Nội dung chính
  • 1.  HbA1c là gì?
  •  2. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c
  • 3. Khi nào cần làm xét nghiệm HbA1c
  • 4. Kết quả của xét nghiệm
Nội dung chính
  • 1.  HbA1c là gì?
  •  2. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c
  • 3. Khi nào cần làm xét nghiệm HbA1c
  • 4. Kết quả của xét nghiệm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm chỉ số đường máu HbA1c

Xét nghiệm chỉ số đường trong máu là một xét nghiệm thường xuyên được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi điều trị cũng như tiên lượng bệnh đái tháo đường. HbA1c là một chỉ số đường máu quan trọng, vậy ý nghĩa và mục đích của xét này là gì?
Nội dung chính
  • 1.  HbA1c là gì?
  •  2. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c
  • 3. Khi nào cần làm xét nghiệm HbA1c
  • 4. Kết quả của xét nghiệm

1.  HbA1c là gì?

HbA1c là sự kết hợp đặc biệt giữa hemoglobin (thành phần cấu tạo nên hồng cầu) và đường glucose. Do đó, HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể. HbA1c chỉ tồn tại trong khoảng đời sống của hồng cầu (tầm 120 ngày).

Xét nghiệm HbA1c có thể thực hiện vào bất kì khoảng thời gian nào trong ngày và không cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. Điều quan trọng cần nhớ là cần phải xét nghiệm tối thiểu 6 tháng/lần đối với người bị bệnh đái tháo đường để kiểm tra mức độ kiểm soát đường máu và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Cần phải xét nghiệm tối thiểu 6 tháng/lần đối với người mắc bệnh đái tháo đường.

Cần phải xét nghiệm tối thiểu 6 tháng/lần đối với người mắc bệnh đái tháo đường.

 2. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c

HbA1C là một trong những chỉ số xét nghiệm máu quan trọng trong kiểm soát glucose ở người bị đái tháo đường. Khác với các loại xét nghiệm đường máu còn lại, HbA1c phản ánh tình trạng glucose máu trong vòng 3 tháng trước đó. Dựa trên chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá được trong 3 tháng vừa qua họ có kiểm soát tốt đường máu hay không và liệu kế hoạch điều trị có hiệu quả đối với người bệnh. Từ đó có thể đưa ra cách xử trí phù hợp.

Bệnh đái tháo đường rất dễ gây ra các biến chứng toàn thân nếu không kiểm soát tốt lượng đường vốn đã tăng cao trong máu. Chỉ số HbA1c còn giúp phòng ngừa hiệu quả các biến chứng có thể xảy ra trên cơ thể người bệnh.

Tầm soát sớm tiền đái tháo đường ở người có nguy cơ cao cũng là một trong những ý nghĩa quan trọng mà chúng ta có thể biết thông qua chỉ số HbA1c.

3. Khi nào cần làm xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c thông thường sẽ được chỉ định trong các tình huống như sau:

- Phát hiện sớm tiền đái tháo đường với các triệu chứng cảnh báo mơ hồ, khó nhận biết và bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ có liên quan đến bệnh đái tháo đường như: Ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nước nhiều, mau đói và gầy nhiều.

Triệu chứng nghi ngờ bệnh đái tháo đường như: Ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nước nhiều, mau đói và gầy nhiều.

Triệu chứng nghi ngờ bệnh đái tháo đường như: Ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nước nhiều, mau đói và gầy nhiều.

- Người bị đái tháo đường đến tái khám định kỳ mỗi 3-6 tháng/lần: Chỉ số HbA1c sẽ phản ánh chính xác tình trạng kiểm soát đường huyết của bạn trong vòng 3 tháng qua. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng xử lý tốt tốt nhất đối với tình trạng hiện tại.

- Người bị tiểu đường với lượng đường trong máu rất cao, khó kiểm soát được mức độ tăng đường máu: Trong trường hợp này, biến chứng đái tháo đường lên các cơ quan như mắt, thành, tim mạch và thần kinh là rất cao. Với chỉ số HbA1c, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể để làm châm và ngăn ngừa sự phát triển của biến chứng.

4. Kết quả của xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm HbA1c được sử dụng để theo dõi mức độ kiểm soát đường máu ở tất cả người bị bệnh  đái tháo đường bao gồm cả  type 1 và type 2.

Biến chứng đái tháo đường lên các cơ quan như mắt, thành, tim mạch và thần kinh là rất cao

Biến chứng đái tháo đường lên các cơ quan như mắt, thành, tim mạch và thần kinh là rất cao.

Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất là < 6.5%. Một số trường hợp có thể xem là bình thường nếu trong mức 6,5 đến 7%. Nhưng nếu HbA1C > 7% chứng tỏ tình trạng kiểm soát glucose máu của bạn đang rất xấu.

Xét nghiệm đường máu với chỉ số HbA1c hiện đang được thực hiện rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám và trung tâm xét nghiệm trên toàn quốc nhằm đánh giá hiệu quả của các phương pháp kiểm soát đường máu cao. Người bị bệnh nên xét nghiệm chỉ số đường máu HbA1c tốt nhất 3 tháng/lần để phòng ngừa tối đa các biến chứng mạch máu và thần kinh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/04/2022 - Cập nhật 08/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm C Peptide là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm C Peptide là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm C Peptide giúp đánh giá tình trạng sản xuất Insulin của cơ thể, sử dụng để theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, xét nghiệm còn giúp thăm...

25/05/2022

1321 Lượt xem

4 Phút đọc

Chỉ số LDL-Cholesterol trong máu là gì?

Chỉ số LDL-Cholesterol trong máu là gì?

LDL- Cholesterol là một trong bốn xét nghiệm mỡ máu được chỉ định ở những người lớn trong và sau độ tuổi trung niên để sàng lọc và kiểm tra mỡ trong máu. Chỉ...

05/04/2022

2764 Lượt xem

3 Phút đọc

Những điều cần biết về chỉ số Triglycerid máu

Những điều cần biết về chỉ số Triglycerid máu

Chỉ số mỡ máu Triglyceride là một trong những chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu thường xuyên được chỉ định nhằm chẩn đoán hoặc tầm soát một số bệnh lý có liên...

04/04/2022

1965 Lượt xem

4 Phút đọc

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm mỡ máu cholesterol toàn phần

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm mỡ máu cholesterol toàn phần

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch của nhiều người. Bằng xét nghiệm chỉ số các thành phần có trong mỡ máu,...

04/04/2022

1812 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG