Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi
  • 2. Phương pháp điều trị bệnh tim mạch
  • 3. Cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi
  • 2. Phương pháp điều trị bệnh tim mạch
  • 3. Cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu về cách phòng chống, điều trị và nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Ở những người cao tuổi sức khỏe ngày càng giảm sút đi nhiều. Đây cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nhất là những bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim,… Khi những mạch máu dần trở nên xơ cứng và giảm tính đàn hồi sẽ khiến tim hoạt động nhiều hơn, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cơ tim bị dày lên, gây ra những bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân gây bệnh tim mạch, cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi
  • 2. Phương pháp điều trị bệnh tim mạch
  • 3. Cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi

1. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Đối với những người cao tuổi, hệ thống tim mạch của cơ thể dần có dấu hiệu lão hóa. Những mạch máu bắt đầu giảm dần tính đàn hồi trở nên xơ vữa khiến cho lòng mạch máu hẹp lại. Lúc này tim phải hoạt động, làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể đặc biệt là não.

Xơ vữa động mạch máu khiến cho dòng chảy, áp lực chảy của máu tăng lên gây tăng huyết áp – một trong những bệnh người cao tuổi thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động co bóp sẽ dẫn tới suy tim, nhồi máu cơ tim.

2. Phương pháp điều trị bệnh tim mạch

Hệ tuần hoàn cũng giống như các hệ thống khác trong cơ thể người cao tuổi đều suy giảm về chức năng. Bệnh lý về tim mạch không chỉ do tuổi tác, tự phát mà còn do quá trình sống những thói quen không khoa học khiến cho việc điều trị bệnh tim mạch ở người cao tuổi trở nên phức tạp.

a. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bệnh tim

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Dùng thuốc cần phải lưu ý tránh sự tương kỵ thuốc. Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, huyết áp,… lại cộng thêm những bệnh lý mãn tính do thoái hóa xương khớp, bệnh gan mạn,… Do đó việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc là hết sức lưu ý không chỉ yêu cầu để ổn định các bệnh mãn tính mà còn phải thận trọng tránh trường hợp tương tác thuốc. Đối với người cao tuổi khi bị nhiều bệnh một lúc tạo nên vòng xoáy bệnh lý, do đó nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp sẽ không thể giữ được sức khỏe lâu dài.

b. Điều trị ngoại khoa

Điều trị nội khoa đã rất phức tạp nếu như người cao tuổi bị bệnh tim đặc biệt là bệnh tim mãn tính có thể dẫn tới suy tim thì việc điều trị ngoại khoa còn phức tạp hơn nhiều lần.

Tuy nhiên nếu cần phẫu thuật ngoại khoa thì cần chọn những giải pháp tối ưu nhất cho cơ thể theo những tiêu chí:

- Thời gian tiến hành phẫu thuật: Người cao tuổi là nhóm đối tượng có khả năng chịu đựng thấp. Do đó nếu phẫu thuật mổ hở kéo dài, mất máu nhiều thì cơ thể người bệnh khó có thể đáp ứng được.

- Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn: Hiện nay phương pháp phẫu thuật càng hiện đại, môi trường vô khuẩn, những vết mổ nhỏ thì càng ít phải dùng kháng sinh dự phòng.

- Thời gian hồi phục: Càng nhanh càng tốt.

3. Cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi

a. Chế độ sinh hoạt

Bỏ thuốc lá: Người cao tuổi tuyệt đối không được hút thuốc lá vì thuốc chứa nicotin làm co mạch, giảm oxy trong máu là nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Ngoài ra thuốc lá còn làm giảm lượng mỡ tốt nhưng lại tăng lượng mỡ xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Kiểm soát huyết áp: Để phòng ngừa bệnh tim mạch do tăng huyết áp người cao tuổi cần duy trì mức huyết áp dưới 120/80mmHg.

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Do đó người bệnh tiểu đường cần tiến hành thăm khám, kiểm soát thường xuyên lượng đường trong máu cũng như giảm lượng cholesterol để phòng bệnh tim mạch.

Giữ tinh thần thoải mái: Tâm lý căng thẳng, lo lắng chính là nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Vì vậy người nhà cần giúp người cao tuổi giữ tinh thần thoải mái, hạnh phúc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người cao tuổi cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ từ đó có những biện pháp điều trị sớm và kịp thời.

b. Chế độ tập luyện

Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp người cao tuổi giữ mức huyết áp ổn định, tăng cường chức năng tuần hoàn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mắc. Do đó người cao tuổi cần tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Những bài tập thể dục cho người cao tuổi như đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh, khiêu vũ,…

c. Chế độ dinh dưỡng

Chế đọ dinh dưỡng cho người bệnh tim

Ăn ít chất béo và cholesterol: Chế độ ăn những thực phẩm ít chất béo và cholesterol là vô cùng quan trọng giúp người cao tuổi phòng bệnh tim mạch hiệu quả. Người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và các thực phẩm khác từ thực vật để bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho cơ thể.

Ưu tiên cá: Người cao tuổi nên ăn nhiều cá, nhất là cá hồi, cá ngừ giàu omega 3. Những thực phẩm từ gia cầm, lợn, bò nên ăn thịt nạc với lượng vừa phải.

Bổ sung chất xơ, vitamin: Người cao tuổi nên ăn những loại ngũ cốc thô như gạo lứt, loại đậu,… Ngoài ra chế độ ăn của người cao tuổi cần bổ sung thêm các loại rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp đào thải độc tố trong cơ thể. Từ đó giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi và ăn ngon ngủ sâu giấc.

Hạn chế ăn muối và đường: Ăn nhiều đường sẽ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Thói quen ăn mặn chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Hạn chế rượu bia: Các chất kích thích như rượu, bia có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

Uống đủ nước mỗi ngày: Trái ngược với suy nghĩ uống nhiều nước càng tốt, người cao tuổi nên uống đủ lượng nước cơ thể yêu cầu vì khi cơ thể lão hóa tim, thận không còn hoạt động tốt được như trước. Nước nếu uống nhiều hơn nhu cầu thì sẽ tích trữ lại gây khó thở, thậm chí là ngộ độc nước.

Hy vọng những thông tin IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn sớm nhất.   

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

   

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 05/10/2021 - Cập nhật 05/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ tác động trực tiếp tới quá trình xơ vữa động mạch. Việc điều trị sớm và tích cực yếu tố này đóng vai trò quan trọng ...

27/07/2022

822 Lượt xem

3 Phút đọc

5 Bài tập thể dục phòng bệnh tim mạch, giúp trái tim luôn...

5 Bài tập thể dục phòng bệnh tim mạch, giúp trái tim luôn...

Bệnh tim mạch luôn là tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của người bệnh ở một mức độ toàn diện và trên mọi cơ quan. Vấn đề không chỉ...

06/10/2021

4785 Lượt xem

4 Phút đọc

Chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chọn thực phẩm lành ...

Chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chọn thực phẩm lành ...

Bệnh tim là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới bởi sự nguy hiểm, dẫn đến tình trạng tử vong cao ở những người mắc phải căn bệnh này. Chính lối sống ...

06/10/2021

1100 Lượt xem

5 Phút đọc

10 Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả tại nhà

10 Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả tại nhà

Trên thực tế cho thấy tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân do thói quen ăn...

05/10/2021

8916 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG