Nội dung chính
  • 1. Bệnh học ung thư đại tràng 
  • 2. Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng
  • 3. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?
  • 4. Ung thư đại tràng có chữa được không?
  • 5. Biến chứng của ung thư đại tràng 
Nội dung chính
  • 1. Bệnh học ung thư đại tràng 
  • 2. Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng
  • 3. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?
  • 4. Ung thư đại tràng có chữa được không?
  • 5. Biến chứng của ung thư đại tràng 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết về bệnh lý ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng – ung thư ruột già là một loại ung thư thường gặp, nguy hiểm trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay. Đây là một trong những ung thư đường tiêu hoá có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh thường phát hiện muộn dẫn tới việc điều trị rất ít hiệu quả, ảnh hưởng tới cuộc sống và đe doạ tính mạng. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu các vấn đề xoay quanh bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh học ung thư đại tràng 
  • 2. Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng
  • 3. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?
  • 4. Ung thư đại tràng có chữa được không?
  • 5. Biến chứng của ung thư đại tràng 

1. Bệnh học ung thư đại tràng 

Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng ngang, đại tràng lên, manh tràng. 

Bệnh ung thư đại tràng

Bệnh ung thư đại tràng

Bệnh phát triển với 4 giai đoạn chính, phân loại theo cấu trúc đại tràng và cách tế bào ung thư lây lan từ đại tràng sang tới các bộ phận khác. Nếu ung thư càng ở giai đoạn muộn thì tiên lượng sống càng giảm. Các giai đoạn bệnh là: 

  • Giai đoạn I: Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư đại tràng. Lúc này, bệnh được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, chỉ giới hạn trong đại tràng. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc, phát triển trong các lớp của đại tràng. 
  • Giai đoạn II: Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan ra và xâm lấn tới các khu vực khác của đại tràng. Tuy nhiên, chưa có di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Giai đoạn này được phân loại thành các giai đoạn nhỏ IIa, IIb, IIc dựa trên sự lan xa của các tế bào ung thư. 
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng mà giai đoạn này cũng chia làm các giai đoạn nhỏ hơn là IIIa, IIIb, IIIc.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn muộn – giai đoạn cuối của ung thư đại tràng. Các tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác của cơ thể. Giai đoạn IV a, ung thư phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột và xâm lấn sang các hạch bạch huyết vùng, đồng thơi di căn đến một phần xa của cơ thể như gan, phổi. Giai đoạn IV b, ung thư đã di căn ra hơn một phần xa của cơ thể.

Khi có những dấu hiệu đầu tiên người bệnh nên nội soi đại tràng để xác định chính xác tình trạng bệnh lý từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp

2. Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng

Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng

Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng

Nguyên nhân ung thư đại tràng có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có: 

  • Polyp đại tràng: Đây là nguyên nhân quan trọng gây ung thư. Theo một nghiên cứu, trên 50% trường hợp ung thư phát sinh trên cơ sở polyp đại tràng. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao. 
  • Các bệnh đại tràng mãn tính: Bệnh ung thư có thể tiến triển từ những tổn thương của đại tràng như lỵ, amip, lao, giang mai, thương hàn và các bệnh lý như viêm loét đại tràng mãn tính. 
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều mỡ, nhiều đạm động vật làm thay đổi vi khuẩn yếm khí ở đại tràng, biến acid mật và cholesterol thành những chất gây ung thư. Đồng thời thức ăn ít bã làm giảm khối lượng phân gây táo bón, chất ung thư tiếp xúc niêm mạc ruột lâu hơn và cô đặc hơn, tác động lên biểu mô đại tràng. 
  • Yếu tố di truyền: Bệnh polyp đại tràng gia đình liên quan tới đột biến của gen APC, chiếm 1% các loại ung thư đại tràng. Ngoài ra, HNPCC còn gọi là hội chứng Lynch, liên quan tới gen P53, RAS, DCC, chiếm 5% trong các loại ung thư đại trực tràng. 

3. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng là: 

  • Người trên 50 tuổi 
  • Người có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đại tràng mãn tính như viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn 
  • Bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh polyp đại tràng, đặc biệt là đa polyp có tính chất gia đình, hội chứng Lynch.
  • Chế độ ăn không đảm bảo, ít chất xơ, nhiều chất béo. 
  • Người lười hoạt động thể chất, béo phì, hút thuốc lá. 
  • Những người có các bệnh lý khác: bệnh nhân chiếu xạ ổ bụng, bị to đầu chi, bệnh nhân ghép thận. 

4. Ung thư đại tràng có chữa được không?

Ung thư đại tràng là loại ung thư gây tử vong xếp thứ 4 trên thế giới. Bệnh chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%, thậm chí có người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. 

Tiên lượng bệnh sống sau 5 năm của người bị ung thư đại tràng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu phát hiện sớm thì điều trị hiệu quả hơn. 

  • Giai đoạn 1: tiên lượng sống sau 5 năm là 90%
  • Giai đoạn 2: tiên lượng sống sau 5 năm là 80 – 83% 
  • Giai đoạn 3: tiên lượng sống sau 5 năm là 60% 
  • Giai đoạn 4: tiên lượng sống sau 5 năm 11%

Vào từng giai đoạn bệnh sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau, liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi Hotline 1900 3367 để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời

5. Biến chứng của ung thư đại tràng 

Biến chứng của ung thư đại tràng

Biến chứng của ung thư đại tràng

Biến chứng ung thư đại tràng thường gây nên như: tắc ruột, thủng ruột, áp xe quanh khối u, di căn. 

a. Tắc ruột

Theo các nhà khoa học, có khoảng 30% người ung thư đại tràng phải phẫu thuật cấp cứu do biến chứng tắc ruột. Hầu hết nguyên nhân là do khối u làm tắc lòng đại tràng. Trong một số trường hợp, thành đại tràng có khối u bị viêm, phù nề khiến lòng đại tràng vốn đã hẹp lại càng hẹp hơn. Một nguyên nhân khác làm tắc ruột nữa là do lồng ruột – thường gặp ở khối u manh tràng lồng vào đại tràng lên. 

Tắc ruột đại tràng khác tắc ruột ở ruột non, tình trạng rối loạn nước và điện giải xuất hiện rất sớm trong tắc ruột non nhưng lại muộn hơn ở đại tràng. Vì vậy, triệu chứng toàn thân cũng khác. Ở ruột non, chỉ sau 2 ngày tắc ruột sẽ có các biểu hiện toàn thân suy sụp nhiều. Ngược lại ở đại tràng sau 3 – 4 ngày tắc ruột thì biểu hiện toàn thân vẫn tốt. Do đó, nếu tắc ruột do ruột non là tình trạng cấp cứu cần phẫu thuật ngay, còn ở đại tràng thì có thể đợi được. 

b. Thủng ruột

Biến chứng thủng ruột thường gặp ở bệnh nhân đến viện với hội chứng viêm phúc mạc hoặc tắc ruột. Tỷ lệ người bệnh tử vong sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ rất cao, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn nặng. Lỗ thủng ruột có thể ở ngay khối u hoặc ở ngoài khối u, ở gần hoặc xa khối u. Thực tế, có thể gặp trường hợp tắc ruột ở đại tràng sigma nhưng lại thủng ruột ở manh tràng. Tuỳ vị trí lỗ thủng và tình trạng toàn thân của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những xử trí khác nhau. 

c. Áp xe quanh khối u

Biến chứng này không phải là biến chứng hiếm gặp như lại khó chẩn đoán, dễ nhầm với áp xe ruột thừa, viêm túi mật cấp tính, áp xe phần phụ… Dù áp xe quanh khối u bên phải hay bên trái thì đều cần chích áp xe, khi mủ đã bớt trong khoảng 7 – 10 ngày thì phải mở bụng ra kiểm tra khối u và các  cơ quan trong hố bụng. Tùy theo tình trạng bệnh nhân và vị trí u để xử trí. 

d. Di căn

Một trong những biến chứng không thể không nhắc tới của ung thư đại tràng là tình trạng di căn. Di căn xuất hiện muộn ở niêm mạc thành bụng, gan, buồng trứng, các hạch bạch huyết… Thông thường, trong khi phẫu thuật mới phát hiện di căn. 

Bệnh lý ung thư đại tràng là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ mắc cao và tỷ lệ biến chứng lớn. Nếu phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị và kiểm soát bệnh. Do đó ngay từ bây giờ, bạn nên chủ động phòng chống, tầm soát bệnh lý và rèn luyện thói quen sống, ăn uống khoa học nhất. 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/06/2022 - Cập nhật 17/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Polyp đại tràng là gì? Những nguyên nhân, dấu hiệu bệnh lý

Polyp đại tràng là gì? Những nguyên nhân, dấu hiệu bệnh lý

Polyp đại tràng không phải là u nhưng là tổn thương có hình dạng giống như một khối u. Polyp do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo...

22/06/2022

668 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần biết về bệnh lý ung thư đại tràng

Những điều cần biết về bệnh lý ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng – ung thư ruột già là một loại ung thư thường gặp, nguy hiểm trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay. Đây là một trong những ung thư đường...

16/06/2022

669 Lượt xem

6 Phút đọc

Giúp bạn nhận biết những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại...

Giúp bạn nhận biết những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại...

Có thể bạn chưa biết: ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, ...

15/06/2022

599 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG