Nội dung chính
  • 1. Thế nào là bệnh gout?
  • 2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout
  • 3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh gout
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là bệnh gout?
  • 2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout
  • 3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh gout
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các giai đoạn của bệnh

Bệnh gout là một bệnh lý đặc trưng của xương khớp có liên quan đến quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh gout đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vậy bệnh gout là gì? Làm thế nào để nhận biết bệnh gout và các yếu tố gây bệnh? Trong bài viết này, mời bạn cùng ISOFHCARE tìm hiểu bệnh gout và các giai đoạn của bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là bệnh gout?
  • 2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout
  • 3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh gout

1. Thế nào là bệnh gout?

Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh gút, thống phong – là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa purin trong thận. Lúc này thận không đào thải được toàn bộ lượng acid uric từ trong máu. Khi tích trữ trong cơ thể, acid uric máu hình thành nên các tinh thể muối urat và tập trung tại khớp gây viêm khớp, sưng đỏ và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh gout được biểu hiện đặc trưng bằng những cơn viêm đau khớp cấp tái phát. Bệnh nhân có khuynh hướng đau khi giao mùa, thường xuyên đau nhức giữa đêm và sưng đỏ các khớp. Vị trí viêm khớp thường ở ngón chân cái, ít gặp hơn ở khu vực khớp gối, mắt cá, các khớp ngón tay…

Khi tinh thể muối urat lắng đọng càng nhiều, khớp càng có nguy cơ biến dạng, cứng khớp. Bệnh gout là bệnh mãn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh gout được biểu hiện đặc trưng bằng những cơn viêm đau khớp cấp tái phát.

Bệnh gout được biểu hiện đặc trưng bằng những cơn viêm đau khớp cấp tái phát.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Trong thực phẩm có chứa purin, tùy thuộc vào từng nhóm thực phẩm mà hàm lượng purin khác nhau. Đặc biệt ở một số nhóm thịt, cá, hải sản… có chứa hàm lượng chất này rất cao. Khi tiêu hóa purin, cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric để tiêu thụ. Nếu tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purin đồng nghĩa với việc cơ thể sản sinh acid uric dư thừa.

Bình thường, chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định với nam giới là 210 – 420 umol/L, nữ giới là 150 – 350 umol/L. Khi thận không đào thải được acid uric hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều, hay do bất thường trong chu trình tạo acid uric dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout.

Các tính thể urat dư thừa tích tụ trong khớp nhiều năm. Những tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn, có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm. Đây là nguyên nhân xảy ra các đợt gout cấp.

a. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout 

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, bao gồm:

Tuổi tác và giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới do cơ thể sản xuất nhiều acid uric hơn phụ nữ. Tuy nhiên, khi phụ nữ ở tuổi mãn kinh thì mức acid uric gần bằng với nam giới.

 Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới.

Di truyền: Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn so với người bình thường.

Lối sống thiếu lành mạnh: Những người thường xuyên uống rượu bia, tiệc tùng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric. Ngoài ra, chế độ ăn ít rau xanh, nhiều purin như thịt đỏ, hải sản,… cũng làm tăng lượng acid uric trong cơ thể.

Phơi nhiễm chì: Phơi nhiễm chì mãn tính có liên quan đến một số trường hợp bệnh gout.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, ví dụ như thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate,…

Béo phì: Nếu béo phì, cơ thể sẽ sản xuất acid uric cao hơn do thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đạm. Điều này dẫn tới việc thận gặp khó khăn hơn trong loại bỏ acid uric.

Biến chứng do dùng corticoid: Nhóm thuốc corticoid rẻ, dễ mua, giảm đau nhanh nên hay bị lạm dụng bừa bãi. Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid uric tích tụ lại thành các hạt tophi, tăng nguy cơ khiến bệnh gout trở thành mãn tính.

Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận, các bệnh lý thận làm giảm khả năng đào thải của thận, dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe có liên quan khác như huyết áp cao, tiểu đường,…

Suy thận, các bệnh lý thận làm giảm khả năng đào thải của thận

Suy thận, các bệnh lý thận làm giảm khả năng đào thải của thận.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh gout

Bệnh gout có nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau, ở mỗi giai đoạn sẽ có những đặc trưng biểu hiện riêng:

a. Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng

Ở giai đoạn này, nồng độ acid uric trong máu của người bệnh có thể tăng nhưng chưa có bất kỳ biểu hiện triệu chứng rõ ràng nào. Trong giai đoạn này người bệnh chưa cần điều trị, mặc dù acid uric có thể lắng đọng trong mô và gây tổn thương nhẹ.

Những người bị tăng acid uric máu không triệu chứng cần được kiểm soát các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành gout.

b. Giai đoạn 2: Bệnh gout cấp

Giai đoạn này xảy ra khi các tinh thể uric lắng đọng đột ngột, gây viêm cấp tính và đau dữ dội. Cơn đau bộc phát bất ngờ này thường sẽ giảm dần trong vòng 3 – 10 ngày. Cơn gout cấp đôi khi có thể được kích hoạt bởi tình trạng căng thẳng, rượu bia, các bữa ăn thịnh soạn, sau khi sử dụng ma túy, hay thay đổi thời tiết (trời lạnh).

c. Giai đoạn 3: Khoảng cách giữa các cơn gout cấp

Giai đoạn này là giai đoạn giữa các cơn gout cấp. Những đợt bộc phát bệnh sau đó có thể không xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm tùy thuộc vào quá trình điều trị cũng như việc xây dựng chế độ sống của bệnh nhân. Mặc dù nếu không được điều trị, chúng có thể tồn tại lâu hơn và xảy ra thường xuyên hơn.

Theo thống kê, có khoảng 62%  trường hợp bị tái phát trong năm đầu tiên, 16% tái phát trong 1-2 năm, 7% không tái phát trong 10 năm trở lên. Trong khoảng thời gian này, các tinh thể uric tiếp tục lắng đọng trong mô.

d. Giai đoạn 4: Bệnh gout có tophi mãn tính

Đây được xem là giai đoạn bệnh gout gây suy nhược nhất cho cơ thể người bệnh. Những tổn thương vĩnh viễn có thể đã xảy ra ở khớp, thận. Bệnh nhân sẽ bị viêm khớp mạn tính và phát triển tophi – một dạng khối u lớn do lắng đọng uric tại nhiều khu vực của cơ thể như các khớp ngón tay.

Nếu không được điều trị kịp thời, sau một khoảng thời gian rất dài (từ 10 năm), bệnh gout có tophi mạn tính sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp điều trị bệnh gout sớm sẽ không tiến triển đến giai đoạn này.

e. Giả gout

Đây cũng là một tình trạng dễ bị nhầm lẫn với bệnh gout, gọi là bệnh giả gout hay bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate. Các triệu chứng của bệnh rất giống với các dấu hiệu của bệnh gout nhưng các đợt bùng phát thường ít nghiêm trọng hơn.

Sự khác biệt chủ yếu giữa bệnh gout và giả gout là các khớp bị kích thích bởi các tinh thể canxi pyrophosphate hơn là các tinh thể urat. Đồng thời, phương pháp điều trị của hai bệnh lý cũng khác nhau.

Bệnh gout là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu về các nguy cơ mắc bệnh gout và dấu hiệu nhận biết bệnh gout sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị, phòng ngừa và hạn chế biến chứng bệnh một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám với các bác sĩ, vui lòng liên hệ hotline hoặc tải APP để được hướng dẫn sử dụng.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2021 - Cập nhật 27/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Giải đáp những câu hỏi mà người bệnh gout quan tâm

Giải đáp những câu hỏi mà người bệnh gout quan tâm

Gout là bệnh lý có thể xuất hiện mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên...

27/10/2021

809 Lượt xem

6 Phút đọc

Bệnh gout: cách điều trị, giảm nhanh các cơn đau cấp

Bệnh gout: cách điều trị, giảm nhanh các cơn đau cấp

Bệnh gout thường có: các cơn gout cấp thường xảy ra ngay sau giai đoạn tăng acid uric không triệu chứng. Ở giai đoạn này, các tinh thể muối urat đã bắt đầu...

27/10/2021

726 Lượt xem

5 Phút đọc

Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các giai đoạn của...

Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các giai đoạn của...

Bệnh gout là một bệnh lý đặc trưng của xương khớp có liên quan đến quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh gout đang ...

27/10/2021

764 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG