Nội dung chính
  • 1. Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ 
  • 2. Yếu tố tăng huyết áp ảnh hưởng đến quá trình điều trị
Nội dung chính
  • 1. Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ 
  • 2. Yếu tố tăng huyết áp ảnh hưởng đến quá trình điều trị
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Siêu âm tim,Chuyên khoa Nội tim mạch
Tăng huyết áp là bệnh lý gây yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tim mạch. Yếu tố tăng huyết áp không chỉ cần theo dõi đều, điều trị đúng mà còn cần cả điều trị lâu dài và điều trị chỉnh liều định kỳ dựa trên đáp ứng của người bệnh với thuốc cũng như thay đổi về chức năng các cơ quan khi dùng thuốc
Nội dung chính
  • 1. Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ 
  • 2. Yếu tố tăng huyết áp ảnh hưởng đến quá trình điều trị

1. Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ 

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến gặp ở nhiều lứa tuổi, trong đó phụ nữ chiếm 1/2 dân số thế giới. Tăng huyết áp cần được theo dõi và sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung, các nhóm thuốc hạ huyết áp đều có tác dụng hạ áp và lợi ích bảo vệ tim mạch ở nữ giới tương tự như ở nam giới.Tuy nhiên, không được dùng các thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể cho phụ nữ có thai hoặc dự định có thai vì nguy cơ tiềm tàng gây dị dạng thai nhi.

Nguy cơ huyết áp cao ở phụ nữ có xu hướng tăng lên sau mãn kinh.

Nguy cơ huyết áp cao ở phụ nữ có xu hướng tăng lên sau mãn kinh

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Yếu tố tăng huyết áp ảnh hưởng đến quá trình điều trị

Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ có những yếu tố tất yếu ảnh hưởng đến quá trình điều trị như:

a. Ảnh hưởng của các thuốc tránh thai đối với huyết áp

  • Các thuốc tránh thai ngay cả với lượng thấp estrogen có liên quan với sự tăng nguy cơ THA, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone có thể dùng được cho phụ nữ có THA, tuy nhiên ảnh hưởng của loại thuốc này lên hệ tim mạch vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

b. Ảnh hưởng của liệu pháp thay thế hormone đối với huyết áp

  • Liệu pháp thay thế hormonee được chứng minh là làm giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương và nguy cơ ung thư đại tràng nhưng lại làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đột quỵ, huyết khối tắc mạch, ung thư vú, bệnh lý ở bàng quang và chứng sa sút trí tuệ. Do vậy, liệu pháp thay thế hormone không được khuyến cáo sử dụng với mục đích bảo vệ tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh.

c Tăng huyết áp và thai nghén

  • Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp trong thời kỳ mang thai. Cũng là nguyên nhân chính gây bệnh tật, tử vong cho mẹ và thai nhi. Cao huyết áp chiếm 15% số phụ nữ mang thai. Chiếm tới 25% số phụ nữ sinh non nhập viện. Ở phụ nữ có thai gặp trong nhiều tình huống khác nhau; trong đó, tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất.

Các loại tăng huyết áp trong thời kì mang thai

Các loại tăng huyết áp trong thời kì mang thai

  • Phụ nữ có thai bị THA cần được theo dõi và điều trị ở bệnh viện chuyên khoa.
  • Tăng huyết áp thai kỳ, đặc biệt chứng sản giật/tiền sản giật, có thể gây hậu quả xấu đối với cả mẹ và thai nhi.
  • THA ở phụ nữ có thai được coi là mức độ là nặng khi HA ≥ 160/110 mmHg.
  • Phụ nữ với THA thai kỳ hoặc THA mạn tính kèm với THA thai kỳ hoặc THA có tổn thương cơ quan đích hoặc có triệu chứng, điều trị thuốc phải bắt đầu khi HA ≥ 140/90 mmHg. Trong các trường hợp khác bắt đầu dùng thuốc khi huyết áp tâm thu ≥ 150 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 95 mmHg.
  • Ở phụ nữ có thai, HA tâm thu ≥ 170 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg thì cần coi đây là THA cấp cứu và bệnh nhân phải nhập viện để xử trí.
  • Các thuốc hạ HA đường uống nên được lựa chọn ở phụ nữ mang thai có THA mức độ nhẹ - vừa bao gồm: Methyldopa, labetalol, thuốc chẹn kênh canxi và có thể là chẹn beta giao cảm. Chống chỉ định dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể.
  • Đối với trường hợp tiền sản giật nặng kèm theo phù phổi, cần lựa chọn nitroglycerine, không nên dùng lợi tiểu vì thuốc có thể làm giảm thể tích tuần hoàn.
  • Trong trường hợp THA cấp cứu, có thể dùng labetalol truyền tĩnh mạch, methyldopa và nifedipine dạng uống. Hydralazine truyền tĩnh mạch không còn được khuyến cáo vì gây nhiều tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh. Có thể truyền natri nitroprusside khi cần hạ áp cấp cứu nhưng không nên kéo dài vì nguy cơ nhiễm độc cyanide cho thai nhi.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

Tăng huyết áp vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân của tiền sản giật.

Tăng huyết áp vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân của tiền sản giật.

  • Không khuyến cáo sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi, aspirin liều thấp hay dầu cá. Tuy nhiên, aspirin liều thấp có thể sử dụng với mục đích dự phòng ở phụ nữ có tiền sử xuất hiện tiền sản giật sớm trong thời gian mang thai dưới hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sau sinh tuần đầu, các thuốc trong năm nhóm chính có thể dùng nhưng chú ý tránh dùng methyldopa (vì gây trầm cảm cho mẹ), cũng như các thuốc qua sữa mẹ nồng độ cao như propranolol và nifedipine. Nhóm ức chế men chuyển/ức chế thụ thể chống chỉ định ở bà mẹ cho con bú.

Tìm hiểu thêm: Điều trị tăng huyết áp trên nhóm người bệnh cụ thể

IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý tim mạch cho bản thân và gia đình.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/07/2022 - Cập nhật 18/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ

Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ

Tăng huyết áp là bệnh lý gây yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tim mạch. Yếu tố tăng huyết áp không chỉ cần theo dõi đều, điều trị đúng mà còn cần cả điều trị lâu dài...

16/07/2022

407 Lượt xem

4 Phút đọc

Điều trị tăng huyết áp trên nhóm người bệnh cụ thể

Điều trị tăng huyết áp trên nhóm người bệnh cụ thể

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, xu hướng tăng dần theo tuổi nên cần được quản lý và theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hằng ngày, điều trị lâu dài và chỉnh liều ...

16/07/2022

411 Lượt xem

5 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và...

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và...

Người bị tăng huyết áp nên giảm muối trong chế độ ăn và theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam là dưới 5g NaCl/ ngày. Nhưng làm thế nào để cân đo đong...

28/09/2021

628 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG