Nội dung chính
  • 1. Vì sao nên sát khuẩn hầu họng
  • 2. Các bước sát khuẩn vùng hầu họng
  • 3. Một số loại nước sát khuẩn hầu họng
Nội dung chính
  • 1. Vì sao nên sát khuẩn hầu họng
  • 2. Các bước sát khuẩn vùng hầu họng
  • 3. Một số loại nước sát khuẩn hầu họng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sát khuẩn vùng hầu họng để phòng ngừa VIRUS

COVID-19 vẫn đang lây lan tại nhiều tỉnh thành ở nước ta trong thời gian gần đây, diễn biến dịch ngày càng phức tạp, cùng với việc thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta súc họng thường xuyên đề phòng COVID-19.
Nội dung chính
  • 1. Vì sao nên sát khuẩn hầu họng
  • 2. Các bước sát khuẩn vùng hầu họng
  • 3. Một số loại nước sát khuẩn hầu họng

1. Vì sao nên sát khuẩn hầu họng

Hiện nay số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao và tại những vùng dịch người dẫn vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội và cách ly y tế theo đúng chỉ thị của Nhà nước. Vậy một trong những biện pháp để bảo vệ sức khỏe của bạn trước virus SARS-CoV-2 đó là bảo vệ tốt vùng hầu họng.

Họng là “cửa ngõ” quan trọng của cơ thể mỗi người, là sự giao thoa giữa đường ăn và đường thở. Niêm mạc họng rất nhạy cảm và rất dễ bị các yếu tố ngoại lai, virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nhất là trong thời tiết giao mùa như hiện nay. Chính vì vậy, IVIE - Bác sĩ ơi khuyến cáo người dân cần có ý thức bảo vệ vùng hầu họng khoẻ mạnh trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng trên thế giới như hiện nay.

Bởi trước khi virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì chúng sẽ phải đi qua mũi, miệng, sinh sôi ở vùng hầu họng, sau một thời gian ủ bệnh thì mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới (phổi, phế quản).

Covid- 19

Vì thế, để bảo vệ tốt "chốt chặn" này, chúng ta nên thực hiện bằng cách súc miệng, súc họng sát khuẩn giúp hỗ trợ phòng bệnh.

2. Các bước sát khuẩn vùng hầu họng

Để giữ vùng hầu họng luôn được sạch sẽ và tránh được các loại virus xâm hại, chúng ta nên thực hiện các bước sát khuẩn vùng hầu họng như sau:

  • Súc họng đúng cách không đơn thuần là ngậm dung dịch vào miệng rồi nhả ra ngoài.
  • Người vệ sinh miệng họng cần ngửa cổ lên để thuốc có cơ hội tiếp xúc với vùng thấp của hạ họng, khi họng có thể phát tiếng a...a...a mới hiệu quả diệt virus, vi khuẩn ở vùng họng.
  • Trong một lần súc họng nên đưa thuốc vào vùng sau trong cổ họng, thời gian súc ít nhất là 30 giây cho mỗi lần.
  • Đối với F0 thì có thể sử dụng các thuốc sát khuẩn họng như Chlorehxidine, Nano bạc hoặc những chất kháng khuẩn khác để hỗ trợ điều trị.
  • Không nên lạm dụng việc súc họng bằng các loại thuốc, chỉ nên súc họng khoảng 2-3 lần/ ngày.

Bác sĩ ơi! - Chương trình hỗ trợ người bệnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến miễn phí qua video call với các bác sĩ hàng đầu.

3. Một số loại nước sát khuẩn hầu họng

a. Sát khuẩn bằng nước muối tự pha

Từ xưa dân gian Việt Nam đã sử dụng nước muối tự pha để súc miệng khi bị đau, ngứa họng. Nhưng thực tế, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súc họng bằng nước muối hằng ngày chỉ có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hỗ trợ giảm đau họng nhẹ, giảm rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng.

Việc tự pha nước muối tại nhà khiến bạn có thể định lượng bao nhiêu là đủ, nếu mặn quá thì không tốt cho sức khỏe mà còn gây hại cho vùng hầu họng, ngược lại nhạt quá sẽ ít tác dụng sát khuẩn và trung hòa độ pH. Đặc biệt những người bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý cần hạn chế muối như bệnh thận thì càng phải thận trọng.

Vì thế, để tiêu diệt tác nhân gây ra viêm, các mầm bệnh và tránh các loại virus cần phải sử dụng dung dịch sát khuẩn họng chuyên biệt và lựa chọn sản phẩm từ các công ty dược uy tín đã pha chế sẵn theo đúng tỷ lệ được khuyến nghị.

Nước muối tự pha

b. Các sản phẩm nước súc họng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước súc họng khác nhau và dành cho mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già, từ người có bệnh đến người không có bệnh. Và để đảm bảo an toàn và tốt nhất khi sử dụng nước sát khuẩn nên tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm từ công ty dược uy tín và phải được kiểm chứng bởi các cơ quan kiểm định y tế. Một số loại nước súc miệng như:

  • Propolinse Nhật Bản
  • KinGingival
  • T- B Traphaco    
  • Ap24 Nuskin Anti-Plaque Fluoride Mouthwash
  • Valentine Thái Dương 
  • Crest Pro-Health Multi-Protection
  • Listerine Cool Mint

Và để sát khuẩn được họng việc đầu tiên bạn phải nhớ rằng súc họng chứ không phải súc miệng. Nghĩa là phải để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được. Mỗi lần súc họng khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa xuống họng và mỗi lần khoảng 15 giây, đây là khoảng thời gian tốt nhất để các hoạt chất phát huy tác dụng. Nếu nhổ nhanh quá, các chất kháng khuẩn chưa kịp "ra tay", ngược lại nếu để lâu quá thì nước súc miệng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc miệng vốn mỏng manh.

Nước súc họng

Bạn không nên pha loãng các sản phẩm súc miệng nếu không có hướng dẫn và không nên súc lại bằng nước ngay sau khi súc miệng. Vì thế, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi súc miệng. Mỗi lần súc miệng lấy khoảng 5ml là đủ và một ngày có thể dùng 2 đến 3 lần. 

Ngoài việc bảo vệ virus ở hầu họng thì đừng quên áp dụng các biện pháp khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, nâng cao sức đề kháng… vì hiệu quả của việc phòng bệnh cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các biện pháp khác.

Cuối cùng, nếu bạn gặp bất cứ vấn đề về họng bạn hãy đến gặp bác sĩ tai - mũi - họng ngay để được thăm khám kịp thời. Ngoài ra, IVIE - Bác sĩ ơi có chương trình tư vấn trực tuyến MIỄN PHÍ 1-1 với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi - Bác Sĩ Ơi! Đến với chương trình bạn sẽ được tư vấn, thăm khám tất cả các bệnh cũng như những bệnh liên quan đến Covid-19 và tư vấn đề về vaccine Covid-19 cũng như việc xét nghiệm kháng thể sau tiêm vaccine.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/09/2021 - Cập nhật 22/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sát khuẩn vùng hầu họng để phòng ngừa VIRUS

Sát khuẩn vùng hầu họng để phòng ngừa VIRUS

COVID-19 vẫn đang lây lan tại nhiều tỉnh thành ở nước ta trong thời gian gần đây, diễn biến dịch ngày càng phức tạp, cùng với việc thực hiện tốt thông điệp 5K...

22/09/2021

1302 Lượt xem

5 Phút đọc

Xét nghiệm kháng thể ở đâu Đà Nẵng?

Xét nghiệm kháng thể ở đâu Đà Nẵng?

Bệnh viện 199 Bộ Công An là một trong những cơ sở uy tín thực hiện dịch vụ Xét nghiệm kháng thể tại Đà Nẵng giúp đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của người dân thành ...

15/09/2021

2286 Lượt xem

4 Phút đọc

Top 3 đơn vị xét nghiệm SARS-COV-2 IgG uy tín ở TP.HCM

Top 3 đơn vị xét nghiệm SARS-COV-2 IgG uy tín ở TP.HCM

Một số đơn vị tiên phong thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid-19 tại bệnh viện và xét nghiệm kháng thể tại nhà nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân TP.HCM. Cùng...

15/09/2021

20231 Lượt xem

4 Phút đọc

Cách xác định miễn dịch sau nhiễm Covid-19

Cách xác định miễn dịch sau nhiễm Covid-19

Khỏi bệnh sau nhiễm Covid-19 làm thế nào để biết cơ thể đã đủ miễn dịch hay chưa? Xét nghiệm kháng thể giúp xác định miễn dịch sau nhiễm Covid-19 tự nhiên hoặc ...

09/09/2021

5162 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG