Nội dung chính
  • 1. Sinh bệnh học của lao xương khớp
  • 2. Triệu chứng lâm sàng của lao xương khớp
  • 3. Cận lâm sàng của lao xương khớp
  • 4. Điều trị lao xương khớp
Nội dung chính
  • 1. Sinh bệnh học của lao xương khớp
  • 2. Triệu chứng lâm sàng của lao xương khớp
  • 3. Cận lâm sàng của lao xương khớp
  • 4. Điều trị lao xương khớp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Lao xương khớp: Bệnh lý có nguy cơ gây tàn tật suốt đời

Trong các viêm khớp do vi khuẩn, viêm khớp do vi khuẩn lao chiếm hàng đầu. Tất cả các xương, khớp đều có thể bị tổn thương, những xương xốp, khớp lớn và chịu trọng lực nhiều thường dễ bị bệnh hơn. Tổn thương thường khu trú ở một vị trí, rất ít khi ở nhiều vị trí. Nhờ những tiến bộ về mặt chẩn đoán và điều trị, hiện nay bệnh lao nói chung và viêm xương khớp do lao nói riêng có thể được chữa khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng, với điều kiện chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc.
Nội dung chính
  • 1. Sinh bệnh học của lao xương khớp
  • 2. Triệu chứng lâm sàng của lao xương khớp
  • 3. Cận lâm sàng của lao xương khớp
  • 4. Điều trị lao xương khớp

1. Sinh bệnh học của lao xương khớp

Sinh bệnh học của lao xương khớp

- Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao người (M. Tuberculosis hominiss), có thể gặp ở vi khuẩn lao bò (M.bovis), rất hiếm gặp vi khuẩn cồn kháng toan không điển hình (M.atipiques).

- Đường lây bệnh

Lao xương, khớp thường xuất hiện sau sơ nhiễm 2-3 năm ( giai đoạn 2 theo Ranke). Hay thấy sau lao các màng và trước lao các nội tạng. Vi khuẩn lao có thể đi từ phức hợp sơ nhiễm tới bất kỳ xương hoặc khớp nào trong cơ thể. Thông thường, vi khuẩn lao tới khớp chủ yếu theo đường máu, ít trường hợp theo đường bạch huyết, có thể theo đường tiếp cận, như lao khớp háng do lan từ ổ áp xe lạnh của cơ thắt lưng.

Tuổi mắc bệnh trước đây đa số là tuổi trẻ < 20. Hiện nay lao xương, khớp chủ yếu gặp ở người lớn, lứa tuổi 16- 45 tuổi.

- Các yếu tố thuận lợi mắc bệnh lao xương khớp

  • Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG.
  • Có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt là nguồn lây chính, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên, liên tục.
  • Đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hay một lao ngoài phổi khác.
  • Mắc một số bệnh có tính chất toàn thân: đái tháo đường, loét dạ dày- tá tràng, cắt ⅔ dạ dày.
  • Cơ thể suy giảm miễn dịch, còi xương, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS, suy kiệt nặng.

- Các thể lâm sàng

  • Thể viêm màng hoạt dịch không đặc hiệu do phản ứng
  • Thể viêm màng hoạt dịch do lao
  • Thể lao xương khớp

2. Triệu chứng lâm sàng của lao xương khớp

Có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính.

- Triệu chứng toàn thân

Có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính: Sốt vừa và nhẹ, thường tăng cao về chiều và tối, sốt kéo dài. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút cân, da xanh tái, ra mồ hôi trộm.

- Triệu chứng cơ năng

  • Đau tại vị trí tổn thương, đau tăng khi vận động, khi gắng sức
  • Hạn chế cử động: cúi, ngửa, nghiêng, quay và gấp, duỗi các chi.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Cận lâm sàng của lao xương khớp

- Sinh thiết ( đầu xương, màng hoạt dịch): xét nghiệm tế bào, tìm vi khuẩn lao.

- Tìm vi khuẩn lao: bằng các phương pháp khác nhau trong chất bã đậu qua lỗ dò của áp xe lạnh.

- Chụp X Quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ: là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán, nhưng thường xuất hiện muộn hơn các dấu hiệu lâm sàng.

- Phản ứng Mantoux: thường dương tính và dương tính mạnh.

- Cần tìm thêm tổn thương lao tiên phát hay lao phổi, ngoài phổi phối hợp: bằng các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao, X Quang phổi...

- Cần làm các xét nghiệm miễn dịch học: xét nghiệm dịch khớp, chất bã đậu ELISA, kháng thể kháng lao, PCR và các kỹ thuật vi sinh mới để tìm vi khuẩn lao.

4. Điều trị lao xương khớp

Điều trị lao xương khớp bao gồm điều trị cơ bản theo đường toàn thân (tức điều trị nguyên nhân gây bệnh) và điều trị phối hợp.

Nhờ những tiến bộ về mặt chẩn đoán và điều trị, hiện nay bệnh lao nói chung và lao xương khớp nói riêng có thể được chữa khỏi hoàn toàn với điều kiện chẩn đoán sớm và điều trị sớm đúng nguyên tắc. Điều trị lao xương khớp bao gồm điều trị cơ bản theo đường toàn thân (tức điều trị nguyên nhân gây bệnh) và điều trị phối hợp.

  • Điều trị nội khoa: Là biện pháp chính, điều trị sớm, theo đúng nguyên tắc. Giai đoạn tấn công thường sử dụng phối hợp 4-5 loại thuốc chống lao tùy theo mức độ tổn thương của người bệnh.
  • Bất động trên nền cứng: Đối với lao cột sống, không cần bó bột, chỉ cần bó bột trong lao cột sống cổ.
  • Phẫu thuật chỉnh hình: Hạn chế di chứng, di lệch, biến dạng khớp hoặc giải phóng sự chèn ép tủy và rễ thần kinh. Dẫn lưu, nạo áp xe lạnh, nạo ổ khớp trong trường hợp bắt buộc.
  • Vật lý trị liệu: Được chỉ định khi những triệu chứng viêm đã hết. Sau khi bất động, vật lý trị liệu giúp phục hồi hoạt động sinh lý của khớp.

Qua bài viết trên đây phần nào đã cung cấp sơ lược thông tin về bệnh lý lao xương khớp. Lao xương khớp nếu chẩn đoán sớm, điều trị đúng thường kết quả tốt. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn có thể tử vong hoặc bị biến chứng, di chứng nặng nếu phát hiện muộn và điều trị sai.

Hạn chế các điều kiện dễ mắc lao đặc biệt là chẩn đoán sớm và điều trị đúng các trường hợp nặng mắc lao tiên phát đặc biệt là các thể lao khác là biện pháp có hiệu quả phòng mắc lao xương khớp. Đồng thời bên cạnh đó cần có chế độ luyện tập hợp lý, chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe của bản thân.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/11/2021 - Cập nhật 22/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1326 Lượt xem

4 Phút đọc

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Trẻ em là nhóm đối tượng khó chẩn đoán bệnh lao hơn rất nhiều so với người lớn. Bệnh lao gặp ở trẻ cũng dễ dàng có những triệu chứng gây nhầm lẫn với một số...

28/11/2021

374 Lượt xem

4 Phút đọc

Lao tiết niệu sinh dục: Các thể lâm sàng? Tiến triển, biến...

Lao tiết niệu sinh dục: Các thể lâm sàng? Tiến triển, biến...

Lao hệ tiết niệu, sinh dục có thể được kể đến là thể lao ngoài phổi thường gặp. Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh để lại có thể dẫn đến tình trạng vô sinh. Tiên ...

23/11/2021

521 Lượt xem

4 Phút đọc

Lao tiết niệu, sinh dục: thể lao ngoài phổi thường gặp...

Lao tiết niệu, sinh dục: thể lao ngoài phổi thường gặp...

Lao tiết niệu, sinh dục: thể lao ngoài phổi thường gặp. Việc chẩn đoán sớm lao tiết niệu, sinh dục thường khó, dễ nhầm với các bệnh lý khác của hệ tiết niệu,...

23/11/2021

490 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG