Nội dung chính
  • 1. Nhu động ruột đóng vai trò như thế nào? 
  • 2. Giảm nhu động ruột có hậu quả gì? 
  • 3. Nguyên nhân nào dẫn tới giảm nhu động ruột? 
  • 4. Điều hoà nhu động ruột, cải thiện táo bón 
Nội dung chính
  • 1. Nhu động ruột đóng vai trò như thế nào? 
  • 2. Giảm nhu động ruột có hậu quả gì? 
  • 3. Nguyên nhân nào dẫn tới giảm nhu động ruột? 
  • 4. Điều hoà nhu động ruột, cải thiện táo bón 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Giảm nhu động ruột làm gia tăng nguy cơ táo bón

Nhu động ruột là quá trình co bóp lượn sóng xảy ra tại các cơ quan trong tiêu hoá: thực quản, dạ dày, ruột. Nhu động ruột có tác dụng co bóp, đẩy thức ăn và xúc tác cho quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học. Thế nhưng, các trường hợp giảm nhu động ruột là một trong những yếu tố gây ra tình trạng táo bón cho cơ thể. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Nhu động ruột đóng vai trò như thế nào? 
  • 2. Giảm nhu động ruột có hậu quả gì? 
  • 3. Nguyên nhân nào dẫn tới giảm nhu động ruột? 
  • 4. Điều hoà nhu động ruột, cải thiện táo bón 

1. Nhu động ruột đóng vai trò như thế nào? 

Nhu động ruột là quá trình co bóp hình lượn sóng, xảy ra tại các cơ quan trong hệ tiêu hoá, bắt đầu từ thực quản khi thức ăn được nuốt xuống, sau đó di chuyển đến dạ dày, ruột non và kết thúc ở hậu môn. Chúng có tác dụng di chuyển, tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn cho cơ thể.

Nhu động ruột

Nhu động ruột

Hệ cơ tại thành mạch của các cơ quan tiêu hoá từ thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn phối hợp nhịp nhàng, giúp thức ăn di chuyển, tiêu hoá, hấp thu và bài tiết (phân) ra khỏi cơ thể. 

  • Thực quản: Tại thực quản, nhu động ruột có tác dụng đẩy thức ăn xuống dạ dày. 
  • Dạ dày: Nhu động tiến hành co bóp, nghiền thức ăn thành những mẩu có kích thước nhỏ, dễ chuyển hoá thành chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thu. 
  • Ruột non: Sự co bóp nhu động ruột bao gồm co bóp nhào trộn (co bóp phân đoạn) và co bóp đẩy (co bóp nhu động). Tại đây, thức ăn được biến đổi và hấp thu hầu hết các chất dinh dưỡng. Thời gian co bóp tại ruột non từ 3 – 5 giờ thì nhũ trấp được đưa từ tá tràng tới van hồi – manh tràng. 
  • Ruột già: Nhu động ruột có tác dụng đẩy chất bã thức ăn (phân) xuống trực tràng và hậu môn. 

Khi sự phối hợp nhịp nhàng của nhu động ruột bị phá vỡ sẽ gây ra rối loạn nhu động ruột: tăng hoặc giảm nhu động. 

Để kiểm tra tình trạng bệnh lý tiêu hóa, tham khảo ngay: Các cơ sở nội soi tiêu hóa không đau tại Hà Nội

2. Giảm nhu động ruột có hậu quả gì? 

Giảm nhu động ruột

Giảm nhu động ruột

Giảm nhu động ruột xảy ra khi sự hoạt động của các cơ trơn bị giảm đi. Hậu quả: 

  • Thức ăn bị chậm tiêu, ăn không tiêu. 
  • Chương hơi, đầy bụng khó tiêu. 
  • Đau bụng, căng tức bụng.
  • Phân và các chất cặn bã không nhận được đủ lực đẩy từ các cơ trơn nên bị tắc nghẽn ở trong lòng ruột. Từ đó không di chuyển đến hậu môn ra ngoài được, gây nên tình trạng táo bón. 

Khi gặp phải những biểu hiện trên có nghĩa là bạn có thể đang mắc bệnh lý giảm nhu động ruột hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để được hỗ trợ kịp thời

3. Nguyên nhân nào dẫn tới giảm nhu động ruột? 

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, ăn nhiều thức ăn chữa mỡ động vật. 
  • Uống không đủ nước: uống ít nước làm giảm nhu động ruột, giảm hoạt động của hệ tiêu hoá. 
  • Người bệnh lười vận động. 
  • Người bệnh mắc các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, parkinson…

4. Điều hoà nhu động ruột, cải thiện táo bón 

Điều hoà nhu động ruột, cải thiện táo bón

Điều hoà nhu động ruột, cải thiện táo bón

Tùy thuốc vào từng nguyên nhân gây giảm nhu động ruột mà cách xử trí cũng có sự khác nhau. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn điều hoà nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ từ ngũ cốc, rau củ quả, bột yến mạch, trái cây… Hạn chế các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp. Hạn chế rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas…
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 – 3 lít nước). Nên uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng để giúp điều hoà nhu động ruột của hệ tiêu hoá, hạn chế nguy cơ táo bón. 
  • Bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Những thực phẩm bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể như: sữa chua, dưa muối, kim chi…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực, stress… giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng giảm nhu động ruột. 
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện tình trạng ăn không tiêu, táo bón, đồng thời cải thiện sức khỏe. 

Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện các bệnh lý dẫn tới giảm nhu động, táo bón. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám tại các cơ sở y tế, chuyên khoa Tiêu hoá, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/06/2022 - Cập nhật 29/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thực phẩm nên cho vào cẩm nang điều trị táo bón của...

Những thực phẩm nên cho vào cẩm nang điều trị táo bón của...

Táo bón là tình trạng rất phổ biến, đặc trưng bởi đại tiện phân khô, cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh. Táo bón làm cho người bệnh mệt mỏi, cơ thể...

29/06/2022

813 Lượt xem

5 Phút đọc

Giảm nhu động ruột làm gia tăng nguy cơ táo bón

Giảm nhu động ruột làm gia tăng nguy cơ táo bón

Nhu động ruột là quá trình co bóp lượn sóng xảy ra tại các cơ quan trong tiêu hoá: thực quản, dạ dày, ruột. Nhu động ruột có tác dụng co bóp, đẩy thức ăn và...

29/06/2022

3449 Lượt xem

4 Phút đọc

Bạn biết gì về nguyên nhân gây táo bón?

Bạn biết gì về nguyên nhân gây táo bón?

Táo bón lâu ngày nếu không được điều trị có thể gây hại cho hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Táo bón ở trẻ nhỏ khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn,...

29/06/2022

731 Lượt xem

5 Phút đọc

Sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá ở ruột non và ruột già ...

Sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá ở ruột non và ruột già ...

Trong cơ thể người, hệ tiêu hoá bao gồm nhiều cơ quan cấu thành, đặc biệt là ruột (ruột non và ruột già). Dù hoạt động cùng nhau trong hệ đường ruột nhưng giữa ...

28/06/2022

8153 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG