Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực sự
  • 2. Nếu bố mẹ bạn mắc chứng trầm cảm, bạn cũng sẽ bị trầm cảm
  • 3. Bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc trong suốt phần đời còn lại của mình
  • 4. Bệnh trầm cảm sẽ tự biến mất
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực sự
  • 2. Nếu bố mẹ bạn mắc chứng trầm cảm, bạn cũng sẽ bị trầm cảm
  • 3. Bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc trong suốt phần đời còn lại của mình
  • 4. Bệnh trầm cảm sẽ tự biến mất
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

4 hiểu lầm thường gặp về trầm cảm

Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực sự? Bố mẹ mắc trầm cảm nghĩa là bạn cũng sẽ mắc trầm cảm? Trầm cảm phải điều trị thuốc suốt đời? Trầm cảm không cần điều trị cũng tự hết? Đó là 4 trong rất nhiều những hiểu biết chưa hoàn toàn đúng về trầm cảm.
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực sự
  • 2. Nếu bố mẹ bạn mắc chứng trầm cảm, bạn cũng sẽ bị trầm cảm
  • 3. Bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc trong suốt phần đời còn lại của mình
  • 4. Bệnh trầm cảm sẽ tự biến mất

1. Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực sự

Trầm cảm là một căn bệnh với các triệu chứng cảm xúc, cơ thể cũng như những ảnh hưởng đến người bệnh rất thực tế. Trầm cảm không chỉ là cảm giác buồn bã nhất thời, thoáng qua; đó là tình trạng người bệnh cảm thấy buồn chán hầu hết thời gian trong ngày, các ngày trong tuần và kéo dài ít nhất 2 tuần. 

4 hiểu lầm phổ biến về trầm cảm

Trầm cảm cũng không phải là một giai đoạn chuyển mình hoặc một sự thay đổi về mặt sinh học mà con người phải trải qua trong quá trình trưởng thành. Trầm cảm bắt nguồn từ nhiều phương diện khác nhau, là sự kết hợp các yếu tố về sinh học, môi trường và xã hội. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy người bệnh mắc trầm cảm có sự biến đổi về mặt thể tích, hoạt động của các vùng não bộ, đồng thời có tình trạng rối loạn các chất sinh hóa não. Trầm cảm gây ra nhiều phiền muộn và sự suy yếu trong hoạt động hàng ngày của một cá nhân, dẫn đến một số khó khăn, trở ngại đáng kể trên phương diện tình cảm, xã hội, học tập và sự nghiệp.

19003367  - Tổng đài đặt lịch khám bệnh ưu tiên tại tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn!

2. Nếu bố mẹ bạn mắc chứng trầm cảm, bạn cũng sẽ bị trầm cảm

Sự phát triển của di truyền học đã giúp phát hiện ra các yếu tố di truyền góp phần trong bệnh nguyên của các bệnh lý tâm thần, trong đó có trầm cảm. Trầm cảm có yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy nếu cha hoặc mẹ mắc trầm cảm thì con có nguy cơ tăng 10-25% mắc rối loạn cảm xúc ( trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn lo âu…) ; nếu cả cha và mẹ cùng mắc trầm cảm thì nguy cơ này có thể tăng lên gấp đôi. 

Những hiểu lầm về trầm cảm

Tuy nhiên, sự thật là không phải ai có tiền sử gia đình bị trầm cảm đều phát triển tình trạng này. Còn rất nhiều yếu tố môi trường khác như tình trạng căng thẳng, stress trong cuộc sống, việc sử dụng các chất gây nghiện hay lối sống là các yếu tố bệnh nguyên của trầm cảm. Chúng ta nên tập trung vào các yếu tố làm giảm nguy cơ này để tận dụng thời gian và năng lượng tốt hơn.

3. Bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc trong suốt phần đời còn lại của mình

Các thuốc chống trầm cảm và các nhóm thuốc khác được sử dụng điều trị trầm cảm là một công cụ quan trọng để chống lại bệnh lý trầm cảm. Mặc dù thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng lâu dài, nhưng chúng không cần phải uống trong suốt phần đời còn lại của bạn. Các nghiên cứu hiện nay không chứng minh rằng một bệnh nhân trầm cảm phải điều trị thuốc từ lúc phát hiện bệnh cho đến hết đời như một số bệnh lý mạn tính khác. Thời gian uống thuốc phụ thuộc vào kế hoạch điều trị cá nhân, mức độ trầm cảm, số giai đoạn trầm cảm của họ. 

4 hiểu lầm thường gặp về trầm cảm

Tuy nhiên, nếu bạn có càng nhiều giai đoạn trầm cảm tái phát thì thời gian điều trị càng kéo dài hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc, có nhiều biện pháp khác như các liệu pháp tâm lý trị liệu, thực hành thiền, chánh niệm, hay thậm trí là tập thể dục thường xuyên cũng giúp cho tiên lượng của người bệnh trầm cảm tốt hơn, thậm chí không cần dùng thuốc. 

4. Bệnh trầm cảm sẽ tự biến mất

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm hiếm khi được cải thiện nếu không được điều trị đúng bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần, các nhà tâm lý trị liệu. Trầm nếu không được điều trị, trầm cảm có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, dẫn đến người bệnh có nhiều triệu chứng cơ thể, ảnh hưởng đến các chức năng sống như ăn, ngủ, hoạt động tình dục, làm giảm khả năng giao tiếp xã hội, giảm khả năng lao động, làm việc. Thậm trí người bệnh có thể tiến triển nặng hơn dẫn đến các hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự sát.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/11/2021 - Cập nhật 04/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần biết về Trầm cảm tuổi vị thành niên

Những điều cần biết về Trầm cảm tuổi vị thành niên

Trầm cảm tuổi vị thành niên là gì? Biểu hiện của trầm cảm ở tuổi vị thành niên? Cùng ISOFHCARE tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

24/11/2021

1207 Lượt xem

4 Phút đọc

Rối loạn trầm cảm ở nam giới và những điều cần biết

Rối loạn trầm cảm ở nam giới và những điều cần biết

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc phổ biến trong dân số nói chung. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể mắc trầm cảm, nhưng các triệu chứng có thể rất khác nhau....

15/11/2021

906 Lượt xem

3 Phút đọc

4 hiểu lầm thường gặp về trầm cảm

4 hiểu lầm thường gặp về trầm cảm

Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực sự? Bố mẹ mắc trầm cảm nghĩa là bạn cũng sẽ mắc trầm cảm? Trầm cảm phải điều trị thuốc suốt đời? Trầm cảm không cần...

03/11/2021

1915 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG