Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp?
  • 2. Chế độ dinh dưỡng an toàn và khoa học cho người tăng huyết áp
Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp?
  • 2. Chế độ dinh dưỡng an toàn và khoa học cho người tăng huyết áp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và không nên ăn gì?

Người bị tăng huyết áp nên giảm muối trong chế độ ăn và theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam là dưới 5g NaCl/ ngày. Nhưng làm thế nào để cân đo đong đếm được đúng hàm lượng muối ăn theo khuyến cáo? Kèm theo đó là những loại thực phẩm nào nên và không nên ăn ở người mắc bệnh tăng huyết áp? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp?
  • 2. Chế độ dinh dưỡng an toàn và khoa học cho người tăng huyết áp

1. Vì sao cần thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp?

Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp vẫn còn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy chế độ dinh dưỡng có những ảnh hưởng nhất định tới trị số huyết áp. Nó được xem là yếu tố thuận lợi gây bệnh và làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp của người bệnh.

Theo các nghiên cứu, chế độ ăn uống sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, ăn ít protid, uống nhiều rượu, bia, uống nhiều nước có chứa Na, Ca, Mg, K. Đặc biệt trong đó nổi bật và được chứng minh bằng khoa học cho thấy là sự liên quan giữa ion Na+ và chỉ số huyết áp của người bệnh. Ion Na+ có khả năng làm tăng huyết áp thông qua gia tăng thể tích máu. Điều này được giải thích do ion Na+ nếu tăng quá cao sẽ làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch, áp lực này tăng cao sẽ kéo nước từ các tổ chức xung quanh lòng mạch gồm tế bào và khoảng gian bào vào lòng mạch, do đó làm tăng thể tích lòng mạch, dẫn đến huyết áp của người bệnh tăng lên.Vậy nên thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn được xem là phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả.

Những người có thói quen ăn mặn có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp nhiều lần so với người ăn nhạt. Bên cạnh đó, ăn mặn làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp nhất là các biến cố trên hệ tim mạch.

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề kiểm soát huyết áp

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề kiểm soát huyết áp

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Chế độ dinh dưỡng an toàn và khoa học cho người tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề kiểm soát huyết áp. Đây là yếu tố được xếp đầu bảng trong phác đồ điều trị tăng huyết áp và cần được tiến hành song song với các phương pháp khác, duy trì suốt đời, thậm chí ngay cả khi người bệnh tăng huyết áp chưa cần dùng thuốc. Tuy nhiên có rất nhiều người không hiểu rõ về dinh dưỡng đúng dẫn đến thực hiện sai cách làm cho sức khỏe bị suy giảm. Đối với người tăng huyết áp, có những lưu ý sau đây về các loại thực phẩm gồm:

a. Thực phẩm nên sử dụng

Không chỉ đơn thuần là giảm muối trong các bữa ăn mà bạn cần cung cấp đầy đủ năng lượng, các vitamin, khoáng chất và hạn chế lượng mỡ xấu. Khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng kiểm soát huyết áp hằng ngày đối với người chưa bị tăng huyết áp nhưng có các yếu tố nguy cơ cao như hút thuốc lá, bệnh tim mạch...Tùy theo từng điều kiện kinh tế gia đình và sở thích ăn uống của người người mà bạn lựa chọn các chế độ ăn khác nhau. Tuy nhiên cần phải đảm bảo các nguyên tắc:

  • Giảm muối

Giảm lượng muối ăn vào so với thực đơn trước đây. Tốt nhất là dưới < 5g NaCl/ngày. Bạn có thể ước lượng là khoảng nữa muỗng cafe muối. Bạn có thể giảm từ từ để cơ thể tập làm quen dần với chế độ ăn mặt. Đặt biệt cần phải bỏ việc sử dụng nước mắm đi kèm trong mỗi giờ ăn. Đây là vấn đề hay gặp trong thói quen ăn uống của người Việt và cần thời gian để thay đổi.

  • Giảm chất béo xấu

Hạn chế các loại dầu mỡ có chứa hàm lượng LDL cholesterol, triglycerid cao trong thành phần như mỡ động vật, các đồ chiên, thực phẩm ăn liền... Hàm lượng các chất này trong thực phẩm vượt quá mức chuyển hóa và đào thải sẽ khiến tình trạng xơ vữa lòng mạch nặng lên, từ đó làm giảm sự đàn hồi của mạch máu, từ đó làm con số huyết áp trở nên cao hơn, khó kiểm soát hơn kèm theo gia tăng các biến chứng tim mạch. Nên duy trì mức cân nặng ổn định dựa trên chỉ số BMI, tối ưu hơn cả cụ thể là từ 19 -23.

Các bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm nhiều acid béo giàu omega ba như cá hồi, cá thu...Bên cạnh đó thay thế loại dầu ăn thông thường bằng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành...

Chế độ dinh dưỡng an toàn và khoa học cho người tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng an toàn và khoa học cho người tăng huyết áp

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

  • Hạn chế rượu

Rượu là yếu tố thuận lợi gây tăng huyết áp nội sinh. Nó được giải thích dựa trên cơ chế vận chuyển canxi nội bào và phản ứng mạch máu. Uống nhiều rượu gây có thắt mạch máu và làm tổn thương thành động mạch làm sức cản gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó rượu là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cần phải được hạn chế như xơ gan, suy tim,... Tuy nhiên uống rượu trong giới hạn cho phép sẽ tốt cho người bệnh tim mạch. Điều này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể cho từng đối tượng mắc tăng huyết áp.

  • Cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất

Rau xanh chứa nhiều chất xơ và hàm lượng vitamin rất cao. Điều này giúp cơ thể cân bằng các chuyển hóa và thanh lọc cơ thể. Từ đó giúp duy trì trị số huyết áp ổn định.

Khuyến khích sử dụng những nhóm thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, rau xanh, hoa quả chín dạng múi. Không nên chỉ sử dụng nước ép mà hãy tận dụng hết để có thể tăng cường chất xơ cho cơ thể. Rau xanh thì nên sử dụng các loại rau theo mùa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất và có mức giá hợp lý.

Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng kali cao sẽ có tác động nhất định tới sức khỏe như rau diếp cá, cải xoăn, cải bó xôi, chuối chín, khoai tây...Do đó với những loại rau củ này cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để có mức độ sử dụng hợp lý. 

b. Những thực phẩm không nên sử dụng ở bệnh nhân tăng huyết áp

Để kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp một cách tốt nhất cần hạn chế những nhóm thức ăn dưới đây:

- Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn như dưa cà muối, các món kho mặn hay các loại thịt hộp muối

- Hạn chế các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cafein, rượu, bia, thuốc lá, chè đặc...

- Không nên ăn nhiều các loại phủ tạng động vật như tim, gan, dạ dày... vì trong thành phần có chứa hàm lượng chất béo xấu rất cao

- Người bệnh mắc tăng huyết áp cần hạn chế lượng đường cung cấp vào để tránh các biến chứng tim mạch hoặc bệnh lý đi kèm như đái tháo đường....

Những thực phẩm không nên sử dụng ở bệnh nhân tăng huyết áp

Những thực phẩm không nên sử dụng ở bệnh nhân tăng huyết áp

Để thuận lợi cho người bệnh mắc tăng huyết áp nói riêng và mắc bệnh lý tim mạch nói chung, hội Tim mạch học Châu Âu đã cho ra đời chế độ ăn DASH, được coi là chế độ ăn phù hợp nhất với người bệnh thuộc nhóm đôi tượng này.

Bên cạnh dinh dưỡng người cao huyết áp cần duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Khoa học đã chứng minh việc thay đổi lối sống lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe con người. Đặc biệt đối với người gia việc luyện tập cần phải được cân nhắc để tránh các tổn thương không đáng có.  Ngoài ra việc tránh những stress, căng thẳng thần kinh quá mức hoặc những bệnh lý khác có tác động xấu như mất ngủ, lo âu,...cũng cần được hạn chế và giải quyết triệt để.

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

Hiện nay, IVIE - Bác sĩ ơi đang có chương trình tư vấn về các dịch vụ thăm khám sức khỏe cơ bản giúp bạn và gia đình dự phòng được các bệnh lý mãn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, đái tháo đường. Bạn có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn online. IVIE - Bác sĩ ơi hiện đang là cầu nối lớn và uy tín nhất giúp người bệnh kết nối với các bệnh viện chất lượng hàng đầu tại nước ta mà không cần thực hiện các thủ tục phức tạp. Chúng tôi luôn có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản để có thể làm hài lòng mọi khách hàng. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/09/2021 - Cập nhật 06/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ

Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ

Tăng huyết áp là bệnh lý gây yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tim mạch. Yếu tố tăng huyết áp không chỉ cần theo dõi đều, điều trị đúng mà còn cần cả điều trị lâu dài...

16/07/2022

402 Lượt xem

4 Phút đọc

Điều trị tăng huyết áp trên nhóm người bệnh cụ thể

Điều trị tăng huyết áp trên nhóm người bệnh cụ thể

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, xu hướng tăng dần theo tuổi nên cần được quản lý và theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hằng ngày, điều trị lâu dài và chỉnh liều ...

16/07/2022

406 Lượt xem

5 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và...

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và...

Người bị tăng huyết áp nên giảm muối trong chế độ ăn và theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam là dưới 5g NaCl/ ngày. Nhưng làm thế nào để cân đo đong...

28/09/2021

618 Lượt xem

7 Phút đọc

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lý tăng huyết áp, ngăn ngừa...

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lý tăng huyết áp, ngăn ngừa...

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính và được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Việc kiểm soát huyết áp không tốt để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh...

28/09/2021

1506 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG