Nội dung chính
  • 1. Các động tác người bệnh tự tập
  • 2. Tập phục hồi các cơ bên liệt
  • 3. Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp
  • 4. Tập đi và di chuyển độc lập
  • 5. Huấn luyện giao tiếp
Nội dung chính
  • 1. Các động tác người bệnh tự tập
  • 2. Tập phục hồi các cơ bên liệt
  • 3. Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp
  • 4. Tập đi và di chuyển độc lập
  • 5. Huấn luyện giao tiếp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Một số bài tập theo tầm vận động khớp đối với người bệnh tai biến mạch máu não

Người tai biến mạch máu não phải sớm được thực hiện điều trị các bài tập phục hồi chức năng. Lộ trình thực hiện với mỗi bệnh nhân là riêng biệt, trong đó bài tập về tầm vận động khớp chắc chắn phải được kể đến. Bài tập theo tầm vận động khớp đối với người bệnh nhằm cải thiện đáng kể hoạt động vận động, giúp người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân mình.
Nội dung chính
  • 1. Các động tác người bệnh tự tập
  • 2. Tập phục hồi các cơ bên liệt
  • 3. Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp
  • 4. Tập đi và di chuyển độc lập
  • 5. Huấn luyện giao tiếp

Để đề phòng co cứng và biến dạng các khớp, người bệnh cần được động viên thực hiện các bài tập thụ động theo tầm vận động khớp. Người bệnh tự làm hoặc có người nhà giúp. Bài tập này nên làm hàng ngày. Mỗi động tác nên thực hiện từ 10 - 15 lần.

1. Các động tác người bệnh tự tập

Các bài tự tập này sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và đề phòng các di chứng cứng khớp... bao gồm các động tác sau:

-Nâng hông lên khỏi mặt giường

  • Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau.
  • Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao càng tốt, và càng lâu càng tốt.
  • Để người bệnh đếm 1,2,3,4... đến 15-20 hãy đặt hông xuống giường.
  • Làm lại khoảng 10 lần.

-Tập cài hai tay đưa lên phía đầu

  • Tay lành cài vào các ngón tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu.
  • Cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó, hạ hai tay về vị trí cũ.
  • Làm lại 10 - 15 lần.
  • Giai đoạn sau, khi người tai biến mạch máu não bắt đầu cử động được trở lại, các cơ bị co cứng, việc phục hồi chức năng ngoài những nội dung đã thực hiện kể trên, cần thực hiện thêm các bài tập phục hồi cơ.

2. Tập phục hồi các cơ bên liệt

  • Chú ý rằng trước khi tập các bài tập cho người bệnh cần đảm bảo giải phóng họ khỏi tình trạng co cứng trước, đối với các trường hợp liệt cứng và có tăng trương lực cơ.
  • Có thể áp dụng các cách đơn giản sau để ức chế trương lực cơ ở tay và chân.

-Kiểm soát trương lực cơ ở tay: 

  • Để người bệnh ngồi, tay bị liệt duỗi thẳng (khuỷu duỗi), bàn tay và các ngón tay mở xòe ra đặt trên mặt giường, chống tay cạnh thân mình. 
  • Giữ ở tư thế đó 5 – 10 phút.

-Kiểm soát trương lực cơ chân:

  • Để người bệnh ở tư thế ngồi, gối chân liệt vuông góc, bàn chân liệt đặt sát trên nền nhà. 
  • Bảo người bệnh bắt chéo chân lành sang bên chân liệt, cẳng chân bên lành tì đầu gối chân bên liệt xuống. 
  • Nếu người bệnh không làm được thì người giúp đỡ có thể dùng tay của mình để tì ấn gối bên liệt của người bệnh xuống. 
  • Giữ tư thế đó 5-10 phút hoặc tới khi chân liệt của người bệnh không run, giật nửa thì ngừng lại.
  • Để nửa người bên liệt có thể cử động và phục hồi trở lại, người tai biến mạch máu não cần cố gắng vận động càng nhiều càng tốt. Việc tập luyện để tăng sức mạnh cơ bên liệt được tiến hành như tập mạnh cơ trong các bệnh khớp.
  • Nên tập chân để người bệnh có thể đi lại được.

-Tập gấp háng sẽ giúp người bệnh nhấc được chân lên để đi lại

  • Người tai biến mạch máu não ngồi thẳng, khớp gối vuông góc, tay của cộng tác viên đặt lên gối người bệnh, chống lại cử động rung giật chân và nhấc gối lên của người bệnh.

-Tập mạnh cơ duỗi gối giúp đứng vững

  • Người bệnh ngồi sâu vào ghế, cẳng chân duỗi thẳng, gối duỗi.
  • Một tay của người nhà tì vào cổ chân, chống lại cử động của người bệnh.
  • Khi bắt đầu đi lại được, nên tập nhiều hơn các cơ ở tay. Bắt đầu bằng cách tập cơ ở vai, rồi khuỷu tay và bàn tay.
  • Nếu lúc đầu không làm được ở tư thế ngồi hoặc đứng, có thể thực hiện bài tập này ở tư thế nằm ngửa.

3. Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp

Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp

Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng co cứng, co rút cơ ở bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt cần phải được đặt ở tư thế đúng, tập theo tầm vận động và dùng nẹp chỉnh hình.

-Đặt tư thế đúng

  • Nếu hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế rất tốt chuyện dính khớp bên liệt. Các tư thế tốt đã được mô tả ở phần trên.
  • Nếu người bệnh cử động thường xuyên và khó giữ tư thế đúng, phải dùng nẹp chỉnh hình để cố định tư thế các chi.

-Dùng nẹp chỉnh hình để duy trì tư thế đúng

  • Nẹp chỉnh hình là các dụng cụ để ngăn ngừa hoặc nắn chỉnh sai lệch tư thế của chi thể. Có loại nẹp nắn chỉnh khớp cổ chân gọi là nẹp dưới gối; nẹp nắn chỉnh khớp gối gọi là nẹp khớp gối... 
  • Nguyên tắc sử dụng các nẹp này là đeo càng nhiều thời gian càng tốt, thường là lúc không vận động, nhưng có thể đeo cả lúc vận động như nẹp dưới gối.

Đối với người bị liệt nửa người, các nẹp chỉnh hình hay dùng là:

  • Nẹp dưới gối: để đề phòng bàn chân thuổng.
  • Nẹp cổ tay: giữ cổ tay khỏi quặp và biến dạng gập.
  • Đai treo cánh tay: đỡ vai khỏi xệ và bán trật khớp.

Các nẹp này thường được làm từ nhựa, tre, gỗ, vải... được đo theo kích thước của chân tay người bệnh. Có thể tham khảo phần chế tạo và sử dụng các dụng cụ này ở phần các dụng cụ phục hồi chức năng.

-Tập theo tầm vận động các khớp ở chi và thân mình

  • Người bị liệt nửa người ở giai đoạn sau thường bị cứng và đau khớp vai bên liệt. Vai bên liệt vừa xệ xuống vừa khép chặt vào thân mình. Cổ chân bên liệt cũng bị duỗi cứng.
  • Để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. Một tay người tập giữ vai người bệnh. Tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay người bệnh, đưa lên phía đầu người bệnh. Đưa càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại.
  • Giữ 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.

-Kéo giãn cổ tay bên liệt

  • Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 900.
  • Một tay người tập duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra. Tay kia duỗi cổ tay hết tầm, sau đó duỗi các ngón tay.

-Kéo giãn cổ chân: 

  • Khi cổ chân gập quá mức về phía lòng bàn chân. Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. Một tay người tập giữ cẳng chân người bệnh. Tay kia dùng ngón cái và 3 ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh. Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay mình, vừa kéo gót chân người bệnh xuống vừa đẩy mũi bàn chân họ theo hướng ngược lại. 
  • Giữ khoảng 30 giây.
  • Làm lại cử động này 15 lần.

4. Tập đi và di chuyển độc lập

Để người bệnh có thể đi lại một cách vững vàng, an toàn, việc bắt đầu tập đi cần tuân theo các giai đoạn: tập đứng dậy, đứng vững và đi.

Để người bệnh có thể đi lại một cách vững vàng, an toàn, việc bắt đầu tập đi cần tuân theo các giai đoạn: tập đứng dậy, đứng vững và đi.

Trước khi cho người tai biến mạch máu não tập đứng, tập đi nếu có rung giật bàn chân thì xử lý bằng cách sau: 

  • Để họ ngồi trên ghế, hoặc mép giường, gối vuông góc, bàn chân bên liệt đặt trên nền nhà hoặc mặt phẳng cứng. 
  • Cộng tác viên hoặc người nhà trợ giúp dùng một bàn tay giữ gối của người bệnh và ấn xuống, chống lại sự rung giật của bàn chân liệt và đẩy gối bên liệt lên. 
  • Giữ như vậy cho tới khi chân bên liệt không còn giật nữa mới bắt đầu cho người tai biến mạch máu não. tập đứng hoặc tập đi.

Dụng cụ tập luyện

Có thể làm một số dụng cụ để tập như: ròng rọc, thanh gỗ để tập khớp vai, tạ (hoặc bao cát) để tập mạnh cơ... Tuỳ theo mục đích tập mà người bệnh nên được được chọn dụng cụ nào.

-Ròng rọc tập khớp vai

Dùng lõi gỗ hoặc sắt làm ròng rọc, treo lên cành cây hoặc xà nhà. Hai đầu dây vắt qua ròng rọc được nối với hai tay cầm. Người bệnh ngồi dưới ròng rọc. Hai tay nắm vào tay cầm, tay khoẻ kéo xuống để tay yếu được kéo lên cao. Nếu tay yếu nắm không chắc, có thể dùng khăn vải buộc vào tay cầm.

5. Huấn luyện giao tiếp

Có khoảng 30% những người bệnh liệt nửa người bị thất ngôn

Có khoảng 30% những người bệnh liệt nửa người bị thất ngôn. Đó là rối loạn ngôn ngữ do mất khả năng hiểu hoặc khả năng thể hiện bằng lời nói, chữ viết. Để xem các rối loạn này ở dạng nào và mức độ nào và cách thức huấn luyện người bệnh... cần tìm hiểu về thất ngôn.

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2021 - Cập nhật 27/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2774 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1295 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2800 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1178 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG