Nội dung chính
  • 1. Thủy đậu ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
  • 2. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ mắc thủy đậu trong trường hợp nào?
  • 3. Cẩm nang chăm sóc thủy đậu ở nhà cho trẻ em đúng chuẩn y khoa
Nội dung chính
  • 1. Thủy đậu ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
  • 2. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ mắc thủy đậu trong trường hợp nào?
  • 3. Cẩm nang chăm sóc thủy đậu ở nhà cho trẻ em đúng chuẩn y khoa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hướng dẫn cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ em đúng cách tránh biến chứng

Việc bắt một đứa trẻ hiểu và tuân thủ quy trình điều trị là rất khó, đặc biệt là bệnh thủy đậu khi phát ban gây ngứa ngáy khó chịu. Điều này đã khiến không ít trẻ bị biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết do bội nhiễm vùng tổn thương da, viêm màng não, viêm gan... Vậy làm thế nào để điều trị thủy đậu đúng cách ở trẻ nhỏ? Dưới đây sẽ là cuốn cẩm nang hướng dẫn cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ em đúng cách tránh những biến chứng mà ISOFHCARE muốn chia sẻ để giúp các bậc phụ huynh tự tin hơn.
Nội dung chính
  • 1. Thủy đậu ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
  • 2. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ mắc thủy đậu trong trường hợp nào?
  • 3. Cẩm nang chăm sóc thủy đậu ở nhà cho trẻ em đúng chuẩn y khoa

1. Thủy đậu ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

Ở trẻ nhỏ thủy đậu thường diễn tiến lành tính mà không cần phải nhập viện để điều trị. Vì vậy không ít các bậc phụ huynh chủ quan dẫn tới các biến chứng đau lòng. Nguyên nhân bởi trẻ thường cào gãi, không tuân thủ việc chăm sóc các tổn thương khiến cho ban thủy đậu bội nhiễm. Một số biến chứng thủy đậu nguy hiểm ở trẻ mà cha mẹ có thể không biết:

Thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không

a. Bội nhiễm ban

Ban thủy đậu gây ngứa, trẻ dễ cào gãi tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây mủ. Điều này khiến các tổn thương da sâu xuống vùng hạ bì và đó cũng chính là cơ chế hình thành các nốt sẹo rỗ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ, nhất là trẻ gái trong độ tuổi vị thành niên.

Nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết và tỷ lệ tử vong rất cao ở trẻ nhỏ.

b. Biến chứng thần kinh trung ương

Viêm màng não thường xảy ra khoảng 21 ngày sau phát ban và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, sự phát triển sau này của trẻ. Biến chứng này hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm cao.

Một số biến chứng nguy hiểm khác như viêm cơ tim, viêm khớp, viêm gan... đều có thể xảy ra nếu các bậc phụ huynh không biết cách xử trí và chăm sóc khi trẻ mắc thủy đậu.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ mắc thủy đậu trong trường hợp nào?

Mặc dù 90% thủy đậu có thể khỏi với các bước điều trị tại nhà. Tuy nhiên trẻ nhỏ cơ địa miễn dịch còn yếu và kèm theo đó là các thói quen chăm sóc chưa đúng cách của các bậc cha mẹ khi trẻ mắc bệnh khiến tỷ lệ biến chứng gia tăng. Vì vậy cần phải nắm bắt đúng thời điểm trẻ có các biểu hiện nặng để đưa trẻ đi khám kịp thời. Trong thời gian điều trị thủy đậu tại nhà, nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đứa đi khám bác sĩ ngay như:

- Trẻ sốt cao co giật trong quá trình phát ban thủy đậu

- Có các triệu chứng của viêm màng não như rối loạn tri giác, lơ mơ, co giật...

- Có tình trạng bội nhiễm ban

- Trẻ sơ sinh bị thủy đậu

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch mắc thủy đậu

3. Cẩm nang chăm sóc thủy đậu ở nhà cho trẻ em đúng chuẩn y khoa

Cẩm nang chăm sóc bệnh thủy đậu cho trẻ

Thủy đậu ở người lớn hay trẻ nhỏ đều có những nguyên tắc điều trị chung bắt buộc phải tuân thủ đó là chăm sóc cẩn thận vùng da bị tổn thương và sử dụng các biện pháp làm giảm nhẹ các triệu chứng.

a. Điều trị hỗ trợ

- Thường xuyên tắm rửa cho trẻ sau đó sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ để làm sạch và chăm sóc vùng da bị tổn thương. Theo nhiều quan niệm cũ, trẻ nhỏ mắc thủy đậu không nên tắm và ra gió sẽ khiến ban phát nhiều hơn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai và phản khoa học, bởi việc không tắm rửa sạch sẽ là điều kiện cơ bản của các hiện tượng bội nhiễm ban. Đối với các tổn thương da chỉ nên làm sạch, dưỡng ẩm, bôi các loại thuốc kháng sinh khi cần thiết.

- Sử dụng paracetamol hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ cao trên 38 độ C. Cần lưu ý sử dụng không quá 15mg/kg/ngày và cách 4-6 tiếng. Không nên sử dụng aspirin để hạ sốt vì nó có thể gây nên hội chứng Reye.

- Nếu trẻ ngứa và có hiện tượng cao gài các vùng phát bạn thì có thể sử dụng các thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần theo đơn của các bác sĩ chuyên khoa.

- Nên trông chừng trẻ cẩn thận, hạn chế tình trạng cào gãi của trẻ. Cắt ngắn các móng tay, móng chân để làm giảm nhẹ tình trạng trầy xước phỏng nước.

- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc lá, thuốc đắp dân gian để điều trị các phỏng nước của thủy đậu vì nó rất dễ bị vỡ dẫn tới nhiễm trùng.

b. Các biện pháp dự phòng mắc thủy đậu ở trẻ nhỏ

Đối với những đứa trẻ chưa từng bị bệnh thủy đậu thì việc dự phòng rất quan trọng. Thủy đậu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc gần nên cách tốt nhất để tránh là:

- Cho trẻ cách ly với những người mắc thủy đậu

- Tiêm phòng vacxin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi theo khuyến cáo của bộ y tế. Ngoại ra cũng có những loại vacxin cho trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên miễn dịch vacxin mang lại chỉ kéo dài trong khoảng 15 năm. Vì vậy cần lưu ý tiêm nhắc lại khi đã vượt quá thời gian này.

Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nếu cha mẹ hiểu đúng về bệnh và biết cách chăm sóc trẻ. Vì vậy hãy bỏ túi ngay cho mình những thông tin hữu ích mà IVIE - Bác sĩ ơi vừa chia sẻ qua bài viết trên. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/07/2021 - Cập nhật 14/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chớ chủ quan tránh các biến chứng thủy đậu gây hại sức khỏe

Chớ chủ quan tránh các biến chứng thủy đậu gây hại sức khỏe

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster gây nên và thường tự giới hạn, một số ít có thể lan tỏa, diễn tiến nặng như viêm phổi thủy đậu, suy hô hấp. Song...

14/07/2021

523 Lượt xem

4 Phút đọc

Hướng dẫn cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ em đúng cách tránh...

Hướng dẫn cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ em đúng cách tránh...

Việc bắt một đứa trẻ hiểu và tuân thủ quy trình điều trị là rất khó, đặc biệt là bệnh thủy đậu khi phát ban gây ngứa ngáy khó chịu. Điều này đã khiến không ít...

14/07/2021

549 Lượt xem

4 Phút đọc

Cách điều trị bệnh lý thủy đậu ở người lớn

Cách điều trị bệnh lý thủy đậu ở người lớn

Thủy đậu là bệnh lý tương đối lành tính nhưng nếu không biết cách điều trị rất dễ để lại sẹo rỗ do các ban da bị bội nhiễm. Đối với nhiều bạn, sẹo thủy đậu là...

14/07/2021

666 Lượt xem

5 Phút đọc

Người lớn bị thủy đậu có khác với trẻ nhỏ? Phân biệt thủy...

Người lớn bị thủy đậu có khác với trẻ nhỏ? Phân biệt thủy...

Bất kỳ một bệnh lý nào xuất hiện ở trẻ nhỏ đều có tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ và thủy đậu cũng không phải là một ngoại lệ....

14/07/2021

773 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG