Nội dung chính
  • 1. Nổi mày đay là gì?
  • 2. Nguyên nhân nổi mày đay là gì?
  • 3. Dấu hiệu nhận biết nổi mày đay
  • 4. Cách điều trị mày đay như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Nổi mày đay là gì?
  • 2. Nguyên nhân nổi mày đay là gì?
  • 3. Dấu hiệu nhận biết nổi mày đay
  • 4. Cách điều trị mày đay như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nổi mày đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Với những người bị nổi mày đay lần đầu thì khá lo lắng bởi những triệu chứng nó mang lại như ngứa, mẩn đỏ diện rộng. Vùng mẩn đỏ phân rõ ranh giới với những vùng xung quanh, một số người có thể tự khỏi . Một số trường hợp lại bị lan ra và ngứa tăng dần. Vậy nổi mày đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị của nó như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây
Nội dung chính
  • 1. Nổi mày đay là gì?
  • 2. Nguyên nhân nổi mày đay là gì?
  • 3. Dấu hiệu nhận biết nổi mày đay
  • 4. Cách điều trị mày đay như thế nào?

1. Nổi mày đay là gì?

Nổi mày đay (còn gọi là nổi mề đay) là hiện tượng vùng da xuất hiện những mảng sần sùi, đỏ bất thường. Vùng nổi mề đay sẽ đỏ hơn những vùng da xung quanh kèm theo tình trạng ngứa. Những nốt mề đay ban đầu có thể nhỏ nhưng sẽ dần lan ra rộng hơn. Người bị mề đay thường sẽ giảm dần và hết nếu được chăm sóc và dùng thuốc đúng cách. Tuy nhiên ở một số trường hợp, nổi mày đay có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Nổi mày đay được chia thành 4 loại chính:

  • Nổi mề đay vật lý: Da bị mẩn đỏ chủ yếu do bị kích thích bởi ánh sáng mặt trời hoặc thời tiết thay đổi. 
  • Phù mạch: Phù mạch có thể dẫn đến nổi mề đay trên phạm vi da rộng. 
  • Mề đay do tiếp xúc: Có thể vùng da tiếp xúc với tác nhân kích thích như hóa chất, môi trường,... và bị kích ứng.
  • Mề đay thông thường: Dạng này khá phổ biến, có thể khởi phát do một số yếu tố như rối loạn nội tiết, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc,...

Tùy người, tùy thể bệnh mà mày đay xuất hiện ở nhiều vị trí trên da. Những vị trí thường nổi mề đay là ở mặt, cổ, chân, tay, mông. Thậm chí, nhiều người phải đối mặt với tình trạng nổi mề đay toàn thân

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa! 

2. Nguyên nhân nổi mày đay là gì?

Sau khi da, cơ thể tiếp xúc tác nhân gây kích thích, một số tế bào sẽ giải phóng hoạt chất histamin vào máu. Chất này làm mao mạch giãn ra, phát sinh các tổn thương trên da kèm một số triệu chứng như ngứa, nóng rát. Đây chính là cơ chế của hiện tượng nổi mày đay. Có rất nhiều loại tác nhân dẫn đến hiện tượng này, chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau: 

a.Tự phát: 

Theo nhiều chuyên gia, có đến 60% các trường hợp nổi mày đay vô căn và chưa phát hiện được nguyên nhân. Với những người này, mày đay sẽ nhanh chóng mất đi khi chăm sóc và dùng thuốc đúng cách. Các bác sĩ Da liễu cũng chưa phát hiện được mức độ nguy hiểm của nổi mề đay do tự phát. 

b. Dị ứng:

Dị ứng cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây nổi mề đay. Có rất nhiều dạng dẫn đến da kích thích như dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng mỹ phẩm,... Tùy theo mức độ nhạy cảm mà da sẽ nổi mẩn ít hay nhiều, một số người có thể bị nổi mề đay toàn thân. 

Nguyên nhân nổi mày đay

c. Căng thẳng:

Nguyên nhân từ trong cơ thể cũng có thể dẫn đến nổi mày đay. Chính những căng thẳng, áp lực sẽ dẫn đến thay đổi hormone, ảnh hưởng thần kinh và hệ miễn dịch. Stress kéo dài khiến hệ miễn dịch bị rối loạn. Cơ thể sẽ tự sản sinh ra các chất trung gian, giải phóng vào máu và gây nổi mề đay. 

d. Tiếp xúc:

Khi da và cơ thể tiếp xúc với những tác nhân như chất hóa học, ánh sáng mặt trời hay cả nọc độc côn trùng, đều có thể khiến da kích ứng và mẩn đỏ.

e. Chịu tác dụng phụ của thuốc:

Nổi mày đay còn có thể là tác dụng không mong muốn của một vài loại thuốc Tây dược như kháng sinh, thuốc giảm đau,...

f. Mang thai:

Mang thai là thời điểm nội tiết trong cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều. Hơn nữa, cơ thể cũng giảm khả năng chống chọi với các tác nhân từ môi trường, thực phẩm, sinh hoạt mang lại. Chính những nguyên do này có thể khiến chị em bị mẩn ngứa, nổi mày đay. Mẹ bầu còn có thể chịu cảnh ngứa ngáy đến tận sau sinh, khi cơ thể ổn định mới hết. 

3. Dấu hiệu nhận biết nổi mày đay

Với mỗi cơ địa người sẽ có những triệu chứng nổi mày đay khác nhau. Tuy nhiên, người bị nổi mề đay sẽ thường có những dấu hiệu điển hình sau:

  • Xuất hiện những nốt sần màu hồng đỏ theo vùng, có ranh giới khá rõ ràng với vùng da bình thường.
  • Vùng mẩn đỏ có thể ngày càng lan rộng ra xung quanh.
  • Một số trường hợp có thể phù mí mắt, sưng môi, sưng mặt. 
  • Ngứa ngáy, muốn gãi liên tục. Tuy nhiên, bạn gãi không làm giảm ngứa mà còn làm mày đay có thể lan rộng hơn. 
  • Một số trường hợp nhẹ có thể nổi mày đay ở tay, chân,... và sẽ giảm trong 1 ngày. 
  • Ngoài ra, nổi mề đay có thể gây sưng đau, nóng rát. Lúc này tình trạng đã phát triển sang giai đoạn nặng hơn.  

4. Cách điều trị mày đay như thế nào?

Nổi mày đay là tình trạng khá phổ biến, gặp ở nhiều người. Cách điều trị mề đay phổ biến là điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc.

a. Điều trị không dùng thuốc

Với những người mới bị mày đay, bạn có thể áp dụng những biện pháp cải thiện như sau:

  • Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh có thể giúp co mạch, làm giảm ngứa ngáy và sưng viêm rõ rệt. 
  • Nghỉ ngơi: Nên dành thời gian nghỉ ngơi và dùng một vài hoạt động giảm bớt căng thẳng như yoga, bơi lội, đọc sách,...
  • Giữ cơ thể mát mẻ: Mặc quần áo thông thoáng và tắm nước mát có thể hạn chế tình trạng nổi mề đay. 
  • Sử dụng nha đam: Nha đam có nhiều khoáng chất và vitamin. Dùng nha đam lên vùng mẩn đỏ có thể làm dịu da và bớt cảm giác ngứa.
  • Bổ sung nước và khoáng chất: Những thành phần này giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm triệu chứng nổi mề đay đáng kể.  

Cách điều trị mày đay

b. Điều trị dùng thuốc

Với những triệu chứng nổi mày đay ban đầu, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp không dùng thuốc như trên. Nếu các dấu hiệu không giảm bớt, bạn nên thăm khám tại các Bệnh viện Da liễu để được chỉ định dùng các nhóm thuốc sau: 

  • Thuốc kháng histamin H1: Cơ thể tiết histamin vào máu là một cơ chế gây nổi mề đay. Sử dụng loại thuốc này sẽ làm mất tác dụng của histamin, làm giảm các nốt sẩn đỏ trên da. Tác dụng phụ của thuốc này là gây buồn ngủ, thiếu tập trung.
  • Thuốc giảm đau: Khi tình trạng nổi mề đay nặng hơn, bạn có thể sốt cao, đau nhức. Thuốc giảm đau như paracetamol có thể làm giảm triệu chứng này. 
  • Thuốc chống viêm: Da của bạn đang bị sưng đỏ nghiêm trọng và lan ra diện rộng, bạn có thể dùng thuốc chống viêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, thuốc chống viêm corticoid nhiều tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. 

Nồi mày đay là triệu chứng khá phổ biến. Tùy theo từng mức độ mà bạn nên có cách xử trí phù hợp. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như chườm lạnh, thư giãn, bổ sung khoáng chất,... không đỡ, bạn nên đến khám da liễu. Nếu muốn tìm địa chỉ khám da liễu tin cậy, hãy liên hệ với chúng tôi. IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn liên hệ tới những bác sĩ uy tín, nhiệt tình. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/07/2021 - Cập nhật 20/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh nổi mề đay có lây không? Những biến chứng nguy hiểm...

Bệnh nổi mề đay có lây không? Những biến chứng nguy hiểm...

Nổi mề đay là một bệnh dị ứng ngoài da, người mắc sẽ xuất hiện những mảng đỏ sần sùi tách riêng với vùng da thường. Đây là bệnh thường xuất hiện vào những ngày ...

21/07/2021

661 Lượt xem

4 Phút đọc

Nổi mề đay có điều trị được bằng phương pháp dân gian?

Nổi mề đay có điều trị được bằng phương pháp dân gian?

Nổi mề đay là bệnh về da liễu phổ biến nhất, có thể gặp cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Hiện nay nổi mề đay có rất nhiều phương pháp điều trị làm giảm các...

21/07/2021

797 Lượt xem

5 Phút đọc

Nổi mày đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mày đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Với những người bị nổi mày đay lần đầu thì khá lo lắng bởi những triệu chứng nó mang lại như ngứa, mẩn đỏ diện rộng. Vùng mẩn đỏ phân rõ ranh giới với những...

20/07/2021

1388 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG