Nội dung chính
  • 1. Đột quỵ não là gì?
  • 2. Phòng tránh đột quỵ não như thế nào?
  • 3. Cần làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ não?
  • 4. Không được làm gì khi bệnh nhân đột quỵ?
  • 5. Điều trị đột quỵ như thế nào? 
Nội dung chính
  • 1. Đột quỵ não là gì?
  • 2. Phòng tránh đột quỵ não như thế nào?
  • 3. Cần làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ não?
  • 4. Không được làm gì khi bệnh nhân đột quỵ?
  • 5. Điều trị đột quỵ như thế nào? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đột quỵ não và những điều bạn cần biết

Ngày nay, bệnh lý đột quỵ não ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng, gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Đột quỵ não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Đột quỵ não là gì?
  • 2. Phòng tránh đột quỵ não như thế nào?
  • 3. Cần làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ não?
  • 4. Không được làm gì khi bệnh nhân đột quỵ?
  • 5. Điều trị đột quỵ như thế nào? 

1. Đột quỵ não là gì?

Theo cơ chế sinh lý, máu chảy qua động mạch mang theo các hồng cầu vận chuyển khí oxy đi đến các tế bào. Máu chảy qua động mạch cũng mang theo nước, các chất dinh dưỡng, khoáng chất đến các tế bào trong cơ thể, cũng như loại bỏ các chất thải dư thừa. Chình vì vậy, sự gián đoạn cung cấp máu gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng bị tắc (Nhồi máu não), hoặc bị vỡ (xuất huyết não). Đột quỵ não khiến phần não bị thiếu oxy, tế bào não chết đi chỉ sau vài phút. Theo thống kê, có tới gần 2 triệu tế bào não bị chết sau mỗi phút trôi qua, làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, thời gian vàng của đột quỵ não là thời gian ngắn nhất để sơ cứu cấp cứu cho người bệnh, giúp tái tưới máu cho não và phòng ngừa các hậu quả, di chứng cho người bệnh.

Đột quỵ não có hai thể là nhồi máu nãoxuất huyết não.

Đột quỵ não có hai thể là nhồi máu não và xuất huyết não.

a. Nhồi máu não là gì?

Nhồi máu não là loại đột quỵ não, xảy ra do sự thiếu cung cấp máu lên não và kéo dài dẫn tới thiếu oxy và glucose khiến các tế bào não bị hoại tử. Nhồi máu não khác với xuất huyết bắt nguồn từ tình trạng chảy máu não.  Bệnh lý bao gồm các quá trình khiến giảm lưu lượng tuần hoàn của một vùng não do hẹp mạch máu, tắc mạch máu não hoặc hạ huyết áp. Khi xảy ra các triệu chứng trên khiến phần não bị ngừng cung cấp máu gọi là thiếu máu não.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhồi máu não, có thể kể đến như:

  • Xơ vữa huyết khối mạch máu lớn chiếm 50%. Trong đó các mạch máu lớn ở phía ngoài sọ chiếm 45%, các mạch máu lớn ở trong sọ chiếm khoảng 5%.
  • Các bệnh lý liên quan ở tim gây huyết khối như van tim, rung nhĩ… chiếm khoảng 20%.
  • Tắc các mạch máu nhỏ phía trong não chiếm 25%.
  • Bệnh nhân bị bệnh động mạch không xơ vữa chiếm dưới 5%.
  • Bệnh liên quan đến các bất thường về hồng cầu, máu chiếm dưới 5%.

Ngoài ra, bệnh lý nhồi máu não còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan khác, chủ yếu do thói quen sinh hoạt của người bệnh như:

  • Ăn nhiều thức ăn chứa Cholesterol, ăn quá mặn, quá ngọt, ít chất xơ.
  • Người bệnh cao huyết áp.
  • Người hút nhiều thuốc lá, thuốc lào, hít nhiều khói thuốc.
  • Do gen di truyền

b. Xuất huyết não là gì?

Xuất huyết não là tình trạng máu ở các động mạch, tĩnh mạch não bị vỡ, chảy vào trong những mô não tạo thành những ổ máu tụ trong não. Xuất huyết não chiếm khoảng 20% đột quỵ não, nhưng đây là loại đột quỵ nguy hiểm nhất vì có thể gây tử vong hoặc di chứng nặng nề, tàn phế suốt đời.

Nguyên nhân chủ yếu là do chứng phình động mạch. Phình động mạch xuất hiện khi một phần của mạch máu to ra do áp lực từ bệnh tăng huyết áp mạn tính. Sự phình to làm thành mạch mỏng và dễ vỡ. Theo nghiên cứu, có tới 80% người xuất huyết não bị tăng huyết áp, trong đó gặp ở người già là chủ yếu.

Một số người mắc các bệnh như dị dạng mạch máu, rối loạn đông máu cũng có nguy cơ xuất huyết não.  

Gọi đến tổng đài 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và đặt lịch khám ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Thanh Hoá và Đà Nẵng!

2. Phòng tránh đột quỵ não như thế nào?

Triệu chúng cảnh báo đột quỵ

Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong cao và di chứng nặng nề, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được. Để phòng ngừa đột quỵ não, cần:

  • Tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực: Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Tránh béo phì bằng cách tập thể dục hằng ngày, chế độ ăn giảm dầu mỡ, nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế ăn mặn, mỡ động vật và giảm căng thẳng thần kinh.
  • Kiểm soát tốt các yếu tố bệnh lý nguy cơ: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch…. Kiểm soát bằng cách đo huyết áp hằng ngày, thuốc kiểm soát đường máu, mỡ máu.,..

3. Cần làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ não?

Nếu nhận thấy người bệnh có dấu hiệu đột quỵ não, bạn cần:

  • Đỡ bệnh nhân để không bị té ngã.
  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì để bệnh nhân nằm yên, nhanh chóng gọi xe cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu bệnh  nhân ngưng thở cần hô hấp nhân tạo nhằm cung cấp kịp thời oxy cho não.

4. Không được làm gì khi bệnh nhân đột quỵ?

  • Khi nhận thấy người bệnh đột quỵ, tuyệt đối không được tự ý điều trị cho người bệnh dù là bấm huyệt, châm cứu đánh gió. Những động tác này có thể khiến bệnh nặng thêm, làm mất thời gian vàng trong điều trị.
  • Không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ thực phẩm nào vì có thể làm tắc nghẽn đường thở.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp dù huyết áp tăng trên 200/120 mmHg. Không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

5. Điều trị đột quỵ như thế nào? 

Mục đích của điều trị bệnh nhân đột quỵ  não là tái thông mạch máu não càng sớm càng tốt và hạn chế biến chứng, dự phòng tái phát.

Liệu pháp sử dụng là làm tan cục máu đông RTPA cho bệnh nhân đến viện sớm trong giờ vàng, tức dưới 4.5 giờ say khi bị đột quỵ. Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ. Năm 2018, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ ASA đã khuyến cáo, có thể thực hiện phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở một số bệnh nhân tắc mạch máu lớn trong não đến với thời gian muộn hơn từ 6 – 16 giờ hoặc 16 – 24h và một số tiêu chuẩn: bắt buộc lõi nhồi máu dưới 50 – 70ml, đánh giá qua chụp CT scan, CT 640.

Bác sĩ cần tìm kiếm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát và phục hồi chức năng thần kinh cho người bệnh thông qua tập phục hồi chức năng.

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm hiện nay, nhận biết và phòng ngừa, điều trị sớm là cách để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Hãy thường xuyên thăm khám các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Để được tư vấn trực tiếp và đặt lịch với bác sĩ, quý khách vui lòng bấm số Hotline hoặc đăng ký trực tuyến tại IVIE - Bác sĩ ơi.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/08/2021 - Cập nhật 12/08/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Giải phẫu động mạch não, nguy cơ tai biến mạch máu não

Giải phẫu động mạch não, nguy cơ tai biến mạch máu não

Theo nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy ở những vị trí phân đôi động mạch cảnh, vòi cảnh... có khả năng hẹp, tắc cao, dễ dẫn tới tai biến mạch máu não. Ngoài...

12/08/2021

5328 Lượt xem

4 Phút đọc

Đột quỵ não và những điều bạn cần biết

Đột quỵ não và những điều bạn cần biết

Ngày nay, bệnh lý đột quỵ não ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng, gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Đột quỵ não là...

12/08/2021

2021 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG