Nội dung chính
  • 1. Thủy đậu có nguy hiểm không?
  • 2. Cơ chế hình thành sẹo rỗ do thủy đậu
  • 3. Điều trị thủy đậu ở người lớn đúng chuẩn y khoa
  • 4. Điều trị cụ thể thủy đậu ở người lớn
Nội dung chính
  • 1. Thủy đậu có nguy hiểm không?
  • 2. Cơ chế hình thành sẹo rỗ do thủy đậu
  • 3. Điều trị thủy đậu ở người lớn đúng chuẩn y khoa
  • 4. Điều trị cụ thể thủy đậu ở người lớn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách điều trị bệnh lý thủy đậu ở người lớn

Thủy đậu là bệnh lý tương đối lành tính nhưng nếu không biết cách điều trị rất dễ để lại sẹo rỗ do các ban da bị bội nhiễm. Đối với nhiều bạn, sẹo thủy đậu là vấn đề rất nhạy cảm và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống sau này, nhất là những bạn nữ. Vì vậy những lời khuyên của các bác sĩ ở ISOFHCARE dưới đây sẽ giúp bạn biết cách điều trị thủy đậu ở người lớn chuẩn y khoa để dự phòng các biến chứng nguy hiểm và ngăn ngừa tạo sẹo.
Nội dung chính
  • 1. Thủy đậu có nguy hiểm không?
  • 2. Cơ chế hình thành sẹo rỗ do thủy đậu
  • 3. Điều trị thủy đậu ở người lớn đúng chuẩn y khoa
  • 4. Điều trị cụ thể thủy đậu ở người lớn

1. Thủy đậu có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam một phần bởi các triệu chứng lâm sàng đặc trưng và phần còn lại do tỷ lệ mắc tương đối cao. Bệnh chỉ xảy ra một lần duy nhất trong đời và hình thành miễn dịch đặc hiệu ngăn ngừa sự tái nhiễm.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không

Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ lứa tuổi đi học và một phần nhỏ khoảng 10% ở người trưởng thành sau tuổi 20. Nguyên nhân do virus Varicella zoster thuộc ho Herpesviridae có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và tiếp xúc gần.

Bệnh thủy đậu có diễn tiến lành tình. Tuy nhiên một phần nhỏ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tủy cắt ngang, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm cơ tim...đặc biệt là ở những bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch. Thủy đậu chu sinh xuất hiện khi mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh hoặc 48h sau sinh thường rất nặng và trẻ có nguy cơ tử vong cao (>30%).

2. Cơ chế hình thành sẹo rỗ do thủy đậu

Trên thực tế, sẹo thủy đậu là biến chứng thường gặp nhất. Nguyên nhân là do quá trình điều trị thủy đậu không đúng cách dẫn tới nhiễm trùng ban gây tổn thương lớp hạ bì và trùng bì của da.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

Thông thường các ban thủy đậu chỉ làm tổn thương phần thượng bì da nên khi bong tróc chỉ để lại một lớp sẹo nông. Dựa vào cơ chế tái tạo tự động của da sau một khoảng thời gian thì vùng sẹo lõm hoàn toàn biến mất và được thay bằng lớp da mới. Vì vậy bất cứ động tác cào gãi, sử dụng các loại thuốc bôi không hợp lý đều có thể dẫn tới bội nhiễm vùng ban da.

Hình ảnh sẹo rỗ do thủy đậu

3. Điều trị thủy đậu ở người lớn đúng chuẩn y khoa

Điều trị hiệu quả nhất là điều trị ngay ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, tốt nhất là trong khoảng 24h sau phát ban. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh thủy đậu để có hướng xử trí kịp thời.

a. Triệu chứng đặc trưng của thủy đậu

Không khó để nhận biết bệnh lý thủy đậu vì lâm sàng của nó tương đối đặc trưng, ít nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác. Và trên thực tế chẩn đoán bệnh thủy đậu chủ yếu dựa vào lâm sàng và dịch tễ có tiếp xúc với người mắc thủy đậu trước đó mà không cần làm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Ban của thủy đậu đặc trưng bởi loại ban đa lứa tuổi nằm rải rác toàn thân. Đầu tiên là ban dạng dát sẩn, màu đỏ nổi từ vùng mặt, da đầu sau đó lan xuống toàn thân và tay chân. Ban diễn tiến trong vòng khoảng 24h chuyển sang dạng phỏng nước với hình bầu dục hoặc hình tròn kích thước 5-10mm. Sau khoảng vài ngày chuyển sang màu đục và vùng giữa nốt phỏng bị lõm xuống để bước vào quá trình thoái triển của tổn thương. Đặc biệt ban thủy đậu có thể gây ngứa rất khó chịu. Thủy đậu phát ban liên tục qua nhiều đợt nên trên một vùng da có nhiều bạn ở các lứa tuổi khác nhau. Sau khoảng 1-2 tuần ban đóng vảy, bong tróc và để lại một vết sẹo lõm nông.

b. Nguyên tắc điều trị thủy đậu

Nguyên tắc hàng đầu trong điều trị thủy đậu là điều trị hỗ trợ và kết hợp với sử dụng thuốc kháng virus trong thời gian thích hợp. Nhưng trong một số trường hợp ngoài lệ, tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà có thể phối hợp thêm kháng sinh hoặc tăng giảm liều các thuốc kháng virus.

Cần đặc biệt chú ý tới thủy đậu ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch như phụ nữ có thai, bệnh nhân đái tháo đáo, bệnh mãn tính...

4. Điều trị cụ thể thủy đậu ở người lớn

Ở người lớn việc điều trị thường dễ dàng hơn do khả năng tự chăm sóc cũng như tuân thủ điều trị cao hơn. Chính vì vậy ở người lớn tỷ lệ các biến chứng thủy đậu, sẹo để lại rất ít. Bệnh thủy đậu diễn tiến lành tính nên ít khi phải nhập viện mà chỉ cần tuân thủ các bước điều trị sau:

Bước 1: Điều trị kháng virus

Sử dụng thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm độc tố virus từ đó rút ngắn thời gian số và giảm thiểu tối đa lượng tổn thương trên da. Tuy nhiên, thuốc chỉ có hiệu quả tốt trong vòng 24h sau khi phát ban. Ngoài khoảng thời gian này hiệu quả điều trị chưa được rõ ràng.

Điều trị kháng virus

Hiện nay đang sử dụng thuốc phổ biến loại thuốc Acyclovir 800mg. Liều dùng:

- 5 lần/ngày trong vòng 5-7 ngày đối với người lớn.

- Riêng ở trẻ dưới 12 tuổi có thể sử dụng tăng liều khoảng 20mg/kg  6 giờ mỗi lần.

- Ở người suy giảm miễn dịch nặng hoặc thủy đậu có biến chứng như viêm não cần ưu tiên sử dụng bằng được tĩnh mạch để có tác dụng nhanh và thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.

Bước 2: Điều trị hỗ trợ

Điều trị hỗ trợ ở thủy đậu bao gồm các bước chăm sóc các tổn thương da và làm giảm nhẹ các triệu chứng sốt, ngứa...Bạn có thể sử dụng các phương thức sau:

- Sử dụng paracetamol để hạ sốt khi nhiệt độ cao trên 38 độ C

- Không sử dụng aspirin để hạ sốt vì có thể gây nên hội chứng Reye nhất là ở trẻ nhỏ

- Chăm sóc, vệ sinh các tổn thương da tránh bội nhiễm như: làm ẩm vùng tổn thương da hằng ngày, bôi thuốc sát khuẩn và giảm ngứa

- Có thể sử dụng kháng Histamin nếu bệnh nhân ngứa nhiều

- Xem xét sử dụng kháng sinh nếu bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng

- Cần đưa tới bệnh viện khi có biểu hiện của các biến chứng viêm não, nhiễm trùng huyết...

Trên đây là những kiến thức cơ bản về điều trị thủy đậu ở người lớn mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần phải nắm rõ. Hy vọng IVIE - Bác sĩ ơi đã giúp các bạn có cái nhìn chuẩn y khoa hơn về việc điều trị các bệnh lý da liễu 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/07/2021 - Cập nhật 14/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chớ chủ quan tránh các biến chứng thủy đậu gây hại sức khỏe

Chớ chủ quan tránh các biến chứng thủy đậu gây hại sức khỏe

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster gây nên và thường tự giới hạn, một số ít có thể lan tỏa, diễn tiến nặng như viêm phổi thủy đậu, suy hô hấp. Song...

14/07/2021

523 Lượt xem

4 Phút đọc

Hướng dẫn cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ em đúng cách tránh...

Hướng dẫn cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ em đúng cách tránh...

Việc bắt một đứa trẻ hiểu và tuân thủ quy trình điều trị là rất khó, đặc biệt là bệnh thủy đậu khi phát ban gây ngứa ngáy khó chịu. Điều này đã khiến không ít...

14/07/2021

550 Lượt xem

4 Phút đọc

Cách điều trị bệnh lý thủy đậu ở người lớn

Cách điều trị bệnh lý thủy đậu ở người lớn

Thủy đậu là bệnh lý tương đối lành tính nhưng nếu không biết cách điều trị rất dễ để lại sẹo rỗ do các ban da bị bội nhiễm. Đối với nhiều bạn, sẹo thủy đậu là...

14/07/2021

666 Lượt xem

5 Phút đọc

Người lớn bị thủy đậu có khác với trẻ nhỏ? Phân biệt thủy...

Người lớn bị thủy đậu có khác với trẻ nhỏ? Phân biệt thủy...

Bất kỳ một bệnh lý nào xuất hiện ở trẻ nhỏ đều có tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ và thủy đậu cũng không phải là một ngoại lệ....

14/07/2021

774 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG