Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
  • 2. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
  • 3. Cách chẩn đoán bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ
  • 4. Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
  • 2. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
  • 3. Cách chẩn đoán bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ
  • 4. Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

3 biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Nếu không chủ động điều trị bệnh kịp thời sẽ khiến vùng cổ bị hạn chế vận động và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Vậy biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ là gì? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
  • 2. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
  • 3. Cách chẩn đoán bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ
  • 4. Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là một dạng bệnh lý xương khớp, chỉ tình trạng cột sống tại vùng cổ bị thoái hóa do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, các đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm và các tổ chức bao quanh hoạt dịch có dấu hiệu tổn thương, hư hỏng, gây ra những cơn đau nhức, đặc biệt khi cử động cổ.

2. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ không gây nguy hiểm trực tiếp đến tình mạng nhưng làm sức khỏe người bệnh sụt giảm nghiêm trọng. Các đốt sống cổ có liên hệ mật thiết với não bộ - cơ quan thần kinh trung ương quan trọng nhất của con người. Chính vì vậy, khi bị thoái hóa cột sống cổ, người bệnh có thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

a. Rối loạn tiền đình

Đây được xem là một biến chứng phổ biến của bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Theo các bác sĩ, cột sống thoái hóa tác động tổn thương đến các lỗ tiếp hợp, từ đó gây ra rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình: biến chứng phổ biến thoái hóa đốt sống cổ.

Rối loạn tiền đình: biến chứng phổ biến thoái hóa đốt sống cổ.

Khi mạch máu bị chèn ép do gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm, lượng máu lưu thông lên não bị kém đi hoặc thậm chí là giảm sút. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt.

b. Hẹp ống sống

Đến một giai đoạn bệnh nhất định, tại khu vực đốt sống cổ thoái hóa sẽ xuất hiện các gai xương. Các gai xương chèn ép khiến không gian tủy cũng bị thu hẹp đáng kể, gây ra biến chứng hẹp ống sống. Người bệnh có biểu hiện tê, yếu cơ tại các chi và thân mình. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, hẹp ống sống có thể gây liệt chi.

c. Thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa đốt sống cổ kéo dài có thể gây thoát vị đĩa đệm cổ. Khi đó, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Nguy cơ người bệnh bị rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện là rất cao. Thậm chí, khi dây thần kinh tủy sống bị chèn ép nặng, người bệnh có thể mất khả năng vận động. Nguy hiểm hơn, biến chứng có thể gây liệt hoàn toàn.

Với những biến chứng trên, việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ ngay từ sớm là điều cần thiết. Dù lựa chọn phương pháp nào thì mục tiêu hướng đến luôn là giảm đau nhức, duy trì các hoạt động tối thiểu của người bệnh, giảm tối đa các biến chứng tổn thương thần kinh, tủy sống gây nguy hiểm…

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Liên hệ đặt khám qua tổng đài

1900 3367

3. Cách chẩn đoán bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ

Việc chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ được thực hiện thông qua khám lâm sàng và cận lâm sàng.

a. Khám lâm sàng

  • Bác sĩ kiểm tra các triệu chứng như cứng, đau vùng cổ
  • Kiểm tra khả năng vận động vùng cột sống cổ
  • Kiểm tra các phản xạ, sức cơ tại các ngón tay và hai tay để phát hiện các tác động của thoái hóa lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.

b. Cận lâm sàng

Bên cạnh thăm khám lâm sàng, các chỉ định cận lâm sàng sẽ được bác sĩ đưa ra nhằm chẩn đoán xác định và phục vụ cho quá trình điều trị bệnh. Có thể thực hiện các phương pháp như:

Các chỉ định cận lâm sàng sẽ được bác sĩ đưa ra nhằm chẩn đoán xác định

Các chỉ định cận lâm sàng sẽ được bác sĩ đưa ra nhằm chẩn đoán xác định.

  • Xquang cột sống cổ: Xquang có thể giúp bác sĩ thấy được các bất thường vùng cột sống cổ như gai xương, cầu xương. Đồng thời, loại bỏ các nguyên nhân hiếm gặp và nghiêm trọng hơn đối với đau cổ và cứng khớp như khối u, nhiễm trùng, gãy xương…
  • Chụp CT: Chụp CT có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt các tổn thương xương ở mức độ rất nhỏ mà Xquang khó phát hiện
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI có thể giúp xác định chính xác các khu vực nơi dây thần kinh có thể bị chèn ép.

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chức năng thần kinh để xem các tín hiệu thần kinh có truyền đúng đến các cơ không. Các xét nghiệm như:

  • Điện cơ: Điện cơ có tác dụng đo hoạt động điện trong dây thần kinh khi cơ bắp đang co hoặc người bệnh đang nghỉ ngơi.
  • Nghiên cứu sự dẫn truyền thần kinh: Bằng việc gắn các điện cực, các bác sĩ sẽ truyền dây thần kinh qua một dòng điện nhỏ và tăng tốc độ của những tín hiệu thần kinh.

4. Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố nghề nghiệp. Để phòng ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh, các bạn nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh nhất. Cụ thể như:

  • Thường xuyên xoa bóp vùng cổ, vai gáy. Dành thời gian nghỉ ngơi, không nên cố quá sức trong công việc.
  • Hạn chế tối đa những ảnh hưởng, tác động không tốt lên vùng cổ và các đốt sống.
  • Với những người làm công việc văn phòng ngồi máy vi tính nhiều, cần tạo thói quen hoạt động, bảo vệ sức khỏe cột sống. Không ngồi suốt trên máy tính một thời gian dài, ngồi cúi đầu thấp và ngồi thẳng lưng.
  • Nên áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, magie, canxi, kẽm,… Việc bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.
  • Ngồi ghế làm việc với độ cao phù hợp với chiều cao người sử dụng và so với mặt bàn. Không sử dụng ghế quá cao hoặc quá thấp. Duy trì khoảng cách thích hợp với máy tính và bàn làm việc.
  • Hai vai giữ ngang thăng bằng, lưng luôn thẳng.
  • Trong thời gian ngủ, không nên nằm một chỗ mà hãy thường xuyên thay đổi tư thế. Nếu nằm ở một hoặc hai tư thế cố định, phần cổ rất dễ bị tổn thương và dễ bị vẹo. Không sử dụng gối nằm quá cao để gối đầu.
  • Không nên nằm sấp khi ngủ, bởi nằm sấp khiến phần cổ gập xuống đất và gây thoái hóa cột sống cổ.
  • Bệnh nhân tuyệt đối không ấn cổ, không vặn cổ. Những động tác này có thể gây tổn thương nghiêm trọng các dây thần kinh, mạch máu ở cổ.
  • Duy trì thói quen tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu muốn xoa bóp cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Duy trì thói quen tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Duy trì thói quen tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Trên đây là một số thông tin về biến chứng và cách phòng ngừa bệnh lý thoái hóa cột sống cổ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Đón đọc thêm các bài viết tại IVIE - Bác sĩ ơi để có cho mình những kiến thức sức khỏe tốt nhất. Thực hiện thăm khám sớm với bác sĩ cơ xương khớp để hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2021 - Cập nhật 27/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay

Mục tiêu của điều trị viêm khớp dạng thấp là giảm triệu chứng, giảm biến chứng tại khớp và các cơ quan. Do đó điều trị ở giai đoạn sớm với các loại thuốc đặc...

12/11/2021

1413 Lượt xem

5 Phút đọc

6 bệnh lý nguy hiểm bắt đầu từ triệu chứng đau xương khớp

6 bệnh lý nguy hiểm bắt đầu từ triệu chứng đau xương khớp

Triệu chứng đau xương khớp đã được rất nhiều các chuyên gia cảnh báo về những nguy hiểm tiềm ẩn. Bên cạnh các bệnh lý về khớp còn có rất nhiều các bệnh lý ác...

04/11/2021

1008 Lượt xem

6 Phút đọc

7 nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp cần lưu ý để tránh hậu ...

7 nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp cần lưu ý để tránh hậu ...

Không còn xa lạ, bệnh lý xương khớp đang ngày càng phổ biến ở nước ta vì nguyên nhân chủ yếu liên quan tới nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt... Điều này đã...

29/10/2021

1263 Lượt xem

6 Phút đọc

Bệnh viện điều trị Cơ Xương Khớp tốt nhất thành phố Hồ Chí...

Bệnh viện điều trị Cơ Xương Khớp tốt nhất thành phố Hồ Chí...

Việc chủ động tìm hiểu các bệnh viện cơ xương khớp uy tín, chuyên môn cao sẽ giúp người bệnh có những lựa chọn tốt khi thăm khám. Bởi trên thực tế, mỗi cơ sở y ...

29/10/2021

35373 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG