Nội dung chính
  • 1. Một số bệnh lý tim mạch thường gặp khi mang thai
  • 2. Ảnh hưởng của bệnh lý tim mạch với thai nghén
  • 3. Ảnh hưởng của việc mang thai đối với bệnh lý tim mạch
Nội dung chính
  • 1. Một số bệnh lý tim mạch thường gặp khi mang thai
  • 2. Ảnh hưởng của bệnh lý tim mạch với thai nghén
  • 3. Ảnh hưởng của việc mang thai đối với bệnh lý tim mạch
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu về bệnh lý tim mạch và thời kỳ thai nghén

Trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, tuần hoàn, huyết học,… Một trong những thay đổi điển hình không thể bỏ qua là thay đổi về chức năng tim mạch. Mắc các bệnh lý tim mạch khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong thai kỳ, sinh nở và cả giai đoạn cho con bú .
Nội dung chính
  • 1. Một số bệnh lý tim mạch thường gặp khi mang thai
  • 2. Ảnh hưởng của bệnh lý tim mạch với thai nghén
  • 3. Ảnh hưởng của việc mang thai đối với bệnh lý tim mạch

1. Một số bệnh lý tim mạch thường gặp khi mang thai

a. Bệnh lý van tim

Hẹp van 2 lá

Hẹp van hai lá là bệnh lý tim mạch rất đáng quan tâm ở phụ nữ đang mang thai bởi trong giai đoạn đầu người bệnh thường không có triệu chứng. Tuy nhiên khi mang thai bệnh có thể diễn biến xấu đi do tăng nhu cầu chuyển hóa, tăng cung cầu cơ tim, tăng thể tích tuần hoàn làm tăng gánh nặng cho tim, từ đó dẫn tới rối loạn nhịp tim, suy tim cấp, phù phổi cấp,... Nếu người bệnh không được điều trị có thể dẫn tới nguy cơ chuyển biến xấu, nặng nhất là  tử vong cho cả mẹ và thai. Do đó phụ nữ mang thai bị hẹp van hai lá cần được bác sĩ chuyên gia khoa tim mạch đánh giá để điều trị bằng các phương pháp như thuốc, can thiệp hoặc phẫu thuật  kịp thời.

Hở van 2 lá

Hở van hai lá có rất nhiều nguyên nhân, ở người trẻ đa số là hở van tim sinh lý. Tuy nhiên đôi khi nguyên nhân cũng có thể do di chứng tổn thương van tim sau thấp tim hoặc sa van hai lá.

Khác với hẹp van hai lá, hở van hai lá thường được người bệnh dung nạp tốt, Phụ nữ mang thai cũng vậy tốt nên đôi khi quá trình mang thai vẫn sẽ diễn ra bình thường. Tuy nhiên ở những phụ nữ mang thai hở van hai lá nặng có kèm theo suy giảm chức năng tim, biểu hiện bằng các triệu chứng điển hình của suy tim khi mang thai thì thai kì sẽ dễ xuất hiện biến chứng, đặc biệt là khi sinh nở.

Hẹp van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ

Hình ảnh hẹp van động mạch chủ

Nguyên nhân thường gặp là do bẩm sinh hoặc do di chứng thấp tim. Nếu phụ nữ bị hẹp van động mạch chủ nặng hoặc đang có triệu chứng khó thở, đau ngực thì không nên mang thai cho tới khi được phẫu thuật. Trong trường hợp đã mang thai và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng này sớm thì cần cân nhắc đình chỉ thai nghén. Ngoài ra, thai phụ có thể được nong van động mạch chủ qua da cấp cứu như một biện pháp trì hoãn, chờ đợi thai nhi tới đủ tuần hoặc tới thời điểm có thể lấy ra và nuôi bên ngoài được, khi đó sẽ phẫu thuật thay van tim sau.

Hở van động mạch chủ

Phụ nữ mang thai thường dung nạp tốt khi chức năng tim còn bình thường. Tuy nhiên, khi thai phụ có triệu chứng suy tim hoặc chức năng tim suy giảm, nguy cơ về các biến chứng tim mạch cho cả mẹ và thai sẽ xuất hiện và tăng lên theo thời gian, cao nhất vào những tháng cuối thai kì và khi chuyển dạ.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Van cơ học và thai nghén

Những phụ nữ đang mang thai có mang van tim nhân tạo cơ học (thay van tim trước khi mang thai) cần dùng thuốc chống đông suốt cuộc đời và phải tiếp tục sử dụng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên các thuốc chống đông như warfarin và một số thuốc khác có thể dẫn tới bệnh lý thai nhi trong tuần thứ 6 tới tuần thứ 12, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu. Do đó người bệnh mang van tim cơ học sẽ có nguy cơ xấu cho cả mẹ và thai nhi. Nếu muốn tiếp tục mang thai thì phụ nữ cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống đông và tuân theo liệu trình phù hợp nhất. Hoặc khi có chỉ định phẫu thuật thay van tim và vẫn muốn mang thai sau đó, người bệnh nên lựa chọn loại van tim nhân tạo sinh học. Khi đó thời gian dùng chống đông sẽ ngắn hơn, thường là dưới 1 năm.

b. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim bất thường

Ngoại tâm thu nhĩ và thất thường rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nhiều phụ nữ đang mang thai có cảm giác nhịp tim đập nhanh và thấy có khoảng hẫng nhịp. Rối loạn nhịp tim khi mang thai khá phổ biến. Khoảng 20% trường hợp phụ nữ có nhịp tim nhanh từ trước sẽ tái phát trong thời kỳ mang thai. Vì thế sản phụ cần theo dõi bệnh lý tim mạch trong suốt quá trình mang thai.

c. Bệnh nhồi máu cơ tim

Nguy cơ nhồi máu cơ tim thường tăng lên ở những trường hợp đa thai, béo phì, đái tháo đường,… Nhồi máu cơ tim thường gặp nhất ở tháng thứ 3 cuối thai kỳ và nguy cơ tử vong ở người mẹ là 20%. Do vậy, bất cứ khi nào thai phụ có triệu chứng đau ngực, đặc biệt là những cơn đau ngực điển hình kiểu mạch vành thì cần đi khám chuyên khoa tim mạch ngay.

d. Suy tim khi mang thai

Suy tim khi mang thai thường xảy ra, đặc biệt là ở người đã có tiền sử bệnh lý tim mạch trước khi mang thai. Việc điều trị cần hướng đến ổn định huyết động, giảm triệu chứng suy tim, điều trị những yếu tố nguy cơ. Nếu tình trạng không được theo dõi và cải thiện có thể dẫn tới tử vong ở cả mẹ và thai nhi.

2. Ảnh hưởng của bệnh lý tim mạch với thai nghén

Người phụ nữ mắc bệnh lý tim mạch khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non do việc giữ thai nhi trong tử cung sẽ khiến cho sức khỏe của mẹ suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt càng về cuối thai kỳ gánh nặng cho tim càng tăng lên. Do vậy có thể gây ra hiện tượng chuyển dạ sinh non hoặc cần cân nhắc việc đưa thai nhi ra sớm hơn so với dự kiến sinh để đảm bảo tính mạng cho người mẹ.

Bệnh lý tim mạch có thể làm cho thai kém phát triển trong tử cung của mẹ do thai nhi lấy các chất dinh dưỡng từ máu mẹ, khi tim bị tổn thương chức năng tim suy giảm làm cho lượng máu đến thai nhi hạn chế. Lúc này việc mang dinh dưỡng và trao đổi chất cho thai nhi cũng bị suy giảm hơn so với những phụ nữ mang thai khỏe mạnh.

Những phụ nữ mắc bệnh lý tim mạch nếu muốn mang thai thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim mạch hoặc phải điều trị đến khi bệnh đã ổn định.

3. Ảnh hưởng của việc mang thai đối với bệnh lý tim mạch

Ảnh hưởng của bệnh tim mạch với thai nghén

Bệnh lý tim mạch ảnh hưởng đến mẹ và bé trong quá trình mang thai

Khi mang thai cơ thể bắt đầu tăng về cung lượng tim trong 3 tháng đầu và tăng chậm về sau tới mức cực đại là 40% trên mức bình thường vào giữa thai kỳ. Bệnh lý tim mạch có thể xuất hiện từ từ trong khi mang thai do nhu cầu tăng cung lượng tim và đi kèm thể tích máu gia tăng. Suy tim cấp thường xảy ra trong những tháng cuối của khi có thai kì, khi thể tích máu tăng lên, làm cho tăng thể tích tuần hoàn và tăng gánh nặng cho tim. Khi đó dễ xuất hiện biến chứng tim mạch trên thai phụ.

Bệnh lý tim mạch có nhiều loại có thể nặng hay nhẹ và đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi đe dọa tới tính mạng. Chính vì vậy người phụ nữ mắc bệnh tim mạch cần có sự lựa chọn cẩn thận trước khi đưa ra quyết định mang thai. Nếu đã mang thai cần phải thăm khám xem có thể chịu đựng được quá trình mang thai và sinh nở hay không và quyết định nên giữ hay chấm dứt thai kỳ. Hy vọng những thông tin IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ bổ ích. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ sớm nhất.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/10/2021 - Cập nhật 07/03/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

102 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

133 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

125 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

79 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG