Nội dung chính
  • 1. C Peptide là gì trong xét nghiệm C Peptide
  • 2. Xét nghiệm C Peptide khi nào?
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm C Peptide
  • 4. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm C Peptide
Nội dung chính
  • 1. C Peptide là gì trong xét nghiệm C Peptide
  • 2. Xét nghiệm C Peptide khi nào?
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm C Peptide
  • 4. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm C Peptide
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm C Peptide là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm C Peptide giúp đánh giá tình trạng sản xuất Insulin của cơ thể, sử dụng để theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, xét nghiệm còn giúp thăm dò insulin nội sinh, ví dụ như trong trường hợp u tuyến tụy, theo dõi sau phẫu thuật tuyến tụy, chẩn đoán và theo dõi các giai đoạn thuyên giảm trong bệnh đái tháo đường. 
Nội dung chính
  • 1. C Peptide là gì trong xét nghiệm C Peptide
  • 2. Xét nghiệm C Peptide khi nào?
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm C Peptide
  • 4. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm C Peptide

1. C Peptide là gì trong xét nghiệm C Peptide

C Peptide (Peptide de connection) được sinh ra cùng lúc với insulin trong quá trình sinh tổng hợp của tế bào beta đảo tụy. Cả C-Peptide và insulin đều được giải phóng với lượng tương đương vào tuần hoàn, vì vậy nồng độ C-Peptide có mối tương quan với nồng độ insulin nội sinh và không bị tác động do dùng insulin ngoại sinh. 

2. Xét nghiệm C Peptide khi nào?

Để đánh giá hoạt động chức năng của các tế bào beta đảo tụy, người ta thường sử dụng định xét nghiệm định lượng C-Peptide. Sau đây là một số trường hợp cần dùng xét nghiệm này:

a. Phân biệt đái tháo đường type 1 hay type 2

Nồng độ insulin đặc trưng để phát hiện, chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, xét nghiệm insulin trực tiếp không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác. Bởi vậy, các bác sĩ có thể thăm dò insulin gián tiếp thông qua C-Peptide.

Nồng độ insulin đặc trưng để phát hiện, chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường.

Nồng độ insulin đặc trưng để phát hiện, chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường.

  • Ở người mắc đái tháo đường type 1 (chưa điều trị bằng thuốc tiêm insulin): Xét nghiệm insulin và C-Peptide trong máu đều thấp do tuyến tụy không tiết ra insulin. 
  • Ở người mắc đái tháo đường type 2: Hàm lượng 2 chất trên trong máu ở mức bình thường hoặc cao do được sản xuất bình thường.

b. Người mắc đái tháo đường đang điều trị bằng insulin 

Người đang sử dụng insulin ngoại sinh để điều trị đái tháo đường sẽ làm cho nồng độ insulin trong máu tăng cao, bởi vậy khi làm xét nghiệm insulin sẽ không phản ánh đúng hoạt động của tế bào beta đảo tụy. Khi đó, sử dụng xét nghiệm C Peptide sẽ giúp đánh giá chính xác hơn. 

Đồng thời, chỉ số C Peptide cũng giúp đánh giá hiệu quả điều trị, tình trạng thuyên giảm của bệnh, giúp bác sĩ nhận định khi nào bệnh nhân cần tiếp tục sử dụng thuốc tiêm insulin và khi nào có thể dừng thuốc. 

c. Tìm nguyên nhân gây hạ đường huyết

  • Do người bệnh sử dụng quá nhiều insulin: Nồng độ insulin trong máu cao nhưng C Peptide thấp.
  • Người mắc u đảo tụy: Nồng độ cả 2 chất đều cao (do đảo tụy sản xuất quá nhiều insulin gây hạ đường huyết).

d. Theo dõi khối u tụy, u tiết insulin, sau phẫu thuật cắt - ghép tụy

Sử dụng chỉ số C-Peptide để đánh giá hoạt động chức năng của các tế bào beta đảo tụy là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong các trường hợp người bệnh mắc u tụy hay sau phẫu thuật ghép hoặc cắt tụy. Xét nghiệm C-Peptide còn giúp xác định sự hiện diện của khối u tiết insulin (insulinoma) hoặc sự tái phát của các khối u này. 

e. Xét nghiệm C-Peptide nước tiểu

Xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng tụy ở phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, ngoài ra còn có thể đánh giá chức năng tế bào beta trong hội chứng kháng insulin. 

Xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng tụy ở phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ

Xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng tụy ở phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ.

3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm C Peptide

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Người bệnh cần nhịn ăn 8-10h trước khi lấy máu xét nghiệm. Do xét nghiệm định lượng đơn độc C Peptide ít có giá trị nên xét nghiệm này có thể được định lượng trước và sau một kích thích nào đó. Thường là: 

  • Sau một kích thích sinh lý: Lấy máu định lượng C Peptide lúc đói và sau một bữa điểm tâm 90 - 120 phút. 
  • Sau một kích thích bằng thuốc: Lấy máu định lượng C Peptide trước và sau khi tiêm 1mg glucagon (để đánh giá khả năng bài xuất insulin nội sinh tồn dư ở bệnh nhân đái tháo đường). 

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh.

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh.

4. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm C Peptide

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả của xét nghiệm.
  • Nồng độ C Peptide có thể không tương ứng với nồng độ insulin nội sinh ở người béo phì hay có khối u tế bào đảo tụy. 
  • Tình trạng suy thận do giảm bài xuất C Peptide sẽ làm tăng giả tạo nồng độ C Peptide trong huyết tương.
  • Một số thuốc có thể làm tăng nồng độ C Peptide: Thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylureas.

Xét nghiệm C Peptide thường được làm cùng với các xét nghiệm khác, kết hợp với tuổi, giới, chỉ số BMI, thời gian mắc bệnh và loại thuốc đang điều trị (nếu có) sẽ giúp chẩn đoán bệnh, phân loại mức độ và tiên lượng bệnh chính xác nhất. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chắc chắn dịch vụ chuyên nghiệp tại IVIE - Bác sĩ ơi sẽ khiến bạn hài lòng. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/05/2022 - Cập nhật 25/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tất tần tật những điều bạn cần biết về xét nghiệm Insulin

Tất tần tật những điều bạn cần biết về xét nghiệm Insulin

Xét nghiệm Insulin giúp xác định lượng hormon này trong máu. Insulin là một trong những hormone quan trọng nhất của cơ thể, có vai trò duy trì ổn định lượng...

10/07/2022

2967 Lượt xem

5 Phút đọc

Xét nghiệm C Peptide là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm C Peptide là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm C Peptide giúp đánh giá tình trạng sản xuất Insulin của cơ thể, sử dụng để theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, xét nghiệm còn giúp thăm...

25/05/2022

1313 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần biết về chỉ số Triglycerid máu

Những điều cần biết về chỉ số Triglycerid máu

Chỉ số mỡ máu Triglyceride là một trong những chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu thường xuyên được chỉ định nhằm chẩn đoán hoặc tầm soát một số bệnh lý có liên...

04/04/2022

1957 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm chỉ số đường máu HbA1c

Xét nghiệm chỉ số đường máu HbA1c

Xét nghiệm chỉ số đường trong máu là một xét nghiệm thường xuyên được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi điều trị cũng như tiên lượng bệnh đái tháo đường. HbA1c ...

03/04/2022

871 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG