Nội dung chính
  • 1. Táo bón là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây táo bón 
Nội dung chính
  • 1. Táo bón là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây táo bón 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bạn biết gì về nguyên nhân gây táo bón?

Táo bón lâu ngày nếu không được điều trị có thể gây hại cho hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Táo bón ở trẻ nhỏ khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, còn ở người lớn thì dễ phát triển thành các bệnh lý như trĩ, nút, rò hậu môn, thậm chí ung thư đại trực tràng… Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu bệnh lý táo bón qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Táo bón là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây táo bón 

1. Táo bón là gì?

Táo bón

Táo bón

Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hoá khiến đi phân không đều, phân khó kèm cảm giác đau và cứng. Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí hoại tử ruột. Theo tiêu chí Rome định nghĩa về táo bón thì khi người bệnh có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau: 

  • Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. 
  • Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn: phân cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng. 
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh vẫn còn cảm giác phân trong ruột và có thể xuất hiện máu lẫn trên phân cứng.

Hiện nay, táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý đường tiêu hoá. Trên thế giới, tỷ lệ người bệnh mắc táo bón chiếm 17%, trong đó chỉ có 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến là những người trên 65 tuổi với tỷ lệ từ 30 – 40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng có thể xảy ra ở những đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. 

Tìm hiểu thêm thông tin về: Sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá ở ruột non và ruột già tại đây

2. Nguyên nhân gây táo bón 

Nguyên nhân gây táo bón được xác định bao gồm 2 nhóm chính: Nhóm nguyên nhân nguyên phát và nhóm nguyên nhân thứ phát. 

a. Nguyên nhân nguyên phát 

 Nguyên nhân nguyên phát 

Nguyên nhân nguyên phát 

  • Táo bón có nhu động ruột bình thường: Bệnh xảy ra do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện. 
  • Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ làm chậm sự di chuyển của phân qua đại tràng. Người bệnh mắc tình trạng này không tạo được lực đẩy thích hợp để đưa phân ra khỏi trực tràng. Cơ nâng trực tràng và cơ thắt hậu môn không giãn được khi đi vệ sinh. 
  • Táo bón có rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu do các khối cơ, dây chằng bị thoái hoá, dẫn tới không thể giữ cho các cơ quan vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Với nhóm nguyên nhân này, táo bón đặc trưng bởi tình trạng rặn nhiều, đại tiện nhiều không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tổng hết phân ra ngoài được. 

Theo sát những tình trạng bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi, tham khảo những địa chỉ Nội soi tiêu hóa không đau trên địa bàn Hà Nội 

b. Nguyên nhân thứ phát

 Nguyên nhân thứ phát 

 Nguyên nhân thứ phát

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn thiếu các thực phẩm cung cấp chất xơ như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc, uống nhiều loại đồ uống gây lợi tiểu (cà phê, rượu, trà…) hay ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo động vật, không uống đủ nước… khiến phân bị cô đặc gây ra tình trạng táo bón. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ, quá nhiều đạm, đường). 
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Những người thường xuyên nhịn, bỏ qua cảm giác đi tiêu có nguy cơ cao táo bón hơn người bình thường. Khi trực tràng chứa đầy phân, cảm giác đi đại tiện sẽ được truyền đến vỏ não. Trong trường hợp này, nếu bạn nhịn và bỏ qua cảm giác muốn đi vệ sinh làm phân không tống được ra ngoài, đại tràng tiếp tục tái hấp thu nước từ phân làm cho phân trở nên khô cứng, khó thoát ra ngoài hơn. 
  • Mắc bệnh lý thực thể: Một số bệnh lý như nứt hậu môn, tắc nghẽn ông tiêu hoá do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn… sẽ dễ bị táo bón. 
  • Mắc bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý toàn thân cũng có nguy cơ gây ra táo bón như: bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống); vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường); bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus); nhiễm độc chì…
  • Mang thai: Khi mang thai, cơ thể người mẹ thay đổi nội tiết tố, cộng thêm áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống bổ sung sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm…) sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột, dẫn tới táo bón khi mang thai
  • Táo bón do thuốc: Một số loại thuốc gây tác dụng phụ là táo bón khi sử dụng trong thời gian dài như thuốc giảm đau opioid (morphin, codein, tramadol...); thuốc điều trị parkinson (benztropine, trihexyphenidyl, orphenadrine), thuốc chẹn kênh Canxi (verapamil, diltiazem, nifedipine..); sắt và các chế phẩm bổ sung sắt, thuốc chống trầm cảm (imipramine, amitriptylin).
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Sử dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của hệ cơ đại tràng. Các cơ này hoạt động kém hơn khi không dùng thuốc, giảm nhu động ruột và làm tăng tình trạng táo bón. 

Khi bạn đang có những nguyên nhân gây nên táo bón hãy gọi ngay cho IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline  1900 3367 để được hố trợ đặt khám kịp thời.

Hiểu rõ nguyên nhân gây táo bón giúp các bác sĩ định hướng phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám tại các cơ sở y tế, chuyên khoa Tiêu hoá, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/06/2022 - Cập nhật 29/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thực phẩm mà người bị táo bón không nên sử dụng

Những thực phẩm mà người bị táo bón không nên sử dụng

Táo bón là tình trạng bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi biểu hiện quá 3 ngày chưa đi đại tiện hoặc đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, kèm theo phân khô cứng, ...

29/06/2022

724 Lượt xem

3 Phút đọc

Những thực phẩm nên cho vào cẩm nang điều trị táo bón của...

Những thực phẩm nên cho vào cẩm nang điều trị táo bón của...

Táo bón là tình trạng rất phổ biến, đặc trưng bởi đại tiện phân khô, cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh. Táo bón làm cho người bệnh mệt mỏi, cơ thể...

29/06/2022

813 Lượt xem

5 Phút đọc

Giảm nhu động ruột làm gia tăng nguy cơ táo bón

Giảm nhu động ruột làm gia tăng nguy cơ táo bón

Nhu động ruột là quá trình co bóp lượn sóng xảy ra tại các cơ quan trong tiêu hoá: thực quản, dạ dày, ruột. Nhu động ruột có tác dụng co bóp, đẩy thức ăn và...

29/06/2022

3448 Lượt xem

4 Phút đọc

Tổng hợp phương pháp chẩn đoán và điều trị đẩy lùi táo bón...

Tổng hợp phương pháp chẩn đoán và điều trị đẩy lùi táo bón...

Táo bón là tình trạng phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trên thế giới, người mắc táo bón chiếm tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số ...

29/06/2022

893 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG