Nội dung chính
  • 1. Hiểu hơn về bệnh lý thủy đậu
  • 2. Sự khác nhau giữa thủy đậu người lớn và trẻ nhỏ
  • 3. Triệu chứng nhận biết bệnh thủy đậu
  • 4. Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu
Nội dung chính
  • 1. Hiểu hơn về bệnh lý thủy đậu
  • 2. Sự khác nhau giữa thủy đậu người lớn và trẻ nhỏ
  • 3. Triệu chứng nhận biết bệnh thủy đậu
  • 4. Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Người lớn bị thủy đậu có khác với trẻ nhỏ? Phân biệt thủy đậu ở người lớn và trẻ nhỏ

Bất kỳ một bệnh lý nào xuất hiện ở trẻ nhỏ đều có tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ và thủy đậu cũng không phải là một ngoại lệ. Được biết đến là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa thủy đậu ở người lớn và trẻ nhỏ nhất là biến chứng và hướng điều trị. Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh lý thủy đậu ở các lứa tuổi.
Nội dung chính
  • 1. Hiểu hơn về bệnh lý thủy đậu
  • 2. Sự khác nhau giữa thủy đậu người lớn và trẻ nhỏ
  • 3. Triệu chứng nhận biết bệnh thủy đậu
  • 4. Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu

1. Hiểu hơn về bệnh lý thủy đậu

Thủy đậu là bệnh nhiễm virus Varicella – zoster cấp tính, lây lan rất mạnh, xảy ra quanh năm, cao điểm nhất là vào mùa xuân và có khắp nơi trên thế giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào những thường xuất hiện ở trẻ đi học (<10 tuổi).

Mặc dù hiện nay đã có vacxin phòng thủy đậu giúp làm giảm tỷ lệ mắc xuống thấp nhưng thời gian miễn dịch của vacxin là 15 năm nên vẫn còn khoảng 10% người lớn mắc thủy đậu sau tuổi 20.

Virus Varicella – zoster gây bệnh cho người qua đường hô hấp trên, truyền bệnh trực tiếp thông qua những giọt nước bọt có chứa virus. Nó sẽ tấn công và gây bệnh sau khoảng 10-21 ngày ủ bệnh. Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng như sốt, phát ban.

2. Sự khác nhau giữa thủy đậu người lớn và trẻ nhỏ

Sự khác biêt giữa bệnh thủy đậu ở người lớn và trẻ nhỏ

Một trong những yếu tố nguy cơ cao dễ mắc bệnh thủy đậu là những người có cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc hệ miễn dịch yếu. Vậy nên không có gì khó hiểu khi trẻ em được xếp vào nhóm nguy cơ mắc cao và mức độ biến chứng thủy đậu nhiều.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

Thủy đậu có sự xuất hiện bạn rất đặc trưng và nó theo một tiến trình thời gian nhất định nên các triệu chứng ở trẻ em hay người lớn đều không có quá nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên ở trẻ em do hệ miễn dịch non yếu khả năng phát tán của virus mạnh hơn nên thủy đậu ở trẻ nhỏ có những điểm nổi bật như:

- Phát ban nhiều hơn và ở nhiều vị trí khác nhau

- Ban dễ bị bội nhiễm do trẻ cào gãi và không biết cách chăm sóc

- Dễ mắc các biến chứng nguy hiểm như viêm não, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết

- Một bà mẹ mắc thủy đậu nhất là 3 tuần cuối thai kỳ và vài ngày sau sinh nguy cơ rất cao lây cho trẻ chiếm khoảng 50%. Trong đó có khoảng 30% trẻ tử vong và mắc các tổn thương nguy hiểm do thủy đậu gây ra như viêm màng não, rối loạn đông máu do suy gan nặng...

3. Triệu chứng nhận biết bệnh thủy đậu

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Chẩn đoán bệnh thủy đậu chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng kết hợp với yếu tố dịch tễ mà không cần sử dụng đến các xét nghiệm chuyên sâu. Chính vì vậy, phần lớn thủy đậu thường được chẩn đoán và tự điều trị tại nhà nếu ở mức độ nhẹ. Bạn hoàn toàn có thể nhận biết bệnh thủy đậu qua các triệu chứng thường gặp dưới đây:

a. Giai đoạn ủ bệnh

Khi virus xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh trong khoảng từ 14-17 ngày. Lúc này chưa có các triệu chứng đặc hiệu, có thể có sốt nhẹ và các dấu hiệu về đường hô hấp không rõ ràng.

b. Giai đoạn xâm nhập

Sau đó khoảng vài ngày, các triệu chứng lâm sàng dần dần rõ ràng hơn như sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ...Ở trẻ nhỏ khi có sốt cao có thể xuất hiện thêm co giật vì vậy cần phải theo dõi sát nhiệt độ.

c. Giai đoạn phát ban

Giai đoạn toàn phát bắt đầu khi cơ thể xuất hiện ban. Thoạt đầu là những ban dạng dát sẩn, màu đỏ. Sau vài giờ bạn chuyển thành những nốt phỏng nước trong hình tròn hoặc bầu dục với kích thước khoảng từ 5-10mm. Sau 24h ban mùa đục, lõm dần ở vị trí trung tâm. Khoảng 3-4 ngày sau ban vỡ, đóng vảy và để lại một lớp sẹo nông. Ban thủy đậu mọc thành từng đợt liên tiếp nên ở một vùng da có các ban đa lứa tuổi. Thông thường sau khoảng 7-10 ngày ban thủy đậu bong vảy và không để lại sẹo trừ trường hợp bạn bị bội nhiễm.

Do ban của thủy đậu gây ngứa, trẻ dễ dùng tay để gãi và gây bội nhiễm các nốt ban. Đây cũng là một trong những trường hợp rất hay gặp ở trẻ nhỏ và nó ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ sau này nhất là các ban ở vùng mặt.

4. Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu

Lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu

Nguyên tắc điều trị thủy đậu về cơ bản là điều trị hỗ trợ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng như hạ sốt, giảm ngứa, chăm sóc các tổn thương da tránh để bội nhiễm. Bên cạnh đó việc sử dụng sớm Acyclovir giúp thời gian sốt của người bệnh ngắn hơn và tổn thương trên da sẽ ít hơn. Tuy nhiên thuốc chỉ có hiệu quả cao khi sử dụng trong vòng 24h sau khi triệu chứng ban xuất hiện.

Riêng ở trẻ nhỏ bị thủy đậu cần phải được chăm sóc tỉ mỉ và lưu ý những điều sau:

- Không để trẻ làm vỡ các nốt phỏng và cào gãy để tránh lay lan cũng như bội nhiễm

- Chăm sóc các vùng da bị tổn thương bằng các làm ẩm, bôi các thuốc chống ngứa..

- Nên tránh việc đắp thuốc lá hay sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị cho trẻ

- Việc sử dụng các thuốc kháng histamin và Acyclovir ở trẻ nhỏ cần theo chỉ định của các bác sĩ tránh việc lạm dùng và sử dụng quá liều cho trẻ.

- Đối với trẻ nhỏ nên tiêm phòng vacxin thủy đậu và dự phòng bằng cách tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc zona

Thủy đậu ở người lớn hay thủy đậu ở trẻ nhỏ đều cần phải điều trị triệt để, tránh biến chứng. Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động thăm khám tại các bệnh viện Da liễu uy tín, như: Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện Da liễu Hà Nội...

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/07/2021 - Cập nhật 14/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chớ chủ quan tránh các biến chứng thủy đậu gây hại sức khỏe

Chớ chủ quan tránh các biến chứng thủy đậu gây hại sức khỏe

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster gây nên và thường tự giới hạn, một số ít có thể lan tỏa, diễn tiến nặng như viêm phổi thủy đậu, suy hô hấp. Song...

14/07/2021

510 Lượt xem

4 Phút đọc

Hướng dẫn cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ em đúng cách tránh...

Hướng dẫn cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ em đúng cách tránh...

Việc bắt một đứa trẻ hiểu và tuân thủ quy trình điều trị là rất khó, đặc biệt là bệnh thủy đậu khi phát ban gây ngứa ngáy khó chịu. Điều này đã khiến không ít...

14/07/2021

541 Lượt xem

4 Phút đọc

Cách điều trị bệnh lý thủy đậu ở người lớn

Cách điều trị bệnh lý thủy đậu ở người lớn

Thủy đậu là bệnh lý tương đối lành tính nhưng nếu không biết cách điều trị rất dễ để lại sẹo rỗ do các ban da bị bội nhiễm. Đối với nhiều bạn, sẹo thủy đậu là...

14/07/2021

655 Lượt xem

5 Phút đọc

Người lớn bị thủy đậu có khác với trẻ nhỏ? Phân biệt thủy...

Người lớn bị thủy đậu có khác với trẻ nhỏ? Phân biệt thủy...

Bất kỳ một bệnh lý nào xuất hiện ở trẻ nhỏ đều có tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ và thủy đậu cũng không phải là một ngoại lệ....

14/07/2021

758 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG