Nội dung chính
  • 1. Bao quát về bệnh vảy nến
  • 2. Vẩy nến có gây ngứa không?
  • 3. Điều trị bệnh vảy nến
Nội dung chính
  • 1. Bao quát về bệnh vảy nến
  • 2. Vẩy nến có gây ngứa không?
  • 3. Điều trị bệnh vảy nến
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Da vảy nến có ngứa không? Làm thế nào để điều trị?

Da vẩy nến - một căn bệnh da liễu mãn tính chiếm khoảng 2-3% các trường hợp bệnh ngoài da tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống trầm trọng, đem lại sự tự ti cho người bệnh. Vậy da vảy nến có gây ngứa không? Làm thế nào để điều trị? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về căn bệnh “xấu xí” này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bao quát về bệnh vảy nến
  • 2. Vẩy nến có gây ngứa không?
  • 3. Điều trị bệnh vảy nến

1. Bao quát về bệnh vảy nến

Ở người bình thường luôn diễn ra quá trình “thay da”,  tế bào da cũ chết đi, bong tróc và được thay thế bởi các tế bào da mới. Còn ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này lại diễn ra nhanh gấp 10 lần khiến các tế bào da cũ và mới dồn lại tạo thành những mảng dày, có vảy trắng. 

Da vảy nến là tình trạng viêm da mãn tính tự miễn, gây ra các tổn thương ngoài da nhưng không phải do virus, vi khuẩn mà do sự suy yếu của hệ miễn dịch. Bệnh không lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con, tuy nhiên tỷ lệ di truyền không cao.

Vảy nến được chia thành nhiều dạng với biểu hiện khác nhau và dễ nhầm lẫn. Chính vì thế nhiều bệnh nhân không nắm được điều này gây ra sự chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh nấm ngoài da đơn thuần, chủ quan không điều trị dẫn đến nhiều mối nguy:

- Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý: Bên cạnh nỗi đau và khó chịu về mặt xác thịt, bệnh nhân da vảy nến còn phải hứng chịu sự kỳ thị của những người xung quanh. Theo thống kê có 65% người mắc vảy nến bị trầm cảm nhẹ.

- Để lại những dấu vết xấu xí suốt đời trên cơ thể: Có rất nhiều người đã phải chịu đựng đau đớn về mặt tinh thần. Bệnh có thể để lại sẹo suốt đời nếu không có phương pháp xử trí thích hợp.

- Gây ra các bệnh lý toàn thân nguy hiểm: Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây suy thận, thận hư, ảnh hưởng hệ thống tim mạch, đau tim, tăng huyết áp, đột quỵ,...

- 42% bệnh nhân vảy nến bị viêm khớp dẫn đến co cứng, đau đớn, hạn chế vận động thậm chí đứng trước nguy cơ tàn tật.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Vẩy nến có gây ngứa không?

Ở bệnh nhân da vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Bệnh vảy nến có gây ngứa hay không? 50% người mắc bệnh da vảy nến có có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 30-40% trường hợp gặp tình trạng vảy nến móng.

Da vảy nến có ngứa không 

3. Điều trị bệnh vảy nến

Điều trị bệnh vảy nến là một quá trình mất nhiều thời gian. Bệnh nhân cần kết hợp điều trị bằng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống và chăm sóc cơ thể hợp lý mới có khả năng hồi phục lại thể trạng khỏe mạnh ban đầu. Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng nếu kết hợp các phương pháp chữa bệnh lâu dài, bệnh nhân vẫn có hy vọng chữa khỏi bệnh triệt để.

a. Các loại thuốc điều trị trong bệnh da vảy nến

Hiện nay các thuốc chữa vảy nến khá phổ biến và đa dạng, có thể sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp  với các phương pháp điều trị khác:

- Kem cortisone và thuốc mỡ: Có hiệu quả cao và được sử dụng phổ biến.

- Retinol bôi: Chiết xuất từ vitamin A và ít tác dụng phụ, tuy nhiên kém hiệu quả hơn thuốc mỡ corticoid.

- Sản phẩm tương tự vitamin D: Làm chậm sự tăng trưởng tế bào.

- Thuốc chữa vảy nến Anthralin: Chỉ có tác dụng chữa vảy nến trên da trong thời gian ngắn, do có thể gây kích ứng da nếu để quá lâu.

- Kem coal tar: Được sản xuất từ các sản phẩm trong quá trình chưng cất than dầu khí, có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm và hạn chế triệu chứng vảy nến lan rộng.

b. Dưỡng ẩm da

Việc dưỡng ẩm sẽ giúp tăng tốc quá trình chữa lành tổn thương, làm mềm da và giảm ngứa. Người bệnh có thể mua các loại thuốc bôi trị vảy nến dưới dạng kem dưỡng ẩm, gel trong không cần toa của bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc có hương liệu vì có thể làm da thêm kích ứng. 

Dưới đây là một số sản phẩm dưỡng ẩm toàn thân dành cho da nhạy cảm bạn có thể tham khảo:

Dưỡng ẩm da cho da vảy nến

- La Roche-Posay Lipikar Body Milk: Là một sản phẩm đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng. Dòng sữa dưỡng ẩm phục vụ với thành phần cold cream, bơ hạt mỡ và nước khoáng tinh khiết La Roche-Posay giúp bổ sung độ ẩm cho làn da ẩm mượt, khóa ẩm hiệu quả ngăn ngừa tình trạng mất nước. Sản phẩm dịu nhẹ, an toàn cho làn da người lớn và trẻ em, là lựa chọn tối ưu cho những bệnh nhân da vảy nến. Sản phẩm sữa dưỡng thể loại bỏ tế bào da chết khỏi bề mặt da, giảm hiện tượng da bong tróc, loại bỏ vảy sừng cho làn da láng mịn. 

- Annayake Body Care Continuous Hydration: Kem dưỡng ẩm Annayake giúp làn da duy trì độ ẩm, làm mềm da với thành phần kem được bổ sung chiết xuất từ thiên nhiên, cân bằng độ pH. Nổi bật là chiết xuất bơ hạt mỡ và dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả, làm mềm da. Kem mềm mịn, thẩm thấu tốt qua da không để lại cảm giác nhờn rít.

- Yves Rocher Pure Calmille Face & Body Comfort Cream: Là sản phẩm dưỡng da với thành phần 100% từ thiên nhiên. Nổi bật với chiết xuất từ hoa cúc hữu cơ, được chiết xuất với quy trình hiện tại nhằm lại dưỡng chất có lợi nhất cho da mặt. Kem dưỡng ẩm với chiết xuất hoa cúc, có khả năng làm dịu, cân bằng độ ẩm cho làn da, đồng thời bổ sung dinh dưỡng giúp da khỏe mạnh, giảm kích ứng.

c. Điều trị toàn thân

Phương pháp được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị vảy nến nghiêm trọng. Các thuốc chữa vảy nến mãn tính thường được bác sĩ chỉ định gồm:

- Methotrexate.

- Cyclosporine.

- Sulfasalazine.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp quang trị liệu, sử dụng tia sáng UVA, UVB, laser với cường độ cao để điều trị da vảy nến. Trong đó các tia tử ngoại (tia UV) giúp tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào. Từ đó, tia sáng sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương.

Hiện nay, đối với những trường hợp vảy nến ở mức độ trung bình đến nặng người ta còn sử dụng thuốc sinh học để điều trị. Công dụng chính là ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng hoạt động miễn dịch. Tuy nhiên chi phí điều trị bằng thuốc sinh học khá cao nên chưa được sử dụng rộng rãi.

Da vảy nến một căn bệnh mãn tinh gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Mặc dù không phải là căn bệnh ác tính nhưng nó đem lại nhiều hậu quả nặng nề, nhất là tâm lý của người bệnh. Vì thế, hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức để bảo vệ cho bản thân và gia đình bạn nhé

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Vảy nến thể mảng là thể vảy nến phổ biến nhất trên lâm sàng, chiếm đến 80% các trường hợp. Các triệu chứng của bệnh không những làm mất thẩm mỹ mà còn khiến...

19/07/2021

1473 Lượt xem

6 Phút đọc

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn do rối loạn trung gian miễn dịch, không chỉ ảnh hưởng tại da mà còn ảnh hưởng toàn thân. Điều trị dứt điểm luôn là một vấn đề...

19/07/2021

4823 Lượt xem

6 Phút đọc

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến ở mặt là bệnh lý mãn tính gây tổn thương da nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý của bệnh...

19/07/2021

1076 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp gây nên tình trạng lõm móng, móng chuyển sang màu vàng đục. Hơn nữa bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ tới tính...

19/07/2021

2224 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG