẽ có một cuộc sống gần như bình thường, không phải đến viện để lọc máu hằng tuần, chỉ cần duy trì đều đặn thuốc chống thải ghép theo phác đồ. Ghép thận mang lại sự tự do hơn cho người bệnh, cho phép họ tham gia vào các hoạt động xã hội và công việc hằng ngày một cách thoải mái nhất. Phụ nữ sau khi ghép thận trong độ tuổi sinh đẻ vẫn có thể có con tự nhiên dưới sự theo dõi và quản lý chặt chẽ, phối hợp đa chuyên khoa giữa các bác sĩ Thận và Sản khoa.

Bệnh nhân sau ghép thận cũng không cần phải tuân thủ chế độ ăn giảm đạm ngặt nghèo như thời kì mắc bệnh trước đây, thoát khỏi cảm giác mệt mỏi kéo dài cũng như gánh nặng mang trong mình căn bệnh vô phương cứu chữa. Những giải phóng về căng thẳng trong tâm lý giúp họ tự tin hơn để hòa nhập với cộng đồng, lao động và cống hiến tài năng, sức lực cho xã hội. 

3. Cần chuẩn bị gì khi có ý định ghép thận?

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội hơn so với lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng, tuy nhiên, trước khi tiến hành ghép thận, người bệnh và người hiến thận cần phải trải qua một quá trình sàng lọc chuyên sâu và tỉ mỉ để chuẩn bị một cách tốt nhất cho ca ghép. Các xét nghiệm và thăm khám đa chuyên khoa sẽ được thực hiện một cách bài bản và hệ thống, đảm bảo thận của người hiến là phù hợp với người nhận.

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối

Nếu quá trình này không được thực hiện đúng cách, hiện tượng thải ghép có thể xảy ra ngay sau khi phẫu thuật hoàn thành và gây nên những biến chứng nguy hiểm (thậm chí có thể tử vong) cho người bệnh. Đôi khi, người bệnh vẫn được yêu cầu lọc máu trước khi cấy ghép để giảm thiểu nồng độ chất độc trong cơ thể, đảm bảo thể trạng tốt nhất trước khi ghép. 

Cũng như các phương pháp phẫu thuật khác, ghép thận cũng có những chống chỉ định, việc có thể tiến hành cấy ghép được hay không cần phải do một hội đồng các nhà lâm sàng đến từ nhiều chuyên khoa khác nhau cùng hội chẩn và quyết định. 

4. Những lưu ý cơ bản đối với bệnh nhân sau khi ghép thận

Nhiều người lầm tưởng rằng sau khi ghép thận sẽ không phải điều trị gì, tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Người ghép thận sau khi tiến hành phẫu thuật vẫn phải duy trì một số loại thuốc để đảm bảo cơ thể không thải trừ qua thận mới. Những thuốc này cần phải uống hằng ngày và điều chỉnh liều hằng tháng phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, vì bản chất các thuốc chống thải ghép đều gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, nên người ghép thận có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường, cần hết sức cẩn thận và giữ gìn vệ sinh, đặc biệt ở nơi đông người và trong thời kỳ dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay.

Mất ngủ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Đời sống trung bình của thận ghép trên cơ thể bệnh nhân theo thống kê trung bình khoảng 10 năm, sau thời gian này, hiện tượng thải ghép có thể diễn ra từ từ và người bệnh cần thực hiện ca cấy ghép tiếp theo hoặc quay trở lại lọc máu chu kỳ.

Tóm lại, ghép thận là một phương pháp điều trị tiên tiến và đầy hứa hẹn cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội xong cũng có nhiều điểm cần lưu ý để người bệnh có thể sống chung hòa bình với thận ghép của người hiến tặng. Các vấn đề khác liên quan đến ghép thận sẽ được trình bày trong các bài viết tiếp theo.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/11/2021 - Cập nhật 16/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

"Sỏi tiết niệu khi nào phải vào viện điều trị?, Có thuốc điều trị đặc hiệu làm tan hoàn toàn sỏi hay không?, bài thuốc dân gian có tác dụng trong điều trị sỏi...

27/04/2022

1651 Lượt xem

4 Phút đọc

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên viêm bàng quang lại là bệnh lý có tỉ lệ tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt – vệ sinh không đúng cách của người bệnh.

20/12/2021

1872 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Ghép thận là phương pháp điều trị hiện đại và đang ngày một phát triển dành cho bệnh nhân có bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Phương pháp này mang đến sự...

23/11/2021

1551 Lượt xem

3 Phút đọc

5 câu hỏi thường gặp về phẫu thuật ghép thận cho bệnh nhân...

5 câu hỏi thường gặp về phẫu thuật ghép thận cho bệnh nhân...

Đối với người bệnh mắc suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận đem lại nhiều ưu thế so với hai phương pháp truyền thống là...

16/11/2021

5014 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG