Nội dung chính
  • 1. Các dấu hiệu nguy cơ của ung thư đại tràng
  • 2. Vậy làm sao để phòng ngừa ung thư đại tràng? 
Nội dung chính
  • 1. Các dấu hiệu nguy cơ của ung thư đại tràng
  • 2. Vậy làm sao để phòng ngừa ung thư đại tràng? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Giúp bạn nhận biết những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại tràng

Có thể bạn chưa biết: ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 90%. Vậy làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả?
Nội dung chính
  • 1. Các dấu hiệu nguy cơ của ung thư đại tràng
  • 2. Vậy làm sao để phòng ngừa ung thư đại tràng? 

1. Các dấu hiệu nguy cơ của ung thư đại tràng

Dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng

Dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng

Một số dấu hiệu cảnh báo mà người bệnh cần lưu ý như: 

a. Rối loạn tiêu hoá kéo dài 

Ung thư đại tràng thường có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hoá. Một số dấu hiệu thường gặp của rối loạn tiêu hoá là hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau bụng có tính chất đau quặn, đau râm ran – đây là biểu hiện của rối loạn tiêu hoá do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, nó cũng báo hiện sự tồn tại của các khối u ở dạ dày và ruột. 

Người bệnh kèm thêm các dấu hiệu như chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên rốn, ăn không ngon… Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, sụt cân. 

Những người ung thư đại tràng bị rối loạn tiêu hoá, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Các triệu chứng khá giống và có thể bị nhầm lẫn với bệnh lỵ. Tuy nhiên, người mắc bệnh lỵ có thể điều trị bằng kháng sinh, còn người ung thư đại trực tràng thì không đáp ứng với thuốc này. 

b. Sút cân bất thường 

Nếu cơ thể sút cân bất thường không phải do tập luyện hay ăn kiêng thì bạn cũng không nên coi thường. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hoá. 

c. Các rối loạn liên quan đến bài tiết phân 

Các rối loạn liên quan đến bài tiết phân

Các rối loạn liên quan đến bài tiết phân

Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hoá. Do đó ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, phân táo hoặc lỏng thất thường. Tình trạng này thường kéo dài. 

Người ung thư đại trực tràng thường xuyên bị đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, phân nhầy máu mũi và phân nát, phân hình lá lúa (do đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

d. Phân mỏng, hẹp hơn so với bình thường

Kích thước của chất thải cũng giúp bạn phát hiện ra những bất thường trong hệ tiêu hoá. Nếu quan sát thấy phân mỏng, rất có thể do một vật cản giống khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần phải cảnh giác. 

e. Xuất hiện máu trong phân

Người bệnh ung thư đại tràng khi đại tiện có thể kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân, đây là hiện tượng xuất huyết đại tràng. Một số trường hợp bệnh ở giai đoạn cuối, người bệnh còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, người gầy sút, số lần đại tiện tăng lên, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy. 

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh, nhưng không đặc hiệu. Các bệnh lý khác cũng có thể gây chảy máu trong phân như trĩ, nứt hậu môn,… Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu đỏ tươi, còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết ở dạng máu lẫn nhầy. Vì máu ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy. 

f. Cơ thể mệt mỏi và suy nhược

Đây là triệu chứng phổ biến nhất nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Người bệnh mệt mỏi do ung thư đại trường thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi, suy nhược cơ thể nhanh chóng không rõ nguyên nhân. 

Ngoài các dấu hiệu kể trên, ung thư đại tràng giai đoạn muộn còn có thể sờ thấy khối u nổi dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa viêm loét đại tràng tại đây

Khi gặp phải những dấu hiệu trên, hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900 3367 của IVIE - Bác sĩ ơi để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

2. Vậy làm sao để phòng ngừa ung thư đại tràng? 

Phòng ngừa ung thư đại tràng

Phòng ngừa ung thư đại tràng

Dấu hiệu của ung thư đại tràng thường bắt đầu ở tình trạng lành tính – polyp. Polyp không phải là u nhưng là tổn thương có hình dạng giống khối u, có cuống hoặc không có cuống, do niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải u nhưng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài. Do đó, để có thể phòng ngừa ung thư, người bệnh nên: 

a. Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên

Việc thăm khám và kiểm tra định kỳ giúp phòng tránh ung thư hiệu quả. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng nhưng có thể tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn. Kiểm tra sàng lọc, nội soi đại tràng giúp phát hiện polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi tiến triển thành ung thư. 

b. Tạo thói quen ăn uống lành mạnh 

Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết tới ung thư đại tràng. Nếu ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần. Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hoá bởi vi khuẩn trong ruột làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư. Ngoài ra, ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn tới béo phì và nguy cơ cao bệnh lý tiêu hoá, trong đó có đại tràng.

Người bệnh cần ăn các thức ăn chứa nhiều chất xơ trong rau xanh, trái cây… giúp làm giảm nguy cơ bệnh lý. Chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, tăng kết hợp với các yếu tố sinh ung thư và loại bỏ chúng khỏi lòng ruột, giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ còn làm giảm pH trong lòng đại tràng, tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa. 

Hạn chế các loại nước uống có cồn. Ngừng ngay thuốc lá bởi nó cũng làm tăng nguy cơ bệnh ung thư. Đồng thời, tăng cường các hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục. 

Phòng ngừa và khám sàng lọc ung thư đại tràng là điều cần thiết giúp bạn và gia đình phòng tránh bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám cùng bác sĩ tiêu hoá, các cơ sở y tế, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/06/2022 - Cập nhật 15/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Tình trạng bệnh trào ngược dạ dày kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Khám trào ngược dạ dày ở đâu? là thắc mắc của rất nhiều...

24/10/2023

1236 Lượt xem

11 Phút đọc

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Nhận biết bệnh crohn ở giai đoạn sớm vô cùng quan trọng. Vì nó giúp làm giảm tỷ lệ ung thư hóa và các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh...

05/07/2022

935 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Không chữa trị kịp thời và đúng cách, điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ trở nên trầm trọng. Đặc biệt, thái độ chủ quan ...

04/07/2022

783 Lượt xem

4 Phút đọc

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng. Khi những túi này bị viêm hay nhiễm trùng thì gọi là viêm túi thừa đại tràng. Vậy làm thế nào để chẩn...

04/07/2022

928 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG