Nội dung chính
  • 1. Những nguyên nhân đổi màu răng đơn lẻ
  • 2. Nguyên nhân đổi màu răng toàn bộ
Nội dung chính
  • 1. Những nguyên nhân đổi màu răng đơn lẻ
  • 2. Nguyên nhân đổi màu răng toàn bộ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Làm gì khi răng bỗng nhiên bị đổi màu?

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Duyên
Răng Hàm Mặt
Nếu bỗng nhiên răng bị đổi màu thì có lẽ sẽ gây một mối lo lắng không nhỏ. Vậy nguyên nhân răng bị đổi màu là do đâu và chúng ta nên làm gì để khắc phục?
Nội dung chính
  • 1. Những nguyên nhân đổi màu răng đơn lẻ
  • 2. Nguyên nhân đổi màu răng toàn bộ

Có một hàm răng trắng sạch đều đẹp và khỏe mạnh là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn có được. Sở hữu một hàm răng trắng đẹp không chỉ mang lại một nụ cười ưa nhìn mà còn là sự tự tin khi giao tiếp và tạo được sức hút riêng cho bản thân. Nếu bỗng nhiên răng bị đổi màu thì có lẽ sẽ gây một mối lo lắng không nhỏ. Vậy nguyên nhân răng bị đổi màu là do đâu và chúng ta nên làm gì để khắc phục? (Bài viết này sẽ không đề cập đến các nguyên nhân đổi màu răng bẩm sinh).

Nói về nguyên nhân răng bị đổi màu chúng ta có thể chia thành 2 nhóm: đổi màu răng đơn lẻ và toàn bộ.

1. Những nguyên nhân đổi màu răng đơn lẻ

a. Nguyên nhân

- Răng chết tủy

Ở những răng chết tủy lâu ngày, máu viêm từ tủy răng có thể ngấm vào trong ống ngà và làm đổi màu tổ chức ngà răng, từ đó đổi màu răng. Mức độ đổi màu phụ thuộc vào độ dài của khoảng thời gian tủy bị chết. Thời gian chết tủy càng lâu thì đổi màu càng nặng. Những răng này thường có màu tím nhạt. 

Những nguyên nhân đổi màu răng đơn lẻ

- Răng bị chảy máu trong buồng tủy

Chảy máu trong buồng tủy có thể gặp ở những răng trên các bệnh nhân bị chấn thương hoặc những răng bị sang chấn. Mới đầu, răng có thể đổi màu hồng nhạt do máu ngấm vào các ống ngà. Nếu không được điều trị để lâu răng có thể đổi thành màu tím nhạt do tủy đã chết.

- Răng đã được điều trị tủy

Một số thuốc điều trị tủy hoặc chất hàn tủy có thể gây đổi màu răng từ bên trong. Sau điều trị một thời gian dài, thuốc hoặc chất hàn sẽ ngấm qua lớp ngà răng làm đổi màu răng. Răng đổi màu thường có màu xám. 

Ngoài ra, một số răng chưa được lấy hết tủy, tổ chức tủy còn sót lại bị phân hủy từ từ cũng gây đổi màu răng. 

b. Cách điều trị

Các dạng đổi màu trên hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách điều trị thật tốt răng bị đổi màu rồi sau đó tiến hành tẩy trắng tại phòng khám. Nếu sau đó vẫn chưa hài lòng về màu sắc răng thì có thể cân nhắc làm chụp hoặc miếng dán sứ để che màu hoàn toàn.

 

Với trường hợp răng đã được hàn/trám: 

  • Răng được hàn bằng vật liệu Amalgam có thể đổi thành màu đen do màu đen của kim loại có trong đó. Dạng đổi màu này thường khó điều trị bằng tẩy trắng răng và nó có xu hướng lại màu sau khi tẩy.
  • Răng được hàn bằng composite thì không bị đổi màu phần răng, nhưng phần chất hàn sẽ bị ố màu theo thời gian. Chất hàn bị ố không thể tẩy trắng được nhưng lại có thể thay mối hàn cũ bằng mối hàn mới để đảm bảo thẩm mỹ.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Nguyên nhân đổi màu răng toàn bộ

a. Nguyên nhân

- Do thực phẩm

Đổi màu do nhiễm màu từ đồ ăn thức uống có màu như trà, cafe, nước đậu đen… Sau một thời gian dài sử dụng thường xuyên đồ ăn thức uống có màu răng sẽ dần bị ố vàng. Đây là dạng đổi màu răng dễ khắc phục nhất. Có thể tiến hành tẩy trắng tại phòng khám hay tại nhà thì đều đạt được kết quả tốt. Dạng đổi màu này có thể phòng tránh bằng cách hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống có chất màu hoặc sử dụng ống hút để uống.

Nguyên nhân đổi màu răng toàn bộ

- Đổi màu răng do sử dụng thuốc 

Khi sử dụng một số loại thuốc trong giai đoạn hình thành răng có thể gây đổi màu nặng nề lớp men răng và ngà răng như là Tetracycline. Trẻ nhỏ uống tetracyclin, răng có thể bị đổi thành màu vàng, vàng nâu, nâu, xám hay xanh phụ thuộc mức độ và loại thuốc.

- Răng nhiễm Fluor

Uống quá nhiều Fluor trong quá trình hình thành răng có thể dẫn đến khiếm khuyết tổ chức khoáng của răng gây đổi màu. Mức độ nhiễm và đổi màu men thường phụ thuộc vào lượng Fluor hấp thu trong quá trình tạo răng. Răng có thể không bị đổi màu khi mọc, nhưng bề mặt của chúng sẽ rỗ và sẽ bị ngấm màu của các chất hóa học có trong khoang miệng.

Răng có thể có các đốm trắng phấn, đốm đục nhẹ không liên tục. Đôi khi có màu vàng hoặc xám, trường hợp nặng có thể tạo thành các vết lõm ở trên mặt men.

b. Cách điều trị

Với 2 loại đổi màu này, cần thiết đến các cơ sở nha khoa để được khám và tư vấn kỹ càng. Ở mức độ nhẹ, có thể tẩy trắng răng để phục hồi màu nhưng chỉ ở một giới hạn nhất định. Mức độ nặng hơn cần có các biện pháp can thiệp khác.

Cách điều trị răng

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến có thể gây ra đổi màu răng và một số cách khắc phục. Tuy nhiên khi gặp bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào về răng miệng bao gồm cả đổi màu răng thì các bạn nên đến khám tại một cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và hiểu cụ thể hơn về tình trạng của bản thân, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/05/2021 - Cập nhật 17/05/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ thay răng muộn phải làm sao?

Trẻ thay răng muộn phải làm sao?

Răng sữa của trẻ có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, thẩm mỹ, đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, đồng thời hỗ trợ sự phát triển hàm mặt của...

18/05/2021

13187 Lượt xem

3 Phút đọc

Làm gì khi răng bỗng nhiên bị đổi màu?

Làm gì khi răng bỗng nhiên bị đổi màu?

Nếu bỗng nhiên răng bị đổi màu thì có lẽ sẽ gây một mối lo lắng không nhỏ. Vậy nguyên nhân răng bị đổi màu là do đâu và chúng ta nên làm gì để khắc phục?

17/05/2021

1324 Lượt xem

4 Phút đọc

Sau nhổ răng khôn - khi nào nên lo lắng?

Sau nhổ răng khôn - khi nào nên lo lắng?

Nhổ răng khôn được xem là một tiểu phẫu trong Nha khoa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng với tình trạng nhổ răng khôn gây đau, chảy máu, sưng nề… hay những...

26/04/2021

16972 Lượt xem

4 Phút đọc

Phòng bệnh răng miệng cho phụ nữ có thai

Phòng bệnh răng miệng cho phụ nữ có thai

Giống như trẻ em, phụ nữ có thai cũng là một đối tượng đặc biệt cần nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức về phòng bệnh răng...

07/04/2021

1221 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG