Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng y học cho người mắc tai biến mạch máu não
  • 2. Đặt tư thế người tai biến mạch máu não
  • 3. Cách lăn trở người bị tai biến mạch máu não
Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng y học cho người mắc tai biến mạch máu não
  • 2. Đặt tư thế người tai biến mạch máu não
  • 3. Cách lăn trở người bị tai biến mạch máu não
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh đúng cách

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và thực hiện đúng các tư thế trong sinh hoạt để cải thiện tầm hoạt động cho người bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng y học cho người mắc tai biến mạch máu não
  • 2. Đặt tư thế người tai biến mạch máu não
  • 3. Cách lăn trở người bị tai biến mạch máu não

1. Phục hồi chức năng y học cho người mắc tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng y học cho người mắc tai biến mạch máu não

Một số điểm cần lưu ý:

-Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tái phát của bệnh: hút thuốc, tăng huyết áp, thói quen ăn mặn...

Điều trị các bệnh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai biến mạch máu não như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu...

-Việc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng cũng đồng thời phải tiến hành ngay. 

Nội dung các hoạt động này bao gồm: giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.

-Vị trí đặt giường bệnh trong phòng: Giường bệnh được kê ở trong phòng. Sao cho, phía thân bị liệt của người bệnh được hướng ra giữa phòng. Như vậy, mọi tiếp xúc, tác động tới người bệnh đều đến từ phía bên liệt. Điều này khiến họ vận động bên đó nhiều hơn và đỡ bỏ quên nửa thân bị liệt.

- Khi cho người tai biến mạch máu não tập các bài tập phục hồi chức năng cần chú ý quan sát sắc thái của họ. Khi thấy người bệnh toát mồ hôi và tỏ ra mệt mỏi, cộng tác viên hoặc người nhà cần cho họ nghỉ ngơi ngay.

2. Đặt tư thế người tai biến mạch máu não

Người bệnh cần được đặt ở tư thế đúng để giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng biến dạng khớp

Người bệnh cần được đặt ở tư thế đúng để giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng biến dạng khớp. Có các tư thế đặt bệnh nhân sau:

-Nằm ngửa

Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân.

-Nằm nghiêng sang bên liệt

Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng. Chân lành gập ở háng và gối.

-Nằm nghiêng sang bên lành

Vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi. Thân mình vuông góc với mặt giường. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.

3. Cách lăn trở người bị tai biến mạch máu não

Cách lăn trở người bị tai biến mạch máu não

Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở, cách hỗ trợ như sau:

-Lăn sang bên liệt

  • Nâng tay và chân lành lên.
  • Đưa chân và tay lành về phía bên liệt.
  • Xoay thân mình sang bên liệt.

-Lăn sang bên lành: làm các động tác theo trình tự sau đây

  • Cài tay lành vào tay liệt.
  • Giúp người bệnh, gập gối và háng bên liệt.
  • Dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành.
  • Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.

-Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa

  • Người nhà ngồi bên cạnh người bệnh.
  • Người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân.
  • Một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh.
  • Đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ.

-Ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng

Cách thứ nhất

  • Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt, chân trên gập.
  • Người nhà ngồi phía sau người bệnh. Một tay đỡ vai dưới, tay kia đỡ vai trên người bệnh.
  • Người bệnh chống tay khỏe để ngồi lên, trong khi người nhà nâng người bệnh nhân dậy.

Cách thứ hai

  • Người bệnh nằm nghiêng bên lành cạnh mép giường.
  • Chân lành luồn dưới gót chân liệt đưa chân liệt ra ngoài mép giường.
  • Thả cả hai chân xuống dưới cạnh giường.
  • Chống khuỷu tay lành lên mặt giường, duỗi tay lành để đẩy thân mình ngồi lên.
  • Khi đó người nhà đỡ vai dưới để hỗ trợ bệnh nhân ngồi dậy.

Hai hoạt động kể trên là những hoạt động cơ bản trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, việc thực hiện đúng tư thế và lặp lại hoạt động thường xuyên sẽ giúp người bệnh dần nâng tầm vận động của cơ thể, dần đạt được mục tiêu có thể tự chăm sóc bản thân mà không cần phải có người hỗ trợ.

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/10/2021 - Cập nhật 28/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2761 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1288 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2787 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1170 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG