Nội dung chính
  • Tổng hợp các phương pháp điều trị nổi mề đay bằng dân gian an toàn, hiệu quả
  • 1. Lá bạc hà
  • 2. Trà hoa cúc
  • 3. Gừng
  • 4. Lá tía tô
  • 5. Nha đam
  • 6. Đinh lăng
  • 7. Rau má
  • 8. Trà xanh
Nội dung chính
  • Tổng hợp các phương pháp điều trị nổi mề đay bằng dân gian an toàn, hiệu quả
  • 1. Lá bạc hà
  • 2. Trà hoa cúc
  • 3. Gừng
  • 4. Lá tía tô
  • 5. Nha đam
  • 6. Đinh lăng
  • 7. Rau má
  • 8. Trà xanh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nổi mề đay có điều trị được bằng phương pháp dân gian?

Nổi mề đay là bệnh về da liễu phổ biến nhất, có thể gặp cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Hiện nay nổi mề đay có rất nhiều phương pháp điều trị làm giảm các triệu chứng cho người bệnh. Trong đó cách điều trị bệnh bằng phương pháp dân gian tại nhà được đánh giá mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.
Nội dung chính
  • Tổng hợp các phương pháp điều trị nổi mề đay bằng dân gian an toàn, hiệu quả
  • 1. Lá bạc hà
  • 2. Trà hoa cúc
  • 3. Gừng
  • 4. Lá tía tô
  • 5. Nha đam
  • 6. Đinh lăng
  • 7. Rau má
  • 8. Trà xanh

Tổng hợp các phương pháp điều trị nổi mề đay bằng dân gian an toàn, hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay bằng dân gian nhìn chung đều có thể sử dụng cho nhiều đối tượng người bệnh khác nhau. Phương pháp thực hiện đơn giản, dễ làm bất cứ ai cũng có thể tự sử dụng tại nhà. Một số phương pháp như:

1. Lá bạc hà

Trong thành phần của lá bạc hà có chứa menthol dồi dào đây chính là một chất gây tê tự nhiên. Khi menthol tiếp xúc lên da sẽ phát huy khả năng làm giảm cơn đau, dịu da cũng như tăng cường ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm cơn đau tại chỗ.

Điều trị nổi mề đay bằng lá bạ hà

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị một nắm lá bạc hà loại bỏ lá sâu, bỏ cuống và rửa sạch.

- Vò nát lá bạc hà hoặc dùng cối giã nát. Sau đó đắp trực tiếp lá lên da hoặc hòa với nước tắm để dịu toàn thân.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa! 

2. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến là loại thức uống có công dụng giúp tinh thần thư giãn, thoải mái. Thậm chí trà hoa cúc còn có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về da như: nổi mày đay, viêm da cơ địa,… Hay kháng viêm, ức chế vi khuẩn, nấm gây bệnh. Bên cạnh đó trà hoa cúc còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Đây là chất có vai trò quan trọng trong việc điều tiết bã nhờn.

Cách thực hiện:

- Sử dụng khoảng 10g hoa cúc khô, 1-2 thìa mật ong.

- Đem hoa cúc khô pha vào ấm trà cùng với 200ml nước sôi. Sau 3-4 phút có thể thưởng thức trà. Khi uống bạn có thể cho thêm mật ong và khuấy đều để tăng hương vị.

3. Gừng

Gừng vốn dĩ được biết đến là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình người Việt. Hơn nữa gừng còn là vị thuốc tại gia chữa được rất nhiều bệnh lý trong đó có nổi mề đay. Trong gừng có chứa hoạt chất gingerol có tác dụng chống oxy hóa.Vì vậy gừng có thêm công dụng kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm gây bệnh.

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị 50g gừng, ít giấm, chút đường.

- Gừng, giấm và đường cùng cho vào nồi đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó để nguội bớt chia thành các bữa để uống trong ngày. Mỗi lần uống lấy khoảng 1 thìa nước cốt hòa với 70-80ml nước ấm để phát huy công dụng.

Lưu ý: Đối với người bệnh tiểu đường không khuyến khích sử dụng công thức này vì có thể làm lượng đường huyết tăng cao.

Dùng gừng để điều trị nổi mề đay

4. Lá tía tô

Lá tía tô là loại thảo dược có tính ấm, rất thích hợp để điều trị các bệnh về da. Y học hiện đại đã chứng minh lá tía tô có thành phần kháng viêm, giảm cơn ngứa. Do đó khi bị nổi mày đay bạn có thể tham khảo công thức này với nguồn nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ.

Cách thực hiện:

- Sử dụng nắm lá tía tô bỏ lá sâu, đem rửa sạch sau đó xay cùng với 1-1,5 lít nước.

- Hỗn hợp đã xay đun sôi, lọc bỏ bã và để nguội.

- Lấy phần nước thu được chia làm 3-4 phần uống trong ngày. Duy trì đều đặn trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt.

- Nếu không uống bạn hoàn toàn có thể xay lá tía tô và đắp trực tiếp lên vùng da, cảm giác khó chịu sẽ dịu đi nhanh chóng.

5. Nha đam

Nha đam được coi là nguyên liệu làm đẹp được yêu thích bởi đông đảo chị em phụ nữ. Đặc biệt hơn, nha đam cũng là nguyên liệu được sử dụng trong cải thiện, chăm sóc sức khỏe. Trong nha đam có chứa hoạt chất acid folic, glycoprotein, vitamin. Các thành phần này đều có công dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giải độc, se khít lỗ chân lông. Do vậy nha đam được đánh giá là một loại nguyên liệu chữa bệnh nổi mày đay đem lại hiệu quả cao.

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị 1 nắm lá nha đam tươi, rửa sạch.

- Cắt bỏ vỏ và rửa sạch phần nhựa vàng, lấy ruột nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

- Kết hợp massage nhẹ nhàng trên da để các hoạt chất thẩm thấu sâu vào tầng biểu bì.

- Sau khi lớp nhầy này khô bạn nên rửa lại với nước sạch và lau khô.

Dùng nha đam để điều trị nổi mề đay

6. Đinh lăng

Đinh lăng là vị thuốc quen thuộc không chỉ có công dụng trong điều trị bệnh tiết niệu mà chứng nổi mày đay cũng có thể được chữa trị hiệu quả cao với loại nguyên liệu này.

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị khoảng 100g đinh lăng khô, 1 lít nước sắc vào ấm với lửa nhỏ.

- Chờ khi nước sôi và lượng nước trong ấm còn khoảng 500ml thì tắt bếp và chắt nước để nguội và uống.

7. Rau má

Trong số các nguyên liệu dân gian điều trị nổi mày đay  tại nhà thì rau má cũng là nguyên liệu được rất nhiều người áp dụng. Rau má có khả năng giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, dưỡng ẩm cho da hiệu quả. Những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng được làm dịu, làn da được phục hồi rõ rệt.

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị nắm rau má đã bỏ rẽ, rửa sạch và xay nhuyễn.

- Chắt phần nước cốt rau má và pha thêm với chút nước lọc, có thể bỏ thêm chút đường để uống.

Dùng rau má để điều trị nổi mề đay

8. Trà xanh

Trà xanh nổi tiếng là nguyên liệu giàu chất chống oxy hóa flavonoid. Đồng thời trong lá trà xanh cũng có chứa EGCG – hoạt chất chống viêm, tiêu sưng và  bảo vệ tốt cho tế bào. Từ lâu trà xanh được lựa chọn làm nguyên liệu tăng cường sức khỏe tim mạch, chữa trị nổi mày đay. Hiện nay phương pháp này vẫn luôn được đánh giá tích cực.

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị khoảng 200g lá trà xanh tươi, rửa sạch và ngâm với chút muối khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.

- Sau đó đun lá trà xanh với 3 lít nước tới khi sôi.

- Hòa phần nước trà thu được với nước sạch để tắm.

Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh nổi mày đay tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Hy vọng qua những thông tin IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ bạn sẽ lựa chọn được cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/07/2021 - Cập nhật 21/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh nổi mề đay có lây không? Những biến chứng nguy hiểm...

Bệnh nổi mề đay có lây không? Những biến chứng nguy hiểm...

Nổi mề đay là một bệnh dị ứng ngoài da, người mắc sẽ xuất hiện những mảng đỏ sần sùi tách riêng với vùng da thường. Đây là bệnh thường xuất hiện vào những ngày ...

21/07/2021

680 Lượt xem

4 Phút đọc

Nổi mề đay có điều trị được bằng phương pháp dân gian?

Nổi mề đay có điều trị được bằng phương pháp dân gian?

Nổi mề đay là bệnh về da liễu phổ biến nhất, có thể gặp cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Hiện nay nổi mề đay có rất nhiều phương pháp điều trị làm giảm các...

21/07/2021

811 Lượt xem

5 Phút đọc

Nổi mày đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mày đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Với những người bị nổi mày đay lần đầu thì khá lo lắng bởi những triệu chứng nó mang lại như ngứa, mẩn đỏ diện rộng. Vùng mẩn đỏ phân rõ ranh giới với những...

20/07/2021

1427 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG