Nội dung chính
  • 1. Người bệnh mắc bệnh thận mạn
  • 2. Người bệnh mắc bệnh động mạch vành
Nội dung chính
  • 1. Người bệnh mắc bệnh thận mạn
  • 2. Người bệnh mắc bệnh động mạch vành
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Điều trị tăng huyết áp trên nhóm người bệnh cụ thể

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Nội tim mạch,Chuyên khoa Siêu âm tim
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, xu hướng tăng dần theo tuổi nên cần được quản lý và theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hằng ngày, điều trị lâu dài và chỉnh liều định kỳ dựa trên đáp ứng của người bệnh với thuốc cũng như thay đổi về chức năng các cơ quan khi dùng thuốc.
Nội dung chính
  • 1. Người bệnh mắc bệnh thận mạn
  • 2. Người bệnh mắc bệnh động mạch vành

Bài viết này sẽ nói về  điều trị tăng huyết áp trên 2 nhóm người bệnh khác rất thường gặp: người mắc bệnh thận mạn và người mắc bệnh động mạch vành.

1. Người bệnh mắc bệnh thận mạn

Tăng huyết áp thứ pháp gặp ở khoảng 50% bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân là do bệnh thận. Ngược lại, khoảng 10% bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ là do tăng huyết áp nguyên phát. Bệnh thận vừa là biến chứng vừa là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Mối liên quan giữa tăng huyết áp và suy thận.

Mối liên quan giữa tăng huyết áp và suy thận.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính gây tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối ở người bệnh có bệnh thận mạn với bất cứ nguyên nhân gây bệnh nào.

  • Ở người bệnh bệnh thận mạn thường hay gặp tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp ẩn giấu và tăng huyết áp tăng cao về đêm. Đây là các yếu tố có liên quan tới sự giảm mức lọc cầu thận, tăng albumin niệu và tổn thương cơ quan đích.
  • Người bệnh bệnh thận mạn cần điều chỉnh lối sống và điều trị bằng thuốc khi huyết áp > 140/90 mmHg.
  • Để đạt được huyết áp mục tiêu ở người bệnh có tổn thương thận, thường phải kết hợp đồng thời nhiều thuốc (bao gồm cả nhóm lợi tiểu quai). Lợi tiểu quai nên được thay thế lợi tiểu thiazide khi mức lọc cầu thận ước tính < 30mL/phút/1,73m2.
  • Nên lựa chọn thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể ở các người bệnh có protein niệu.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Bảng 1. Khuyến cáo điều trị tăng huyết áp ở người bệnh mắc bệnh thận mạn (Theo hội Tim mạch học Việt Nam 2018).

Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2018

Loại

Mức chứng cứ

Ngưỡng điều trị THA có bệnh thận mạn có đái tháo đường hay không đái tháo đường ≥ 140/90 mmHg

I

B

Chung cho các người bệnh bệnh thận mạn có đái tháo đường hoặc không có đái tháo đường.

   

Khuyến cáo đích điều trị HATT cần làm hạ trong ranh giới 130 tới < 140 mmHg.

IIa

A

Điều trị theo cá thể hóa tùy thuộc sự dung nạp và tác động lên chức năng thận và điện giải*.

IIa

C

ƯCMC/ƯCTT có hiệu quả giảm protein niệu hơn các thuốc khác nên được khuyến cáo kết hợp ƯCMC/ƯCTT+CCB hoặc lợi tiểu khi có protein niệu.

I

A

Tránh kết hợp ƯCMC với ƯCTT.

III

A

* Bệnh thận mạn được xác định khi MLCT ước tính < 60 L/phút/1,73 m2 da có hoặc không có protein niệu.

Chú thích: THA: Tăng huyết áp; HATT: Huyết áp tâm thu; ƯCMC: ức chế men chuyển; ƯCTT: ức chế thụ thể ; CCB: Chẹn kênh Canxi;

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

2. Người bệnh mắc bệnh động mạch vành

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch do đâu?

Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành động mạch bị xơ hóa do lắng đọng tổ chức mỡ và các tế bào viêm tại lớp nội mạc thành động mạch. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh lý xơ vữa tại các mạch máu trong cơ thể, trong đó hay gặp và nguy hiểm hơn cả là xơ vữa động mạch vành, gây biến chứng nhồi máu cơ tim. 

Các giai đoạn hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch.

Các giai đoạn hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch.

Cơ chế gây bệnh xơ vữa động mạch do tăng huyết áp như thế nào?

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch. Cơ chế sinh lý bệnh dẫn đến hình thành hiện tượng này ở người bệnh tăng huyết áp là do sự rối loạn chức năng nội mạc, mất cân bằng giữa quá trình chết và quá trình tái tạo chức năng nội mạc. Tăng huyết áp làm giảm sản xuất chất giãn mạch, tăng stress oxy hóa dẫn đến tăng LDL. Bên cạnh đó, angiotensin II còn làm tăng phản ứng viêm và kích hoạt phân tử kết dính, hấp dẫn tế bào viêm, tại thành tổ chức viêm dưới nội mạc và cuối cùng dẫn tới hình thành mảng xơ vữa động mạch.

Bệnh động mạch vành – một trong số các biến chứng của tăng huyết áp.

Bệnh động mạch vành – một trong số các biến chứng của tăng huyết áp.

  • Ở các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, điều trị sớm bằng thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể được chứng minh là làm giảm nguy cơ tái nhồi máu cơ tim và tử vong tim mạch.
  • Điều trị hạ áp đã được chứng minh có lợi ích đối với bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo bệnh mạch vành. Các thuốc hay các phối hợp thuốc (bao gồm cả nhóm chẹn kênh canxi) đều có thể được sử dụng. Lợi ích của điều trị thuốc có liên quan đến mức độ hạ huyết áp cũng như những tác dụng có lợi, bảo vệ đặc thù của từng nhóm thuốc.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc

Bảng 2. Khuyến cáo điều trị tăng huyết áp ở người bệnh mắc bệnh động mạch vành (Theo hội Tim mạch học Việt Nam 2018).

Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2018

Loại

Mức chứng cứ

Ngưỡng HA cần điều trị thuốc là > 140/90 mmHg (> 130/85 mmHg ở HA bình thường cao có nguy cơ bệnh tim mạch rất cao, đặc biệt bệnh động mạch vành).

I

B

Đích điều trị hạ HATT có bệnh mạch vành trong khoảng ranh giới 120 tới < 130 mmHg, nếu > 65 tuổi đích HATT 130 tới < 140 mmHg.

I

A

Đích HATTr trong khoảng từ 70 tới < 80 mmHg.

I

C

Thuốc ƯCMC/ƯCTT + BB là chỉ định hằng đầu, thêm thuốc khác (CCB, lợi tiểu và/hoặc kháng aldosterone) khi cần để kiểm soát HA.

I

B

THA có NMCT hoặc hội chứng động mạch vành cấp cần điều trị BB tiếp tục trong 3 năm.

IIa

B

BB và/hoặc CCB có thể xem xét điều trị THA có bệnh động mạch vành (không có suy tim EF giảm) mà có NMCT cách 3 năm và có cơn đau thắt ngực.

IIb

C

Chú thích: THA: Tăng huyết áp; HA: Huyết áp; HATT: Huyết áp tâm thu; HATTr: Huyết áp tâm trương; ƯCMC: ức chế men chuyển; ƯCTT: ức chế thụ thể; BB: Chẹn beta giao cảm; CCB: Chẹn kênh canxi; EF: Phân suất tống máu; NMCT: Nhồi máu cơ tim.

IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý tim mạch cho bản thân và gia đình.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/07/2022 - Cập nhật 18/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ

Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ

Tăng huyết áp là bệnh lý gây yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tim mạch. Yếu tố tăng huyết áp không chỉ cần theo dõi đều, điều trị đúng mà còn cần cả điều trị lâu dài...

16/07/2022

408 Lượt xem

4 Phút đọc

Điều trị tăng huyết áp trên nhóm người bệnh cụ thể

Điều trị tăng huyết áp trên nhóm người bệnh cụ thể

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, xu hướng tăng dần theo tuổi nên cần được quản lý và theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hằng ngày, điều trị lâu dài và chỉnh liều ...

16/07/2022

411 Lượt xem

5 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và...

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và...

Người bị tăng huyết áp nên giảm muối trong chế độ ăn và theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam là dưới 5g NaCl/ ngày. Nhưng làm thế nào để cân đo đong...

28/09/2021

629 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG