Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm nhóm máu là gì? 
  • 2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu để biết nhóm máu 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm nhóm máu là gì? 
  • 2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu để biết nhóm máu 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm nhóm máu là gì? Cách đọc kết quả xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm nhóm máu là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh. Biết được nhóm máu của bản thân giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của mình. Vậy thì cách đọc kết quả xét nghiệm máu để biết nhóm máu như thế nào là chính xác nhất? Đừng lo! Bài viết này ISOFHCARE sẽ giúp bạn!
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm nhóm máu là gì? 
  • 2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu để biết nhóm máu 

1. Xét nghiệm nhóm máu là gì? 

Máu là một trong những đặc điểm cấu tạo nên đặc điểm sinh học của cơ thể con người. Xét nghiệm nhóm máu được thực hiện bằng cách sử dụng máu của người muốn xét nghiệm, đem đi phân tích các loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu trong máu người và kháng thể trong huyết thanh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận nhóm máu của người cần xét nghiệm. 

Hiện nay, người ta chia nhóm máu thành hai hệ cơ bản và ký hiệu nhóm máu trong xét nghiệm là nhóm máu hệ ABO và nhóm máu Rh. Khi phân tích máu của người cần xét nghiệm, nếu tế bào hồng cầu của người đó có kháng nguyên A trên bề mặt thì người đó thuộc nhóm máu B. Nếu tế bào hồng cầu của người đó có kháng nguyên B trên bề mặt thì có nghĩa người đó có nhóm máu A. Và tương tự, nếu người đó không có kháng nguyên A hoặc B trên bề mặt hồng cầu thì người đó có nhóm máu O. Ngược lại, nếu người đó có cả 2 kháng nguyên A và B tức người đó có nhóm máu AB. 

Máu là một trong những đặc điểm cấu tạo nên đặc điểm sinh học của cơ thể con người.

Máu là một trong những đặc điểm cấu tạo nên đặc điểm sinh học của cơ thể con người.

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu để biết nhóm máu 

a. Xác định nhóm máu hệ ABO

Trong tất cả các thông số trên kết quả xét nghiệm máu, bạn tìm chữ GS (PP.Gelcard). Tại đây sẽ ghi hệ thống nhóm máu ABO (A, B, O, AB) của bạn. Ví dụ, nếu bạn là GS A, có nghĩa bạn có nhóm máu A. 

  • Nhóm máu A: Nhóm máu A được hiểu là sự hiện diện của kháng nguyên loại A trên bề mặt hồng cầu và sự hiện diện của kháng thể kháng B trong huyết tương. 
  • Nhóm máu B: Nhóm máu B được hiểu là có kháng nguyên loại B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương. 
  • Nhóm máu AB: Nhóm máu AB được hiểu là có kháng nguyên A và cả kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Và không có kháng thể kháng A hoặc kháng thể kháng B trong huyết tương. 
  • Nhóm máu O: Nhóm máu O khi xét nghiệm nhóm máu được hiểu là không có kháng nguyên loại A hoặc kháng nguyên loại B trên bề mặt hồng cầu. Nhưng lại có các kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết tương. 

Hiện nay, người ta chia nhóm máu thành hai hệ cơ bản là nhóm máu hệ ABO và nhóm máu Rh.

Hiện nay, người ta chia nhóm máu thành hai hệ cơ bản là nhóm máu hệ ABO và nhóm máu Rh.

b. Xác định nhóm máu hệ Rh 

Ở dòng tiếp theo ngay bên dưới kết quả xét nghiệm máu GS (PP.Gelcard) nếu bạn thấy Rh+ nghĩa là hệ thống nhóm máu Rh của bạn thuốc nhóm máu Rh+ (Dương tính). Hoặc nếu thấy Rh- thì nhóm máu thuộc Rh- (Âm tính). 

Hệ thống nhóm máu Rh được cấu tạo bởi 5 loại kháng nguyên D, C, c, e, E tương ứng với 6 gen: D, d, C, c, E, e. Trên thực tế, người ta chưa tìm ra kháng thể chống lại nhóm máu d gen d chỉ là giả thiết lý thuyết. 

Trong số đó, kháng nguyên D được coi là kháng nguyên mạnh nhất và phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã xác định những người mang gen D là nhóm máu Rh+. Và những người không mang gen D là Rh-. 

Người mang gen Rh có thể hiện máu cho người mang gen Rh+. Những người thuộc nhóm máu Rh không được nhận máu của người Rh+ nhiều lần. Cụ thể, nếu lần đầu tiên một người có nhóm máu Rh+ hiến máu cho một người có nhóm máu Rh- sẽ không có bất thường. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể đạt mức cao nhất sau 2 – 4 tháng kể từ ngày truyền máu đầu tiên. Nếu người có nhóm máu Rh+ tiếp tục hiến máu cho người có nhóm máu Rh- sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. 

Những người thuộc nhóm máu Rh không được nhận máu của người Rh+ nhiều lần.

Những người thuộc nhóm máu Rh không được nhận máu của người Rh+ nhiều lần.

Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm nhóm máu và cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hơn về chủ đề chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/04/2022 - Cập nhật 04/11/2022
5/5 - (14 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm nhóm máu là gì? Cách đọc kết quả xét nghiệm nhóm ...

Xét nghiệm nhóm máu là gì? Cách đọc kết quả xét nghiệm nhóm ...

Xét nghiệm nhóm máu là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh. Biết được nhóm máu của bản thân giúp bạn chủ động hơn...

23/04/2022

49276 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG