Nội dung chính
  • 1. Kiểm soát cân nặng
  • 2. Chế độ ăn uống hợp lý
  • 3. Bổ sung sắt
  • 4. Tránh hoạt động thể lực
  • 5. Tránh căng thẳng, stress
  • 6. Tăng cường nghỉ ngơi
  • 7. Phối hợp giữa chuyên khoa sản và tim mạch
Nội dung chính
  • 1. Kiểm soát cân nặng
  • 2. Chế độ ăn uống hợp lý
  • 3. Bổ sung sắt
  • 4. Tránh hoạt động thể lực
  • 5. Tránh căng thẳng, stress
  • 6. Tăng cường nghỉ ngơi
  • 7. Phối hợp giữa chuyên khoa sản và tim mạch
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mắc bệnh tim mạch, phụ nữ có thai cần lưu ý những gì?

Mang thai và sinh con đối với người phụ nữ là một thiên chức. Tuy nhiên đối với những người phụ nữ có bệnh thì đó có thể là một bước cản lớn trong hành trình làm mẹ. Trong đó bệnh lý tim mạch là bệnh lý không chỉ khiến cho sản phụ lo lắng mà cả các chuyên gia y tế cũng hết sức thận trọng nếu gặp phải trong quá trình mang thai. Vậy mắc bệnh lý tim mạch khi mang thai cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Kiểm soát cân nặng
  • 2. Chế độ ăn uống hợp lý
  • 3. Bổ sung sắt
  • 4. Tránh hoạt động thể lực
  • 5. Tránh căng thẳng, stress
  • 6. Tăng cường nghỉ ngơi
  • 7. Phối hợp giữa chuyên khoa sản và tim mạch

Mang thai có thể gây ra những biến đổi tim và mạch máu cho người mẹ. Do đó phụ nữ mang thai mắc bệnh tim mạch cần hết sức chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Bệnh tim mạch ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ và bé, sau khi sinh đặc biệt là quá trình chuyển dạ. Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu mắc bệnh tim mạch khi mang thai:

1. Kiểm soát cân nặng

Kiểm soát cân nặng khi mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu đặc biệt là phụ nữ mắc bệnh tim mạch. Vì thừa cân hay thiếu cân trong giai đoạn này đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Đối với phụ nữ mang thai thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non,… Ngoài ra thừa cân còn có thể gây nhiễm trùng cho mẹ sinh mổ.

2. Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn hợp lý

Khi mang thai, mọi người thường có thói quen bồi bổ nhiều đồ ăn dinh dưỡng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai mắc bệnh lý tim mạch thì cần phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Thừa đường, đạm, chất béo sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe thai kỳ. Phụ nữ đang mang thai bị bệnh tim mạch nên cân bằng các loại thức ăn, nên ăn nhiều rau củ quả và hạn chế đồ ăn chiên xào, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, sản phụ bị bệnh tim mạch cũng nên ăn kiêng với chế độ ít muối khoảng dưới 2g/ngày. Ăn mặn không tốt cho sức khỏe có thể gây ra tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, xuất hiện cơn đau tim.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Bổ sung sắt

Phụ nữ đang mang thai nhất là mắc bệnh lý tim mạch cần bổ sung hàm lượng sắt rất lớn để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể trong thai kỳ. Nếu cơ thể mẹ thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, điều này không những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai bị bệnh tim mạch. Chính vì vậy, cần đặc biệt chú ý tới hàm lượng sắt trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần thường xuyên xét nghiệm máu để biết được tình trạng của cơ thể cũng như để bổ sung sắt kịp thời.

4. Tránh hoạt động thể lực

Phụ nữ đang mang thai bị bệnh lý tim mạch cần tránh hoạt động thể lực để không khiến tim phải làm việc gắng sức. Điều này không đồng nghĩa với việc không vận động. Tốt nhất phụ nữ mang thai nên vận động nhẹ nhàng để tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể cũng như giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Đi bộ không chỉ giúp ích cho hệ tim mạch mà còn rất tốt cho phụ nữ có thai. Mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút tùy vào thể lực của bản thân, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

5. Tránh căng thẳng, stress

Stress hay căng thẳng do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất hòa, áp lực công việc,… Phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với người không mang thai. Phụ nữ đang mang thai thường cảm thấy mệt mỏi, vận động chậm, công việc nhiều sẽ dễ khiến họ cảm thấy áp lực, mệt mỏi. Phụ nữ có thai cũng là đối tượng dễ xúc động do thay đổi về mặt tâm lý. Đó là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới người bị bệnh lý tim mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện áp lực stress khiến cho người mẹ ngủ không sâu giấc, nửa ngủ nửa tỉnh thậm chí là gặp ác mộng. Điều này khiến cho hệ tim mạch, thần kinh xuất hiện những phản ứng điều tiết khiến nhịp tim tăng nhanh hơn, cơ thể vã mồ hôi, tinh thần bất ổn,… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tránh căng thẳng, stress quá độ

6. Tăng cường nghỉ ngơi

Thường xuyên nghỉ ngơi nằm đúng tư thế (nên dùng dụng cụ hỗ trợ như gối chữ U, gối dành cho bà bầu,…). Chuẩn bị điều kiện kinh tế để có thể nghỉ làm việc sớm khi mang thai bởi phụ nữ mang thai khó có thể đi làm đến tháng cuối như những bà bầu bình thường.

7. Phối hợp giữa chuyên khoa sản và tim mạch

Để có một thai kỳ khỏe mạnh người phụ nữ mang thai bị bệnh lý tim mạch cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ cần kết hợp chuyên khoa sản và tim mạch để được bác sĩ chủ động đánh giá tình trạng thai kỳ của bạn cũng như kịp thời phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Các bác sĩ sản và bác sĩ tim mạch có thể thảo luận về các loại thuốc điều trị hỗ trợ cho người mẹ trước và trong quá trình mang thai.

Bệnh lý tim mạch có nhiều loại, có thể nặng thể nhẹ nhưng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Chính vì vậy những phụ nữ mắc phải bệnh tim mạch cần có sự lựa chọn cẩn thận trước khi quyết định có nên có thai không. Nếu có thai cần thăm khám kiểm tra kỹ xem có thể chịu đựng được quá trình mang thai và sinh nở hay không để đưa ra quyết định giữ hay bỏ thai.

Trong quá trình mang thai sản phụ cần phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng luôn thoải mái. Nếu có bất cứ biến đổi nào khác thường cần phải tới ngày cơ sở y tế để được xử lý kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ hữu ích với bạn đọc. Nếu có băn khoăn thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/10/2021 - Cập nhật 08/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắc bệnh tim mạch, phụ nữ có thai cần lưu ý những gì?

Mắc bệnh tim mạch, phụ nữ có thai cần lưu ý những gì?

Mang thai và sinh con đối với người phụ nữ là một thiên chức. Tuy nhiên đối với những người phụ nữ có bệnh thì đó có thể là một bước cản lớn trong hành trình...

08/10/2021

736 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu về bệnh lý tim mạch và thời kỳ thai nghén

Tìm hiểu về bệnh lý tim mạch và thời kỳ thai nghén

Trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, tuần hoàn, huyết học,… Một trong những thay đổi điển hình không thể bỏ qua...

07/10/2021

929 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG