Nội dung chính
  • 1. Tâm thần là bệnh lý như thế nào? Gây ảnh hưởng gì đến người bệnh ?
  • 2. Chậm phát triển trí tuệ là bệnh lý như thế nào? Gây ảnh hưởng gì đến người bệnh?
  • 3. Sự khác nhau giữa chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần
Nội dung chính
  • 1. Tâm thần là bệnh lý như thế nào? Gây ảnh hưởng gì đến người bệnh ?
  • 2. Chậm phát triển trí tuệ là bệnh lý như thế nào? Gây ảnh hưởng gì đến người bệnh?
  • 3. Sự khác nhau giữa chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần, bạn đã biết?

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm và chữa bệnh kịp thời là trách nhiệm của cộng đồng, xã hội. Giúp người bệnh có khả năng tự chăm sóc bản thân không phải phụ thuộc một ai khác. Nhưng để đạt được hiệu quả điều trị là tối ưu nhất thì việc phân biệt giữa hai mặt bệnh là vô cùng cần thiết, để có hướng điều trị và phục hồi thích hợp cho người mắc bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Tâm thần là bệnh lý như thế nào? Gây ảnh hưởng gì đến người bệnh ?
  • 2. Chậm phát triển trí tuệ là bệnh lý như thế nào? Gây ảnh hưởng gì đến người bệnh?
  • 3. Sự khác nhau giữa chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần

1. Tâm thần là bệnh lý như thế nào? Gây ảnh hưởng gì đến người bệnh ?

Bệnh tâm thần là bệnh do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, tư duy, hành vi, tác phong, tình cảm, cảm giác vv…

Bệnh tâm thần là bệnh do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, tư duy, hành vi, tác phong, tình cảm, cảm giác vv…

Bệnh tâm thần bao gồm nhiều rối loạn tâm thần. Công nghiệp càng phát triển, sự tập trung dân cư vào thành phố càng đông, môi trường căng thẳng thì rối loạn tâm thần ngày càng tăng.

Một số ảnh hưởng nặng nề của bệnh tâm thần đến người bệnh

Bệnh tâm thần làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt trong gia đình, gây ra căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, tổn thất kinh tế, tình cảm của gia đình.

Rối loạn tâm thần và bình thường có 3 điểm khác cơ bản:

- Các biểu hiện quá mức.

- Kéo dài 

- Ảnh hưởng đến công việc/học tập, gia đình và xã hội

2. Chậm phát triển trí tuệ là bệnh lý như thế nào? Gây ảnh hưởng gì đến người bệnh?

Chậm phát triển kỹ năng “thích ứng” như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khỏe và an toàn, học tập, sở thích và việc làm.

Chậm phát triển trí tuệ là bệnh lý làm cho:

·         Trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm.

·         Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi.

·         Chậm phát triển kỹ năng “thích ứng” như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khỏe và an toàn, học tập, sở thích và việc làm.

Dấu hiệu chung để nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

·         Khả năng đáp ứng chậm chạp hoặc không đáp ứng với điều người khác nói, với mọi việc diễn ra xung quanh.

·         Khả năng diễn đạt không rõ ràng về các suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản thân.

·         Khả năng tiếp thu chậm về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời.

·         Khả năng hiểu chậm về những điều gì nghe, sờ, nhìn thấy.

·         Khả năng ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản.

·         Khả năng tập trung kém trong mọi hoạt động.

·         Khả năng nhớ hạn chế: Trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng nhiều, trí nhớ dài hạn ít bị ảnh hưởng hơn.

·         Kém điều hợp vận động toàn thân hoặc các vận động khác khó khăn (mút, nhai, ăn, sử dụng bàn tay).

·         Chậm phát triển vận động thô ( lẫy, ngồi, bò, đứng, đi), vận động tinh (sử dụng bàn tay).

·         Rối loạn hành vi: đập phá, đập đầu vào vật...

Một số ảnh hưởng nặng nề của chậm phát triển trí tuệ đến người bệnh

·         Khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản.

·         Không thể đi học.

·         Cần sự trợ giúp đặc biệt thường xuyên ở mức độ cao nhất.

·         Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói.

3. Sự khác nhau giữa chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần

Sự khác nhau giữa chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần

a. Chậm phát triển trí tuệ

- Lứa tuổi xuất hiện bệnh lý?

·         Bệnh nhân trở thành người lớn vẫn bị giảm khả năng như cũ.

- Thời điểm xuất hiện bệnh lý?

·         Xuất hiện từ lúc nhỏ hay khi mới đẻ

- Tình trạng học tập của người bệnh?

·         Trước đó người bệnh không đi học, học khó, học kém.

- Những điều cần lưu ý ở người mắc bệnh?

·         Người bệnh có những hành vi bất thường từ bé.

b. Bệnh tâm thần

- Lứa tuổi xuất hiện bệnh lý?

·         Chỉ thấy ở người lớn bị bệnh, ít thấy ở trẻ nhỏ

- Thời điểm xuất hiện bệnh lý?

·         Lúc nhỏ người bệnh sinh hoạt, đời sống bình thường, khởi phát bệnh trong thời kỳ thanh niên hoặc muộn hơn.

- Tình trạng học tập của người bệnh?

·         Người bệnh đã từng đi học phổ thông hoặc đại học bình thường.

- Những điều cần lưu ý ở người mắc bệnh

·         Người bệnh có những hành vi xa lạ sau tuổi nhỏ bình thường.

Hai bệnh lý có những triệu chứng và ảnh hưởng đến người bệnh khá giống nhau, dễ dẫn đến nhầm lẫn. Nhưng cần phân biệt một cách rõ ràng, để người bệnh được can thiệp và điều trị phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao nhất.

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa những hậu quả có thể xảy ra, đưa người bệnh về trạng thái cơ bản trong sinh hoạt và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Ngoài ra trong vật lý trị liệu phải kể đến massage trị liệu. Liệu pháp có nhiều loại hình để giải quyết vấn đề khác nhau của cơ thể người bệnh. 2 loại hình nổi bật của masage là trị liệu và thư giãn. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau mỏi cơ khớp, thì massage trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Massage trị liệu hay nói theo cách khác là massage vật lý trị liệu.  Phương pháp này sử dụng các động tác bấm huyệt, xoa bóp kết hợp với việc sử dụng kết hợp các loại tinh dầu để làm sảng khoái tinh thần. Massage trị liệu giúp đả thông kinh huyệt, thư giãn và làm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau vai gáy nhanh và hiệu quả. Nếu bạn thực hiện massage trị liệu thường xuyên 2 lần/tuần giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/10/2021 - Cập nhật 25/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2770 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1292 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2797 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1174 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG