Nội dung chính
  • 1. Phẫu thuật ghép thận là gì?
  • 2. Làm thế nào để tìm được thận ghép phù hợp?
  • 3. Sau khi ghép thận có khỏi bệnh hoàn toàn được không?
  • 4. Tuổi thọ trung bình của thận ghép là bao nhiêu lâu?
  • 5. Có thể ghép thận bao nhiêu lần trong đời?
Nội dung chính
  • 1. Phẫu thuật ghép thận là gì?
  • 2. Làm thế nào để tìm được thận ghép phù hợp?
  • 3. Sau khi ghép thận có khỏi bệnh hoàn toàn được không?
  • 4. Tuổi thọ trung bình của thận ghép là bao nhiêu lâu?
  • 5. Có thể ghép thận bao nhiêu lần trong đời?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

5 câu hỏi thường gặp về phẫu thuật ghép thận cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Thận Tiết niệu,Chuyên khoa Nội tổng hợp
Đối với người bệnh mắc suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận đem lại nhiều ưu thế so với hai phương pháp truyền thống là thận nhân tạo chu kỳ và lọc màng bụng. Cùng với sự phát triển của y học, ngày nay, phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và tiếp cận được với nhiều người bệnh hơn trước.
Nội dung chính
  • 1. Phẫu thuật ghép thận là gì?
  • 2. Làm thế nào để tìm được thận ghép phù hợp?
  • 3. Sau khi ghép thận có khỏi bệnh hoàn toàn được không?
  • 4. Tuổi thọ trung bình của thận ghép là bao nhiêu lâu?
  • 5. Có thể ghép thận bao nhiêu lần trong đời?

Để giúp cộng đồng hiểu biết rõ hơn về phương pháp này, dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa Thận – tiết niệu về 5 câu hỏi thường gặp về điều trị thay thế thận suy bằng ghép thận.

1. Phẫu thuật ghép thận là gì?

Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận suy mà ở đó, người bệnh suy thận giai đoạn cuối được phẫu thuật cấy ghép một quả thận từ người hiến thận khỏe mạnh hoặc chết não vào cơ thể. Như vậy, đồng thời sẽ có hai ca mổ diễn ra song song ở người hiến và người nhận.

Phẫu thuật ghép thận là gì?

Sau khi được đặt vào cơ thể người nhận thận, thận ghép nếu phù hợp sẽ thay thế hai quả thận của người bệnh, làm nhiệm vụ lọc máu, bài tiết nước tiểu và tham gia vào các quá trình nội tiết, chuyển hóa khác của cơ thể. 

Sau cuộc phẫu thuật, cả người nhận thận lẫn người hiến thận (không đề cập đến người cho chết não) đều sống với 1 quả thận và cần được theo dõi sức khỏe định kỳ. Ghép thận có thể coi là một đại phẫu thuật, ẩn chứa nhiều rủi ro và cần sự chuẩn bị, tham gia, phối hợp đa chuyên khoa ngay từ khi chuẩn bị ghép, trong quá trình ghép và theo dõi sau đó. 

2. Làm thế nào để tìm được thận ghép phù hợp?

Điều quan trọng nhất đối với ghép thận là cần tìm được người hiến thận có các chỉ số phù hợp với người bệnh để đảm bảo thận ghép không bị đào thải ra khỏi cơ thể bệnh nhân sau khi ghép. Muốn vậy, rất nhiều các xét nghiệm như nhóm máu, HLA, kháng thể… được thực hiện trước ghép cho cả người hiến và người nhận thận để xác định sự hòa hợp.

 Làm thế nào để tìm được thận ghép phù hợp?

Thông thường, người bệnh có thể được hiến thận từ thân nhân trong gia đình (người cùng huyết thống) và khả năng tương hợp giữa người cho và nhận sẽ có xác suất cao hơn người không cùng huyết thống.

Trong trường hợp người cùng huyết thống không có chỉ số phù hợp, người bệnh có thể đăng ký với trung tâm điều phối và ghép tạng quốc gia tại các khu vực để được sàng lọc và tìm được người hiến thận phù hợp. Cần xác định rằng ghép thận là một cuộc phẫu thuật lớn và không cho phép có nhiều sai số, bởi vậy việc vội vàng tìm thận ghép từ các nguồn không chính thống không những vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro rất lớn cho người bệnh. 

3. Sau khi ghép thận có khỏi bệnh hoàn toàn được không?

Sau khi ghép thận, người bệnh có thể có một cuộc sống gần như hoàn toàn bình thường, được lao động, sinh hoạt và cống hiến như trước khi bị bệnh, không phải đến viện để lọc máu hàng tuần.

Tuy nhiên, người bệnh không được coi là “khỏi bệnh hoàn toàn” vì để duy trì sự sống của thận ghép, họ vẫn phải uống các thuốc chống thải ghép để hỗ trợ kết hợp với thăm khám định kỳ để chỉnh liều thuốc. Người ghép thận vẫn được coi là có bệnh thận mạn tính tuy nhiên được xếp vào nhóm riêng (kí hiệu là T – viết tắt của từ Transplantation)

4. Tuổi thọ trung bình của thận ghép là bao nhiêu lâu?

Thực tế, cơ thể người bệnh luôn coi thận ghép là vật lạ và phản ứng đào thải luôn diễn ra dù người bệnh có uống thuốc chống thải ghép đầy đủ. Vì vậy, thận ghép không thể tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể bệnh nhân.

Tuổi thọ trung bình của thận ghép là bao nhiêu lâu?

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ trong y học và sự ra đời của nhiều thuốc chống thải ghép mới, đời sống của một quả thận ghép có thể kéo dài từ 10 – 15 năm. Quá trình thải ghép mạn tính sau đó sẽ dẫn đến thận ghép dần mất chức năng và đến một thời điểm nào đó, người bệnh có thể sẽ phải quay lại điều trị thay thế bằng thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng hoặc tiếp tục cấy ghép thận lần 2.

5. Có thể ghép thận bao nhiêu lần trong đời?

Thực tế không có sự giới hạn về số lần thực hiện ghép thận trong một đời người, tuy nhiên, càng về những lần ghép thận sau, nguy cơ thải ghép của thận người cho sẽ càng lớn hơn so với lần cấy ghép đầu tiên. Vấn đề chi phí cũng là một cản trở khiến tỉ lệ người được ghép thận từ lần thứ 2 trở đi thấp hơn so với số người cấy ghép lần đầu.

Những lợi ích của phương pháp ghép thận 

Chính vì thế, bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn để có thể lựa chọn thời điểm ghép thận phù hợp, một mặt, không nên ghép quá muộn vì có thể xảy ra các biến chứng không mong muốn của việc chạy thận chu kỳ quá dài trên cơ thể người bệnh (như suy tim, thiếu máu…); mặt khác, cũng không cần ghép quá sớm khi chức năng thận của người bệnh vẫn còn đáp ứng được công việc và cuộc sống hằng ngày của họ.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/11/2021 - Cập nhật 16/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật ghép thận

Ghép thận là phương pháp điều trị hiện đại và đang ngày một phát triển dành cho bệnh nhân có bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Phương pháp này mang đến sự...

23/11/2021

1586 Lượt xem

3 Phút đọc

5 câu hỏi thường gặp về phẫu thuật ghép thận cho bệnh nhân...

5 câu hỏi thường gặp về phẫu thuật ghép thận cho bệnh nhân...

Đối với người bệnh mắc suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận đem lại nhiều ưu thế so với hai phương pháp truyền thống là...

16/11/2021

5091 Lượt xem

4 Phút đọc

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Là một trong ba phương pháp điều trị thay thế cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối, ghép thận giờ đây đã không còn là một biện pháp quá xa vời đối với người...

16/11/2021

1345 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG