Nội dung chính
  • 1. Bệnh gout là gì? Tại sao tôi là bị bệnh gout?
  • 2. Bệnh gout: có một đợt gout cấp kéo dài bao lâu?
  • 3. Có nên ngưng thuốc khi bệnh đã tốt hơn?
  • 4. Thuốc điều trị gout có thể có những tác dụng phụ nào?
  • 5. Có cần ngưng uống rượu bia khi đang bị gout?
  • 6. Người bệnh gout nên ăn gì?
  • 7. Người bệnh gout không nên ăn gì?
  • 8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gout?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh gout là gì? Tại sao tôi là bị bệnh gout?
  • 2. Bệnh gout: có một đợt gout cấp kéo dài bao lâu?
  • 3. Có nên ngưng thuốc khi bệnh đã tốt hơn?
  • 4. Thuốc điều trị gout có thể có những tác dụng phụ nào?
  • 5. Có cần ngưng uống rượu bia khi đang bị gout?
  • 6. Người bệnh gout nên ăn gì?
  • 7. Người bệnh gout không nên ăn gì?
  • 8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gout?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Giải đáp những câu hỏi mà người bệnh gout quan tâm

Gout là bệnh lý có thể xuất hiện mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh việc phát hiện và điều trị sớm, người bệnh cần trang bị các kiến thức trong việc xây dựng lối sống, dinh dưỡng lành mạnh giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người bị gout quan tâm.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh gout là gì? Tại sao tôi là bị bệnh gout?
  • 2. Bệnh gout: có một đợt gout cấp kéo dài bao lâu?
  • 3. Có nên ngưng thuốc khi bệnh đã tốt hơn?
  • 4. Thuốc điều trị gout có thể có những tác dụng phụ nào?
  • 5. Có cần ngưng uống rượu bia khi đang bị gout?
  • 6. Người bệnh gout nên ăn gì?
  • 7. Người bệnh gout không nên ăn gì?
  • 8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gout?

1. Bệnh gout là gì? Tại sao tôi là bị bệnh gout?

Bệnh gout bắt nguồn từ nguyên nhân các tinh thể acid uric lắng đọng trong khớp, gây viêm – nóng – đỏ - đau xung quanh khớp. Acid uric xuất hiện do quá trình phá hủy của các tế bào cũ, hoặc người bệnh gặp phải những tổn thương nhất định. Ngoài ra, acid uric còn được sinh ra từ sự phân hủy purin – chất có mặt trong nhiều loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout như:

  • Di truyền: Nếu bộ mẹ bị gout thì con cái có 20% nguy cơ mắc bệnh.
  • Giới tính: Nam thường nhiều hơn nữ
  • Tuổi tác
  • Sự tăng cân quá mức, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng quá nhiều rượu bia
  • Một số vấn đề sức khỏe khác như cao huyết áp, suy giáp,…
  • Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu…

Nam thường nhiều hơn nữ.

Nam thường nhiều hơn nữ.

2. Bệnh gout: có một đợt gout cấp kéo dài bao lâu?

Bệnh gout thường có một đợt gout cấp có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày trong trường hợp có hoặc không dùng thuốc. Một số người chỉ mắc bệnh gout một lần duy nhất trong đời. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị và lối sống lành mạnh, hạn chế các yếu tố nguy cơ thì người bệnh có thể bị gout vài lần trong năm.

Cơn gout cấp đặc trưng khởi phát nhanh, cơn đau ở khớp bị viêm và sau đó là sưng, nóng đỏ và đau dữ đội. Khớp bàn ngón chân cái là nơi dễ chịu tổn thương nhất. Ngoài ra còn có các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng như: mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay… Cơn đau thường giảm dần sau vài giờ hoặc vài ngày. Đôi khi nó cũng có thể kéo dài hàng tuần liền gây nhiều mệt mỏi cho người bệnh.

Một đợt gout cấp có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày trong trường hợp có hoặc không dùng thuốc.

Một đợt gout cấp có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày trong trường hợp có hoặc không dùng thuốc.

3. Có nên ngưng thuốc khi bệnh đã tốt hơn?

Bạn không nên tự ý ngưng thuốc nếu chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Giữa các đợt cấp của bệnh, bạn có thể bị viêm nhẹ và các tinh thể urat lắng đọng trở nên cứng, gia tăng dần kích thước và dẫn đến tổn thương khớp. Các loại thuốc sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này. Đồng thời, bạn cần lưu ý rằng gout là căn bệnh liên quan đến acid uric, vì vậy phải luôn duy trì mức acid uric trong cơ thể thấp bằng cách dùng thuốc mỗi ngày.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

4. Thuốc điều trị gout có thể có những tác dụng phụ nào?

Các loại thuốc điều trị bệnh gout và kiểm soát acid uric có thể gây ra tác dụng phụ. Các thuốc làm thay đổi mức acid uric đột ngột có thể gây ra bệnh gout hoặc làm cho tình trạng bệnh  nặng hơn. Vì vậy, những phương pháp giúp giảm mức acid uric sẽ được hoãn lại cho đến khi đợt cấp của bệnh thuyên giảm.

Thuốc kháng viêm không steroid cũng có thể gây kích ứng dạ dày. Thuốc corticosteroid dùng trong thời gian ngắn có thể gây mất ngủ, kích ứng dạ dày, khó kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường. Thuốc colchicine cho các đợt gout cấp sẽ gây ra các phản ứng phụ ở đường tiêu hóa, đặc biệt tiêu chảy.

5. Có cần ngưng uống rượu bia khi đang bị gout?

Rượu bia có mối quan hệ mật thiết với bệnh gout, chúng làm gia tăng lượng purin và làm mức acid uric trong cơ thể tăng cao. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia khi đang điều trị bệnh gout.

Rượu bia có mối quan hệ mật thiết với bệnh gout.

Rượu bia có mối quan hệ mật thiết với bệnh gout.

6. Người bệnh gout nên ăn gì?

Người bệnh gout nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh:

  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, các loại trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ hoạt động đào thải acid uric.
  • Bổ sung các loại trái cây có tính mát, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C.
  • Khẩu phần ăn của người bệnh gout cần đủ tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate, chúng cung cấp hàm lượng purin an toàn cho người bệnh. Nhóm tinh bột có lợi bao gồm các thực phẩm: khoai, gạo, bánh mì, ngũ cốc,…
  • Tăng cường thực phẩm nhóm đạm là các loại thịt trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt cá biến, thịt lợn…). Mỗi ngày người bệnh cần 50 – 100g protein cần thiết.
  • Tăng thêm các thực phẩm là rau xanh trong bữa ăn, giúp đào thải acid uric và tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Thay thế dầu động vật bằng dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng… để giảm bớt lượng chất béo.
  • Ưu tiên các món ăn hấp, luộc. Hạn chế tối đa các món ăn nhanh, chế biến nhiều lần, món ăn chiên xào nhiều dầu, mỡ.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

7. Người bệnh gout không nên ăn gì?

Những người bị bệnh gout cần phải hạn chế một số nhóm thực phẩm như:

  • Kiêng tuyệt đối  nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, thịt thú rừng,…
  • Hạn chế ăn hải sản có vỏ như sò, ốc, hến, tôm cua,… Đây là nguyên nhân gây ra những cơn đau cấp tính cho bệnh nhân gout.
  • Giảm các loại nấm, hoa quả, rau sấy khô, đồ ăn lên men, măng tây, rau bina.
  • Kiểm soát hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, đồng thời giảm sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Bệnh nhân gout không nên ăn nhiều giá đỗ, bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Các món ăn không nên chế biến cùng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, bột cà phê… Vì chúng khiến hệ thần kinh hứng phấn, có thể làm tái phát bệnh gout.
  • Không uống nhiều rượu bia, chất có cồn làm tăng lượng acid uric trong gan, hạn chế hoạt động đào thải của thận.

8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gout?

Bệnh gout là bệnh xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt chủ quan của người bệnh. Do đó thay đổi thói quen lành mạnh không chỉ giúp kiểm soát bệnh lý mà còn phòng ngừa bệnh gout cho cả gia đình:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây.
  • Bổ sung tinh bột có lợi, loại bỏ lượng dầu mỡ và chất béo có hại khỏi khẩu phần ăn uống.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động để hỗ trợ chuyển hóa chất trong cơ thể, nâng cao sức khỏe.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá mức gây áp lực lên khớp xương.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, stress để tránh ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa của cơ thể.
  • Không thức khuya, làm việc quá sức. Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay sử dụng thuốc chưa được hướng dẫn.
  • Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý nguy cơ gây gout thứ phát như suy thận, các bệnh chuyển hóa…

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Các bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị. Nếu có vấn đề sức khỏe hoặc nghi ngờ bệnh gout, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch hẹn khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi hoặc tải APP để được hướng dẫn sử dụng. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2021 - Cập nhật 27/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Giải đáp những câu hỏi mà người bệnh gout quan tâm

Giải đáp những câu hỏi mà người bệnh gout quan tâm

Gout là bệnh lý có thể xuất hiện mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên...

27/10/2021

805 Lượt xem

6 Phút đọc

Bệnh gout: cách điều trị, giảm nhanh các cơn đau cấp

Bệnh gout: cách điều trị, giảm nhanh các cơn đau cấp

Bệnh gout thường có: các cơn gout cấp thường xảy ra ngay sau giai đoạn tăng acid uric không triệu chứng. Ở giai đoạn này, các tinh thể muối urat đã bắt đầu...

27/10/2021

724 Lượt xem

5 Phút đọc

Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các giai đoạn của...

Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các giai đoạn của...

Bệnh gout là một bệnh lý đặc trưng của xương khớp có liên quan đến quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh gout đang ...

27/10/2021

761 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG