Nội dung chính
  • 1. Bệnh gout là gì?
  • 2. Phương pháp chẩn đoán bệnh gout
  • 3. Cách điều trị và giảm đau khi bị bệnh gout cấp
Nội dung chính
  • 1. Bệnh gout là gì?
  • 2. Phương pháp chẩn đoán bệnh gout
  • 3. Cách điều trị và giảm đau khi bị bệnh gout cấp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh gout: cách điều trị, giảm nhanh các cơn đau cấp

Bệnh gout thường có: các cơn gout cấp thường xảy ra ngay sau giai đoạn tăng acid uric không triệu chứng. Ở giai đoạn này, các tinh thể muối urat đã bắt đầu lắng đọng tại các khớp gây viêm sưng đau dữ dội. Nếu không được can thiệp sớm, bệnh có thể tiến triển rất nhanh và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về cách chẩn đoán và điều trị gout qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh gout là gì?
  • 2. Phương pháp chẩn đoán bệnh gout
  • 3. Cách điều trị và giảm đau khi bị bệnh gout cấp

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh gút, thống phong – là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa purin trong thận. Lúc này thận không đào thải được toàn bộ lượng acid uric từ trong máu. Khi tích trữ trong cơ thể, acid uric máu hình thành nên các tinh thể muối urat và tập trung tại khớp gây viêm khớp, sưng đỏ và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh gout gây ra những triệu chứng tương tự một số bệnh lý viêm khớp thông thường.

Bệnh gout gây ra những triệu chứng tương tự một số bệnh lý viêm khớp thông thường.

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh gout

Bệnh gout gây ra những triệu chứng tương tự một số bệnh lý viêm khớp thông thường. Vì vậy, nếu chỉ thăm khám triệu chứng lâm sàng thì không thể đưa ra chẩn đoán xác định. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm dịch khớp: Nếu trong trường hợp mắc bệnh gout, kết quả xét nghiệm sẽ ghi nhận có sự hiện diện của các tinh thể muối urat trong dịch khớp. Với xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch và soi qua kính hiển vi.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra nồng độ acid uric có trong máu. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào có nồng độ acid uric cao đều mắc bệnh gout. Vì vậy, bác sĩ sẽ kết hợp xét nghiệm máu cùng các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định.

Siêu âm: Hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ quan sát rõ các tinh thể muối urat lắng đọng quanh khớp hay không.

Chụp Xquang: Xquang được chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ sưng viêm khớp không phải do gout mà do nguyên nhân khác.

Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng được thực hiện các xét nghiệm khác như xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, mỡ máu, đường máu…  để đánh giá sức khỏe và giúp cho việc quyết định dùng thuốc điều trị đúng đắn.

3. Cách điều trị và giảm đau khi bị bệnh gout cấp

Bệnh gout nếu ở giai đoạn cấp tính thì việc kiểm soát sẽ không quá khó khăn. Gout tuy không chữa trị triệt để được nhưng nếu can thiệp đúng cách, người bệnh có thể chung sống hòa bình với bệnh. Dưới đây là một số giải pháp để kiểm soát bệnh, khắc phục triệu chứng và giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

a. Xoa bóp

Xoa bóp massage có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, đặc biệt đáp ứng tốt trong trường hợp cơn đau kích hoạt một cách đột ngột.

Bạn có thể dùng lực từ bàn và các ngón tay tác động trực tiếp lên cách khớp, giúp các mô mềm giãn ra. Nhờ đó mà đem đến cảm giác thoải mái và thư thái, hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng cơn đau. Trước khi tiến hành xoa bóp, bạn cũng nên thoa thêm một ít tinh dầu lên vị trí tổn thương để nâng cao hiệu quả. Có thể sử dụng tinh dầu bạc hà, tràm trà, tinh dầu sả…

Với liệu pháp xoa bóp massage, người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp giảm đau, giữ tinh thần thoải mái và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Người bệnh ngủ sâu giấc hơn và tránh bị cơn đau gout cấp làm phiền.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

b. Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ giảm đau gout cấp hiệu nghiệm mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Bệnh gout cấp đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm, đau nhức khớp, nếu tác dụng nhiệt lạnh sẽ có khả năng gây tê tạm thời, giảm đau và sưng viêm nhanh chóng.

Bạn có thể dùng một túi đá lạnh và chườm lên vùng khớp bị ảnh hưởng. Mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút, không nên chườm quá lâu để tránh gây bỏng lạnh.

c. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị gout từ giai đoạn đầu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định

  • Thuốc kháng viêm không Steroid

Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gout cấp là thuốc chống viêm không steroid (NSAID).  Đây là nhóm thuốc có tác dụng tương đối nhanh trong việc giảm sưng viêm và đau nhức khớp xương. Một số loại thuốc như Diclofenac, Naproxen, Apirin, Celecoxib, Ibuprofen,…

Tuy nhiên, NSAID dễ gây nên các tác dụng phụ  trong quá trình sử dụng, đặc biệt nguy cơ đau dạ dày, chảy máu và loét.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị gout từ giai đoạn đầu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị gout từ giai đoạn đầu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

  • Corticosteroid

Trong một số trường hợp, nhóm thuốc kháng viêm không steroid không đáp ứng tốt với diễn biến của bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid thay thế. Loại thuốc này hoạt động tương tự cortisone được tuyến thượng thận sản xuất. Chúng ức chế hệ miễn dịch, giảm đau và kháng viêm tốt.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid dạng uống hay tiêm. Thuốc này chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn, nếu lạm dụng có thể gây suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

  • Colchicine

Colchicine cũng là một trong số các loại thuốc có thể được bác sĩ kê cho bệnh nhân gout. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý bởi colchicine có độc tính cao, nếu không thận trọng người bệnh rất dễ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tất cả thuốc dùng điều trị gout cấp cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng thuốc chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Nếu toa thuốc không đáp ứng hoặc có vấn đề phát sinh cần báo ngay với bác sĩ để có sự điều chỉnh kịp thời.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Các bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị. Nếu có vấn đề sức khỏe hoặc nghi ngờ bệnh gout, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch hẹn với bác sĩ xương khớp, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi hoặc tải APP để được hướng dẫn sử dụng. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2021 - Cập nhật 27/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Giải đáp những câu hỏi mà người bệnh gout quan tâm

Giải đáp những câu hỏi mà người bệnh gout quan tâm

Gout là bệnh lý có thể xuất hiện mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên...

27/10/2021

795 Lượt xem

6 Phút đọc

Bệnh gout: cách điều trị, giảm nhanh các cơn đau cấp

Bệnh gout: cách điều trị, giảm nhanh các cơn đau cấp

Bệnh gout thường có: các cơn gout cấp thường xảy ra ngay sau giai đoạn tăng acid uric không triệu chứng. Ở giai đoạn này, các tinh thể muối urat đã bắt đầu...

27/10/2021

712 Lượt xem

5 Phút đọc

Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các giai đoạn của...

Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các giai đoạn của...

Bệnh gout là một bệnh lý đặc trưng của xương khớp có liên quan đến quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh gout đang ...

27/10/2021

753 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG