Nội dung chính
  • 1. Chỉ số LDL- Cholesterol là gì?
  • 2. Tạo sao cần phải xét nghiệm chỉ số LDL- cholesterol?
  • 3. LDL- C tăng cao nguy hiểm như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Chỉ số LDL- Cholesterol là gì?
  • 2. Tạo sao cần phải xét nghiệm chỉ số LDL- cholesterol?
  • 3. LDL- C tăng cao nguy hiểm như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chỉ số LDL-Cholesterol trong máu là gì?

LDL- Cholesterol là một trong bốn xét nghiệm mỡ máu được chỉ định ở những người lớn trong và sau độ tuổi trung niên để sàng lọc và kiểm tra mỡ trong máu. Chỉ số xét nghiệm máu LDL-C tăng cao là một dấu hiệu xấu liên quan đến bệnh lý tim mạch cần phải đề phòng.
Nội dung chính
  • 1. Chỉ số LDL- Cholesterol là gì?
  • 2. Tạo sao cần phải xét nghiệm chỉ số LDL- cholesterol?
  • 3. LDL- C tăng cao nguy hiểm như thế nào?

1Chỉ số LDL- Cholesterol là gì?

LDL- cholesterol là chữ viết tắt của Low-density lipoprotein- là một loại lipoprotein có tỷ trọng thấp đảm nhiệm vai trò vận chuyển cholesterol trong máu. Cơ thể sử dụng cholesterol để làm nguyên liệu hình thành nên tế bào và nội tiết tố.

Tuy nhiên, nếu chỉ số LDL-C tăng cao, nó góp phần tích tụ máu trên thành mạch gây ra xơ vữa động mạch và hàng loạt các biến chứng và nguy cơ khác kèm theo. Lòng động mạch bị thu hẹp, làm tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.

Do đó, LDL-C được coi là một loại “cholesterol xấu”, chúng ta cần phải kiểm soát tốt chỉ số này trong máu.

Để đạt được và duy trì giá trị LDL-C ở mức bình thường đòi hỏi sự kiên trì và lối sống có trách nhiệm với chính bản thân chúng ta.

Một chế độ ăn thích hợp kết hợp với lối sống lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao đều đặn không phải ai cũng làm được.

luyện tập thể dục thể thao đều đặn

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn giup giảm  nguy cơ mắc bệnh.

2. Tạo sao cần phải xét nghiệm chỉ số LDL- cholesterol?

Như đã nhắc đến trước đó, LDL-C là một loại “cholesterol xấu”, nếu nồng độ trên ngưỡng bình thường, tùy theo mức tăng mà sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch của người bệnh.

Khi nào thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chỉ số LDL-C?

- Đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến rối loạn cholesterol máu như: Tiểu đường, tim mạch… Qua đó, có thể dự phòng và giảm thiểu nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao.

Chỉ số giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến rối loạn cholesterol máu như: Tiểu đường, tim mạch

Chỉ số giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến rối loạnguy cơn cholesterol máu như: Tiểu đường, tim mạch

- Chẩn đoán bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu.

- Theo dõi quá trình điều trị, mức độ diễn tiến của bệnh về rối loạn mỡ máu.

3. LDL- C tăng cao nguy hiểm như thế nào?

a. Giới hạn an toàn của LDL- C

Vì đây là một loại “cholesterol xấu”, nên kết quả xét nghiệm máu LDL-C càng thấp bao nhiêu càng đáng mừng bấy nhiêu.

Giới hạn an toàn của chỉ số xét nghiệm LDL-C trong máu có sự chênh lệch giữa 3 nhóm đối tượng:

- Ở người trưởng thành khỏe mạnh: Giá trị tối ưu là <100mg/dL. Tuy nhiên, chỉ số tăng một ít từ 100 - 129 mg/dL vẫn được xem là bình thường.

- Người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ bị bệnh: Cần duy trì LDL-C <100 mg/Dl.

- Ở trẻ em: Giá trị tối ưu là < 110mg/Dl.

b. Định lượng LDL-C cao

Kết quả xét nghiệm LDL-C có giá trị chẩn đoán cao hơn nếu chỉ số này tăng cao và được xem xét cùng với sự bất thường của các chỉ số mỡ máu khác và biểu hiện của người bệnh.

Vậy định lượng LDL-C cao ở trong khoảng bao nhiêu?

- Tăng nhẹ LDL-C (ở mức giới hạn): 130 - 159 mg/dL

- LDL-C tăng cao (nguy cơ cao): 160 - 189 mg/Dl

- Tăng rất cao (nguy cơ rất cao): >190mg/dL.

Để phát hiện sớm các vấn đề rối loạn mỡ máu do tăng chỉ số LDL-C gây ra, Tổ chức Y tế khuyến cáo nam giới từ 45-65 tuổi và nữ giới từ 55-65 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu mỗi 1-2 năm/ lần. Người lớn tuổi, người có bệnh lý nền hoặc yếu tố nguy cơ mắc bệnh do rối loạn mỡ máu nên xét nghiệm mỡ máu thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần.

Xét nghiệm định kì để phát hiện sớm bệnh lý.

Xét nghiệm định kì để phát hiện sớm bệnh lý.

Xét nghiệm mỡ máu tầm soát một số bệnh lý tim mạch có ý nghĩa quan trọng đối với người lớn trên 65 tuổi. Bạn hoàn toàn có thể chủ động xét nghiệm để dự phòng các bệnh lý do mỡ thừa trong máu gây ra bằng cách liên hệ với chúng tôi qua web IVIE - Bác sĩ ơi. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng đọc phiếu kết quả xét nghiệm mỡ máu và đưa ra cho bạn những lời khuyên thích hợp. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 05/04/2022 - Cập nhật 08/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chỉ số LDL-Cholesterol trong máu là gì?

Chỉ số LDL-Cholesterol trong máu là gì?

LDL- Cholesterol là một trong bốn xét nghiệm mỡ máu được chỉ định ở những người lớn trong và sau độ tuổi trung niên để sàng lọc và kiểm tra mỡ trong máu. Chỉ...

05/04/2022

2779 Lượt xem

3 Phút đọc

HDL- cholesterol càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng...

HDL- cholesterol càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng...

Chỉ số HDL- cholesterol là một trong hai chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tình trạng rối loạn cholesterol máu. Tình trạng rối loạn này là nguyên nhân hàng...

04/04/2022

946 Lượt xem

3 Phút đọc

Những điều cần biết về chỉ số Triglycerid máu

Những điều cần biết về chỉ số Triglycerid máu

Chỉ số mỡ máu Triglyceride là một trong những chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu thường xuyên được chỉ định nhằm chẩn đoán hoặc tầm soát một số bệnh lý có liên...

04/04/2022

1980 Lượt xem

4 Phút đọc

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm mỡ máu cholesterol toàn phần

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm mỡ máu cholesterol toàn phần

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch của nhiều người. Bằng xét nghiệm chỉ số các thành phần có trong mỡ máu,...

04/04/2022

1820 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG